Nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Tác động đòn bẩy tài chính đến quyết định đầu tư các doanh nghiệp thủy sản việt nam luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 32 - 34)

2.2.2.1 Nghiên cứu Nguyễn Ngọc Trang và cộng sự (2013) “Mối quan hệ giữa

sử dụng đòn bẩy tài chính và quyết định đầu tư”.

Tác giả sử dụng mẫu gồm 264 công ty niêm yết trước năm 2010 trên Sở Giao dịch

Chứng khoán TP. HCM (HOSE) và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), thời

kỳphân tích giai đoạn 2009 – 2011. Mô hình nghiên cứu của bài sử dụng dữ liệu bảng

(panel data) được hồi quy theo ba cách: pooling, random effect (hiệu ứng ngẫu nhiên), và fix effect (hiệu ứng cốđịnh)

Mô hình nghiên cứu:

IRi,tR / KRi,t-1R = α + β (CFRi,t R/ KRi,t-1R) + βR1RQRi,t-1R + βR2RLEVR i,t-1R + βR3RSALER i,t-1R + βR4RROAR i,t-1R +

βR5RLIQR i,t-1R + uRi,t

Kết quả nghiên cứu:

Đòn bẩy tác động thuận chiều lên quyết định đầu tư và có ý nghĩa thống kê đối với kết

quả toàn mẫu và đối với nhóm công ty tăng trưởng cao. Do đa số các công ty trong

mẫu đều có yếu tố sở hữu nhà nước nên các công ty này thường dễ nhận được các điều kiện vay ưu đãi mà không cần xét đến tính hiệu quả khi sử dụng những khoản vay này

đểđầu tư. Đối với nhóm công ty tăng trưởng thấp thì đòn bẩy có tác động nghịch chiều

lên đầu tư. Mặc dù các công ty này vẫn có thể tận dụng mối quan hệđể có thểtăng vay

nợ cho đầu tư dễ dàng, nhưng do lo ngại việc vay mượn làm tăng khả năng phá sản

nên không thực hiện tăng đòn bẩy đểđầu tư.

2.2.2.2 Nghiên cứu Phan Thị Bích Nguyệt và các cộng sự(2014) “Đòn bẩy và

hoạt động đầu tư: Vai trò của tăng trưởng và sở hữu nhà nước”.

Đề tài tiến hành nghiên cứu với mẫu 630 các công ty niêm yết trên thị trường chứng

khoán VN từnăm 2007 đến 2012 về mối tương quan giữa đòn bẩy và quyết định đầu

tư.

Mô hình nghiên cứu:

InvestmentRi,tR =αR0R + αR1RLeverageRi,t-1R + αR2RTobinqR i,t-1R +αR3RCashFlowR i,tR + αR4RSalesR i,t-1R+

23

Kết quả nghiên cứu:

Sau khi đã xử lý các vấn đề nội sinh tiềm tàng, kết quả nghiên cứu cho thấy đòn bẩy có

tương quan âm với đầu tư của doanh nghiệp. Đặc biệt mối tương quan này có sự khác

biệt giữa các công ty có triển vọng tăng trưởng khác nhau, trong đó tác động ngược

chiều này yếu hơn ở những công ty tăng trưởng cao so với những công ty tăng trưởng

thấp.

Sau khi điểm lại các nghiên cứu trước đây về mối quan hệ giữa đòn bẩy và đầu tư có

thể thấy rằng mối quan hệ này là phức tạp, hiện tại vẫn còn nhiều tranh luận giữa các

nhà nghiên cứu liên quan đến vấn đề này. Tuy nhiên, một cách tổng quan mà nói, phần

lớn các nghiên cứu đưa ra bằng chứng thực nghiệm xoay quanh một vài kết quả nổi trội sau:

Thứ nhất, đòn bẩy tác động ngược chiều lên hoạt động đầu tư ở nhiều doanh nghiệp. Thứ hai, tác động ngược chiều của đòn bẩy lên hoạt động đầu tư của các công ty tăng

trưởng cao yếu hơn so với các công ty tăng trưởng thấp.

Thứ ba, tác động của đòn bẩy lên hoạt động đầu tư ở các công ty có sỏ hữu nhà nước yếu hơn so với các công ty khác.

Thứtư, tác động của các tỷ lệ nợvay ngân hàng đến mối quan hệ giữa đòn bẩy và hoạt

động đầu tư mạnh hơn so với tổng nợ.

Trên đây là những ghi nhận tổng quan nhất về các kết quả được đa số các nhà nghiên cứu đưa ra bằng chứng thực nghiệm ủng hộ. Điều này có nghĩa bốn điểm vừa nêu chỉ

là những kết quả được nhiều nghiên cứu ủng hộ chứ không phải là kết luận cho mối

quan hệ giữa đòn bẩy và hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. Nhiều nhà nghiên cứu

khác cũng đã có bằng chứng thực nghiệm đưa ra những kết quả khác bốn kết quả vừa nêu trên với những lập luận rất chắc chắn. Kết quả nghiên cứu của họ vẫn được thế

giới công nhận và góp phần làm rõ hơn mối quan hệ phức tạp của đòn bẩy và đầu tư

với góc nhìn khác như: Ahn và cộng sự (2006) “ Janos Kornai (1980) “The Soft

Budget Constraint”, Nguyễn Ngọc Trang và cộng sự (2013), Ahn và cộng sự (2006)

24

Một phần của tài liệu Tác động đòn bẩy tài chính đến quyết định đầu tư các doanh nghiệp thủy sản việt nam luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)