Tổ chức thi công theo phương pháp song song

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định thời gian xây dựng tối ưu công trình ký túc xá sinh viên trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật vĩnh phúc (Trang 37)

1.3.2.1. Khái niệm

Tổ chức thi công song song là trên m khu vực bố trí đơn vị thi công đồng thời trong cùng một khoảng thời gian. Mỗi đơn vị thi công đều phải thực hiện hết n quá trình trên khu vực mình đảm nhiệm, các đơn vị thi công này hoàn toàn độc lập với nhau.

1.3.2.2. Chỉ tiêu tính toán

- Thời gian thi công: T= max Tj , nếu T≠ const T= Tj , nếu T= const

- Cường độ tiêu hao tài nguyên q=Q/T hoặc q= Q/ Tmin

1.3.2.3. Phân chia đoạn trong tổ chức thi công song song

Khi tổ chức thi công song song thì việc chia đoạn ra để thi công phải dựa vào các yêu cầu sau đây:

- Bảo đảm khối lượng công tác trên từng đoạn tuyến gần bằng nhau - Đường biên giới các khu vực phải gần với các khu cung cấp vật liệu, các cấu kiện, thành phẩm...

- Chú ý đến vấn đề khí hậu để tránh một đoạn rơi vào mùa bất lợi trong năm. - Cần chú ý xem diện tích thi công có đủ cho máy móc hoạt động không. Để giảm bớt thời gian chờ việc cần điều phối qua lại các bộ phận gần nhau để tăng năng suất.

1.3.2.4. Đặc điểm

- Thời gian thi công ngắn, sớm đưa công trình vào sử dụng nhưng tài nguyên huy động là tối đa.

- Đơn vị thi công không phải lưu động nhiều.

- Lực lượng thi công lớn gây khó khăn về cung ứng, bảo quản, sửa chữa. - Việc chỉ đạo thi công trên diện rộng, trong thời gian ngắn, lực lượng thi công lớn nên rất căng thẳng trong quá trình điều hành.

- Không chuyên môn hóa nên không khai thác hết các khả năng của người, thiết bị, máy móc.

- Khối lượng dở dang nhiều nên dễ gây lãng phí và không đưa từng phần của công trình vào sử dụng được.

Hình 1-7: Biểu đồ chu trình

phương pháp thi công song song. 1.3.2.5. Phạm vi áp dụng

Áp dụng cho việc thi công các công trình có khối lượng thi công lớn, trải dài theo tuyến. Nhu cầu sử dụng công trình sớm, cần đưa ngay các hạng mục công trình vào sử dụng. Để áp dụng phương pháp này đòi hỏi lực lượng thi công phải lớn huy động số lượng máy móc thiết bị nhiều vì thế khi thi công phải xem xét khả năng của đơn vị thi công để mà lựa chon phù hợp.

1.3.3 Tổ chức thi công theo phương pháp dây chuyền.

1.3.3.1. Khái niệm

Hai phương pháp trên có ưu và nhược điểm trái ngược nhau về thời gian thi công và mức huy động tài nguyên. Nhưng đều có chung một nhược điểm là ít quan tâm đến sự làm việc của các tổ thợ về phương diện chuyên môn hóa và tính liên tục. Để khắc phục những nhược điểm và phát huy những ưu điểm, các nhà tổ chức sản xuất đã đưa ra phương pháp tổ chức sản xuất

R3 t Pđoạn m 1 … T ss=t 1 Thời gian

dây chuyền. Phương pháp tổ chức sản xuất dây chuyền là sự kết hợp một cách logic phương pháp tuần tự và song song. Nhằm khắc phục những nhược điểm và phát huy ưu điểm của 2 phương pháp trên người ta đưa ra phương pháp xây dựng dây chuyền.

1.3.3.2. Đặc điểm

Để thi công theo phương pháp xây dựng dây chuyền, ta chia quá trình kỹ thuật thi công một sản phẩm xây dựng thành n quá trình thành phần và quy định thời hạn tiến hành các quá trình đó cho một sản phẩm là như nhau, đồng thời phối hợp các quá trình này một cách nhịp nhàng về thời gian và không gian theo nguyên tắc:

- Thực hiện tuần tự các quá trình thành phần cùng loại từ sản phẩm này sang sản phẩm khác.

- Thực hiện song song các quá trình thành phần khác loại trên các sản phẩm khác nhau.

