CÁC PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG ĐỂ LẬP KẾ HOẠCH TIẾN ĐỘ XÂY DỰNG

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định thời gian xây dựng tối ưu công trình ký túc xá sinh viên trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật vĩnh phúc (Trang 25 - 30)

1.2.1 Nguyên tắc lập kế hoạch tiến độ thi công [4].

Để tiến độ lập ra gần sát với thực tế và yêu cầu của công trình, làm cho việc xây dựng công trình đạt hiệu quả kinh tế kỹ thuật, chúng ta cần định hướng theo những nguyên tắc cơ bản sau:

1.2.1.1. Ổn định những công việc chuẩn bị kịp thời để tiến hành thi công xây dựng chính.

Công tác xây dựng công trình tiến hành thuận lợi hay không phụ thuộc rất nhiều vào công tác chuẩn bị. Thông thường xây dựng một công trình người ta chia ra làm 2 phần:

+ Phần công tác chuẩn bị: bao gồm chuẩn bị mặt bằng và xây dựng lán trại, đường xá tạm thời phục vụ cho việc thi công.

+ Phần xây dựng chính: bao gồm việc xây dựng công trình và đưa công trình vào hoạt động.

Kinh nghiệm chỉ ra rằng công tác chuẩn bị tốt sẽ làm công tác xây dựng chính tiến hành nhanh và đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên không phải tất cả các công việc chuẩn bị trên tiến độ đều phải hoàn thành trước khi khởi công xây dựng. Khi lập tiến độ người ta chỉ xác định được những việc phải làm trước, những việc phải làm cùng với những công việc chính. Việc lựa chọn trước sau dựa trên nguyên tắc là tạo điều kiện tốt nhất để làm công tác thi công chính nhưng phải kết hợp sử dụng tài nguyên, năng lực sản xuất một cách hợp lý, tiết kiệm.

Để giảm phần xây dựng tạm khi lập tiến độ phải xác định được sự kết hợp sử dụng công trình vĩnh cửu vào mục đích sử dụng tạm, đặc biệt là phần xây dựng đường xá, mạng lưới kỹ thuật, nhà công ích.

1.2.1.2. Chọn thứ tự thi công hợp lý

Khi xây dựng những công trình lớn, phức tạp có nhiều hạng mục công trình liên quan với nhau qua chức năng, công nghệ, điều kiện thi công nên việc lựa chọn thứ tự thi công phải hợp lý. Có những thứ tự phải được xác lập ngay khi thiết kế tổ chức xây dựng. Khi chọn thứ tự triển khai công việc ta cần chú ý tới những vấn đề sau:

- Những công việc thi công tuần tự phải theo công nghệ sản xuất, nó sẽ đóng vai trò đưa từng phần hay toàn bộ công trình vào hoạt động và quyết định thời hạn thi công. Nếu thứ tự không bảo đảm thì sẽ làm kéo dài thời hạn thi công hoặc làm giảm hiệu quả kinh tế của dự án.

- Vấn đề tập trung nhân lực, máy móc vào từng việc trọng điểm cũng vô cùng quan trọng. Nên tập trung lực lượng vào dứt điểm những phần việc cần xong sớm có tính chủ đạo. Không nên phân tán lực lượng ra diện rộng dễ làm kéo theo thời hạn thi công và ứ đọng vốn.

- Cần quan tâm đến những hạng mục công trình quyết định kết thúc thời hạn thi công, đặc biệt quan tâm đến những tuyến thi công dài nhưng lại hẹp hoặc thuộc tuyến kín. Những hạng mục công trình thuộc loại này như cầu, hầm, nhà công nghiệp ... rất khó khắc phục khi muốn đẩy nhanh tiến độ.

- Những cụm, hạng mục công trình trong một dây chuyền sản xuất cũng nên ưu tiên triển khai đồng bộ, để đưa công trình vào hoạt động thì các công trình phụ trợ cũng sẵn sàng.

- Trong từng công trình các công việc triển khai theo thứ tự công nghệ hợp lý nhất, cố gắng đảm bảo tính liên tục cho các tổ đội chính. Thông thường theo công nghệ người ta triển khai công việc như sau: thi công từ trong ra ngoài, phần kết cấu thi công dưới lên, từ hệ chính sang hệ phụ, từ hệ chịu lực sang hệ không chịu lực, từ hệ ổn định sang hệ không ổn định, phần hoàn thiện thi công từ trên xuống, từ trong ra ngoài, từ đầu nguồn xuống cuối nguồn. Tuy nhiên thứ tự đó không phải lúc nào cũng thế, nó phải tùy theo điều kiện cụ thể của từng công trình và tính chất công nghệ mà ta sử dụng.

- Triển khai công việc cũng chú ý đến tình hình thời tiết để loại trừ gián đoạn do chúng gây ra.

- Việc tập trung nhân lực phải chú ý đến những giới hạn về tài nguyên và đảm bảo nguyên tắc điều hòa trong tổ chức.