Sản xuất dây chuyền trong xây dựng có 2 đặc diểm cơ bản:

- Do sản phẩm xây dựng gắn liền với đất đai và có kích thước lớn nên để thực hiện các công việc theo một trình tự công nghệ phải di chuyển các tổ thợ với các trang thiết bị kèm theo trong không gian công trình từ bộ phận này sang bộ phận khác, từ công trình này sang công trình khác. Điều này khác với dây chuyền công nghiệp: người công nhân và công cụ đứng yên còn sản phẩm di động, do đó tổ chức dây chuyền trong xây dựng khó hơn.

- Do tính chất đơn chiếc và đa dạng của sản phẩm xây dựng nên các dây chuyền sản xuất hầu hết ngắn hạn, thời gian ổn định ít hoặc không ổn định, nghĩa là sau một khoảng thời gian không dài lắm người ta phải tổ chức lại để xây dựng công trình khác.

Đối tượng của phương pháp dây chuyền có thể là một quá trình phức hợp, một hạng mục hay toàn bộ công trình. Biểu đồ chu trình như hình 1-8: Tss<Tdch<Ttt.

Hình 1-8: Biểu đồ chu trình phương pháp thi công dây chuyền.

Sản xuất dây chuyền nói chung là một phương pháp tổ chức tiên tiến nhất có được do kết quả của sự phân công lao động hợp lý, chuyên môn hóa các thao tác và hợp tác hóa trong sản xuất. Đặc trưng của nó là sự chuyên môn hóa cao các khu vực và vị trí công tác, hạn chế các danh mục sản phẩm cần chế tạo, sự cân đối của năng lực sản xuất và tính nhịp nhàng sông song liên tục của các quá trình. Kết quả là cùng một năng lực sản xuất như nhau, người ta sản xuất nhanh hơn, sản phẩm nhiều hơn, chi phí lao động và giá thành thấp hơn, nhu cầu về nguyên vật liệu và lao động điều hòa liên tục.

1.4. Đánh giá hiện trạng công tác lập kế hoạch tiến độ thi công hiện nay.

1.4.1 Các phương pháp kiểm tra tiến độ.

Để công trình xây dựng đúng kế hoạch các công việc trong tiến độ phải thực hiện đúng lịch. Mỗi lịch sai lệch trong quá trình thi công cũng có thể dẫn đến những kết quả ngoài ý muốn. Để đánh giá kịp thời và có biện pháp xử lý đúng người ta phải tiến hành hệ thống kiểm tra thực hiện tiến độ toàn phần hay một số công việc. Có thể kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất.

2 m-1 R3 t Pđoạn m 1 … k k …… k Thời gian 1 n

Đối với tiến độ thi công theo biểu đồ ngang, ta có thể tiến hành kiểm tra theo ba phương pháp: Phương pháp đường tích phân; phương pháp đường phần trăm và phương pháp biểu đồ nhật ký.

1.4.1.1 Phương pháp đường phân tích dùng để kiểm tra từng công việc.

Theo phương pháp này thì trục tung thể hiện khối lượng công việc, trục hoành thể hiện thời gian. Sau mỗi khoảng thời gian khối lượng công việc đã thực hiện đến thời điểm đó được đưa lên trục tọa độ. Đường thể hiện công việc thực hiện đến các thời điểm xét là đường tích phân. Để so sánh với tiến độ ta dùng đường tích phân kế hoạch công việc tương ứng. So sánh hai đường ta biết được tình hình thực hiện tiến độ.

2 3 1 4 O t t t>0 t<0 v>0 v<0

Hình 1-9: Kiểm tra tiến độ bằng đường phân tích

(1)- kế hoạch; (2), (3), (4)- đường thực hiện

Xét tại thời điểm (t) ta có đường (1) là đường kế hoạch. Nếu đường thực hiện là đường (3) thì tiến độ thực hiện đúng kế hoạch, nếu là (2) thì tiến độ hoàn thành sớm, nếu là (4) thì tiến độ hoàn thành chậm kế hoạch.

Nếu muốn biết tốc độ thực hiện ta dùng lát cắt (v) (song song với trục thời gian t), đường (2), cắt trước đường kế hoạch (1) thực hiện nhanh (+∆t), đường (4) cắt sau thực hiện chậm (-∆t).

Phương pháp đường tích phân có ưu điểm cho ta biết tình hình thực hiện tiến độ hàng ngày song có nhược điểm là khối lượng công việc phải thu

thập thường xuyên và mỗi loại công việc phải vẽ một đường tích phân. Vì vậy nó phù hợp với việc theo dõi thường xuyên việc thực hiện tiến độ. Người ta thường áp dụng cho những công tác chủ yếu, cần theo dõi chặt chẽ.

1.4.1.2. Phương pháp đường phần trăm.

Đây là phương pháp áp dụng kiểm tra nhiều công việc một lúc trên tiến độ thể hiện bằng sơ đồ ngang.

O t 1 2 A B C E D F 50% 55% 30% 85%

Hình 1-10: Kiểm tra tiến độ bằng đường phần trăm

(1)- đường kiểm tra; (2)- đường phần trăm (công việc A và E không xét) Phương pháp thực hiện như sau: Trên tiến độ biểu diễn bằng biểu đồ ngang. Mỗi công việc được thể hiện bằng một đường thẳng có độ dài 100% khối lượng công việc. Tại thời điểm t bất kỳ cần kiểm tra người ta kẻ một đường thẳng đứng, đó là đường kiểm tra. Trên tiến độ các công việc rơi vào một trong hai trường hợp. Trường hợp các công việc đã kết thúc hoặc chưa bắt đầu không cắt đường kiểm tra ta bỏ qua. Trường hợp những công việc đang thi công – cắt đường kiểm tra – phải lấy số liệu khối lượng đã thực hiện tính đến thời điểm đó. Theo phần trăm toàn bộ khối lượng, số phần trăm thực hiện được đưa lên biểu đồ, chúng nối lại với nhau tạo thành đường phần trăm.

Đó là đường thực tế thực hiện. Nhìn vào đường phần trăm người ta biết được tình hình thực hiện tiến độ.

Nếu đường phần trăm ở bên phải lát cắt – những việc đó thực hiện vượt mức kế hoạch; nếu đường phần trăm ở bên trái – công việc thực hiện chậm trễ. Những điểm mà đường phần trăm trùng với lát cắt – công việc thực hiện đúng kế hoạch.

Đây là phương pháp thường áp dụng trong kiểm tra đột xuất. Nó giúp lãnh đạo biết được tình hình thực hiện công việc tại thời điểm cần thiết.

1.4.1.3. Phương pháp biểu đồ nhật ký.

Đây là phương pháp kiểm tra hàng ngày của từng công việc. Theo kế hoạch mỗi công tác phải thực hiện một khối lượng nhất định trong từng ngày làm việc.

1 2 4 6 8

O

1 2

Hình 1-11: Biểu đồ nhật ký công việc

(1)– kế hoạch; (2) – thực hiện hàng ngày

Chúng thể hiện bằng một đường kế hoạch. Hàng ngày sau khi làm việc khối lượng thực hiện công tác được xác định và vẽ vào biểu đồ, ta được đường thực hiện. Qua biểu đồ ta biết được năng suất của từng ngày vượt, đạt, không đạt để điều chỉnh cho các ngày tiếp theo. Phương pháp này chính xác,

kịp thời nhưng tốn thời gian chỉ áp dụng cho tổ đội chuyên môn hoặc những việc đòi hỏi giám sát sít sao.

1.4.2 Đánh giá hiện trạng công tác lập kế hoạch tiến độ thi công hiện nay.

Việc thiết kế kế hoạch tiến độ thi công xây dựng công trình ở nước ta hiện nay chưa hợp lý chặt chẽ, tùy thuộc vào nhà thầu và chưa được các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng quan tâm đúng mức. Các doanh nghiệp xây dựng có khuynh hướng coi trọng sản xuất xem thường quản lý, coi trọng giá trị sản lượng xem nhẹ hiệu quả, quan tâm tới tiến độ, giá rẻ bỏ mặc chất lượng. Các doanh nghiệp để có thể thắng thầu, đã cố tình lập kế hoạch tiến độ thi công xây dựng công trình có thời gian càng ngắn càng tốt mà không hoặc ít chú ý đến các yếu tố ảnh hưởng tác động như năng lực về tài chính, về máy móc thiết bị và về tiền vốn, về công nghệ xây dựng. Những hành vi này ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng của hồ sơ thiết kế tổ chức thi công, đến chất lượng của hồ sơ dự thầu.

Những công trình có chuẩn bị cũng chỉ có tiến độ thi công và một số bản vẽ trình bày một vài biện pháp thi công nhưng rất sơ sài và chỉ có tác dụng tượng trưng, trong quá trình thi công hầu như không sử dụng đến. Các quyết định về công nghệ hầu như phó mặt cho cán bộ thi công phụ trách công trình, cán bộ thi công này cùng lúc làm hai nhiệm vụ vừa là người thiết kế công nghệ, vừa là người tổ chức sản xuất. Đối với những công trình quy mô lớn và phức tạp thì ngay cả những cán bộ giàu kinh nghiệm và năng lực cũng không thể làm tròn cả hai nhiệm vụ đó, công việc xây dựng sẽ tiến hành một cách tự phát không có ý đồ toàn cục, do đó dễ xảy ra những lãng phí lớn về sức lao động, về hiệu suất sử dụng thiết bị, kéo dài thời gian thi công, tăng chi phí một cách vô lý.