- Những công việc thi công khó phải bố trí những biện pháp hỗ trợ khi cần thiết để giữ được ý đồ khi lập tiến độ.

1.2.1.3. Đảm bảo thời hạn thi công

Một trong những mục đích quan trọng của thiết kế tổ chức xây dựng là đảm bảo thời hạn thi công pháp lệnh. Thời hạn pháp lệnh do Nghị định của Chính phủ về quản lý xây dựng quy định nếu công trình do Nhà nước quản lý, nếu công trình Chủ đầu tư là doanh nghiệp thì do doanh nghiệp quy định. Dù Chủ đầu tư là thành phần kinh tế nào thời hạn xây dựng công trình chỉ được

gọi là pháp lệnh khi được ghi trong hợp đồng giao thầu. Thời hạn hoàn thành đưa công trình vào hoạt động vô cùng quan trọng. Đôi khi nó quyết định thắng bại của một dự án, vì vậy mọi sự thay đổi thời hạn thi công đều phải xử lý theo các điều khoản ghi trong hợp đồng (thưởng khi rút ngắn, phạt khi kéo dài hoặc đình chỉ thi công).

Thời hạn xây dựng được hiểu là thời hạn thực hiện công tác xây lắp và đưa công trình vào hoạt động (ngày hội đồng nghiệm thu ký biên bản bàn giao). Để đưa công trình hoàn thành đúng thời hạn pháp lệnh, tiến độ ban đầu lập phải tuân theo các điều kiện này. Trong khi lập tiến độ, thời hạn xây dựng công trình phụ thuộc vào thời hạn thi công của từng công việc và sự sắp xếp chúng theo thời gian. Vì vậy người lập tiến độ phải làm chủ được các công việc và nắm được quy trình công nghệ thi công toàn công trình.

1.2.1.4. Sử dụng nhân lực điều hòa trong sản xuất.

Biểu đồ nhân lực điều hòa khi số nhân công tăng từ từ trong thời gian dài và giảm dần khi công trường kết thúc không có tăng giảm đột biến. Nếu số công nhân sử dụng không đều sẽ có lúc quân số tập trung quá cao, có lúc xuống thấp làm cho các phụ phí tăng theo và lãng phí tài nguyên. Các phụ phí đó chi vào việc tuyển dụng, xây dựng nhà cửa, lán trại và các công việc dịch vụ đời sống hàng ngày. Tập trung nhiều người trong thời gian ngắn gây lãng phí, những cơ sở phục vụ cũng như máy móc vì sử dụng ít không kịp khấu hao. Vậy một biểu đồ nhân lực hợp lý (tăng từ từ ở đoạn đầu và giảm dần ở cuối, số người ổn định càng gần mức trung bình càng tốt) là một tiêu chuẩn đánh giá tiến độ thi công.

Trên biểu đồ nhân lực tính điều hòa thể hiện bằng đường cong nuột tăng giảm từ từ không có biến động.

Hình 1-2 : Đặc tính biểu đồ nhân lực

a) Điều hòa; b) Không điều hòa; c) Điều hòa lý thuyết

1.2.1.5. Đưa tiền vào công trình hợp lý

Vốn đầu tư là lượng tiền bỏ vào công trình. Tiền vốn là loại tài nguyên sử dụng một lần, nó chỉ sinh lợi khi công trình hoạt động. Vì vậy việc đưa tiền vào công trình là một chỉ tiêu quan trọng của một tiến độ. Khi thiết kế tổ chức xây dựng người ta thường xem xét biểu đồ cung cấp vốn xây dựng cơ bản. Đối với người xây dựng vốn thường vay ngân hàng phải chịu một lãi suất. Người xây dựng chỉ trả được khi bên A tạm ứng hoặc thanh toán hợp đồng, trường hợp bên A không thanh toán kịp thời thì bên chủ thầu phải chịu lãi ngân hàng. Vì vậy tiền đưa vào công trình càng sớm thì càng dễ bị ứ đọng gây nên thua thiệt cho người xây dựng. Người ta phải tìm ra một cách đưa tiền vốn vào công trình sao cho ứ đọng thấp nhất.

Hình thức đưa tiền vốn vào công trình có 3 dạng cơ bản:

+ Đưa tiền vào công trình đều đặn, từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc lượng vốn đầu tư trong khoảng thời gian như nhau là bằng nhau (hình 1-3a).

+ Đưa tiền vào công trình tăng dần, lúc đầu chi phí ít sau tăng dần lên, lúc kết thúc đưa tiền vào công trình là cao nhất (hình 1-3b).

+ Đưa tiền vào công trình giảm dần, lúc đầu lớn sau giảm dần, lúc kết thúc lượng tiền đưa vào công trình là ít nhất (hình 1-3c).

a) R t b) t R (t) = C R (t) = C o + t c) t R (t) = Co + t

Hình 1-3: Hình thức đầu tư vào công trình

a) Đầu tư đều; b) Đầu tư tăng dần; c) Đầu tư giảm dần

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định thời gian xây dựng tối ưu công trình ký túc xá sinh viên trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật vĩnh phúc (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w