Về công nghệ xây dựng thì quy trình tùy tiện và chất lượng không ổn định, sai đâu sửa đó. Về tổ chức thi công, vì giá nhân công rẻ mạt, nên công tác thiết kế tổ chức thi công hời hợt, bố trí sắp xếp lộn xộn, không khoa học

gây ra tình trạng công nhân phải làm thêm giờ, năng suất thấp, chất lượng không đều do đó tiến độ thực hiện thường bị chậm, công tác quản lý kém và giá thành xây dựng tăng cao. Ngoài ra, công tác đánh giá và phê duyệt các phương án tiến độ xây dựng còn tùy tiện, theo chủ quan của nhà thầu và cả cơ quan đầu tư, cơ quan cấp vốn.

Thực tế trong thời gian qua cho thấy trong cả nước đã có rất nhiều dự án chậm tiến độ thực hiện gây thiệt hại lớn đối với nền kinh tế đất nước. Tại cuộc họp báo cuối năm của Thành phố Hồ Chí Minh, ông Võ Văn Luận, Chánh văn phòng UBND Thành phố Hồ Chí Minh cho biết trong năm 2013, Thành phố đã tiến hành rà soát cho thấy có toàn bộ 1.295 dự án chậm tiến độ trên địa bàn. Và cả UBND Thành phố Hà Nội và Bộ Giao thông vận tải đều khẳng định, hàng loạt dự án trọng điểm quốc gia trên địa bàn thủ đô như cao tốc Nội Bài - Lào Cai, Hà Nội - Thái Nguyên, cầu Nhật Tân, đường dẫn cầu Nhật Tân - sân bay Nội Bài vẫn chưa đạt kết quả thống nhất trong công tác giải phóng mặt bằng. Đây là nguyên nhân chính gây chậm tiến độ dự án. Các dự án chậm tiến độ do Bộ Giao thông vận tải làm chủ đầu tư đã phải đền bù cho nhà thầu nước ngoài. Cụ thể, với dự án cầu Nhật Tân, nhà thầu Toky đã đòi tiền đền bù (sơ sơ tính khoảng 200 tỉ đồng) do chậm tiến độ 1,5 năm mà nguyên nhân chính là chậm trễ trong công tác giải phóng mặt bằng.

Các công việc nếu không được thực hiện theo quy trình kỹ thuật hợp lý và không tuân thủ nghiêm ngặt thời gian bắt đầu và thời gian hoàn thành thì không thể kiểm soát được, từ đó người quản lý, chủ đầu tư không thể biết được chính xác thời hạn hoàn thành dự án.Việc chậm trễ trong quá trình thi công sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chi phí. Phần lớn các dự án bị chậm tiến độ đều làm chi phí tăng, thậm chí tăng đến 20% - 30% tổng giá trị. Chậm bàn giao đưa công trình vào vận hành còn có nghĩa là vốn đầu tư bị ứ động, quay vòng chậm gây ra thiệt hại cho nhà thầu, chủ đầu tư, Nhà nước và xã hội. Trong

chừng mực nhất định, không đảm bảo đúng tiến độ còn có nghĩa là chất lượng của một số phần việc không đảm bảo.

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Việc lập kế hoạch tiến độ trong xây dựng là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết. Một dự án nếu có kế hoạch tiến độ thi công hợp lý sẽ xác định được tương đối chính xác thời hạn hoàn thành xây dựng công trình từ đó sẽ giảm được tối đa các chi phí không đáng có, nâng cao chất lượng công trình, hạ giá thành xây dựng công trình. Chính vì vậy mà công tác lập kế hoạch tiến độ cần được quan tâm chú trọng đúng mức. Hiện nay có nhiều phương pháp được sử dụng để lập kế hoạch tiến độ xây dựng công trình, song song với nó cũng có nhiều biện pháp tổ chức xây dựng được sử dụng nên tùy theo tính chất của từng công trình và yêu cầu kỹ thuật mà lựa chọn phương pháp hợp lý.

Qua thực tế cho thấy, hiện nay hầu hết các dự án đều có kế hoạch tiến độ thi công nhưng tính phù hợp chưa cao. Các kế hoạch tiến độ đưa ra để cho là có đủ thành phần còn trong quá trình thi công xây dựng công trình thì hầu như là

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định thời gian xây dựng tối ưu công trình ký túc xá sinh viên trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật vĩnh phúc (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w