Công ty Tư vấn xây dựng NN&PTNT Hà Nam ý thức được rất rõ ràng việc cần thiết phải hình thành văn hoá doanh nghiệp của bản thân mình, làm nền tảng tinh thần cho sự trưởng thành về mọi mặt của đơn vị. Công ty xây dựng văn hoá doanh nghiệp trên một nguyên lý rất rõ ràng và có được những thành công nhất định. Xây dựng văn hóa công ty nhằm nâng cao hình ảnh, uy tín trên thị trường. Tuy nhiên công việc này cần phải được quan tâm thường xuyên liên tục nhằm tạo ra môi trường làm việc tốt, trong đó mỗi cá nhân nhận thức đúng về vai trò nhiệm vụ của mình, gắn bó với tập thể, hình thành phong cách làm việc công nghiệp:
Đoàn kết nội bộ, đối ngoại hài hoà, thông thoáng. Đề cao tinh thần cộng đồng, coi trọng giá trị nhân văn. Mạnh dạn và năng động trong quản lý.
Coi trọng chữ tín trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh.
Có thể khẳng định rằng giá trị văn hoá doanh nghiệp của công ty đã, đang và sẽ tiếp tục đóng góp vào thành tựu của công ty, tạo nên uy tín, lòng tin đối với các chủ đầu tư và khách hàng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Nguồn nhân lực là yếu tố nguồn lực quan trọng hàng đầu đối với sự hoạt động của một doanh nghiệp, vì vậy khi nghiên cứu về quản lý nguồn nhân lực, chúng ta phải đứng trên nhiều giác độ khác nhau và phải có cách nhìn nhận thật đầy đủ và toàn diện. Quản lý nhân lực là một quá trình phức tạp, bao gồm nhiều công việc, trong đó việc sử dụng hiệu quả nhân lực là vấn đề quan trọng hàng đầu của mỗi tổ chức, mỗi doanh nghiệp và mỗi quốc gia.
Xuất phát từ cơ sở lý luận khoa học về tổ chức và quản lý lao động, kế thừa những ưu điểm, thành công đạt được và nhận thức đầy đủ những tồn tại và nguyên nhân trong công tác quản lý sử dụng lao động tại Công ty tư vấn xây dựng NN&PTNT Hà Nam trong thời gian vùa qua, Luận văn đã nghiên cứu đề xuất một số giải pháp cơ bản, có căn cứ khoa học, có tính khả thi, nhằm nâng cao hiệu quả trong việc quản lý và sử dụng lao động tại Công ty, nhằm góp phần quan trọng trong việc phấn đấu hoàn thành Chiến lược phát triển đầy tham vọng của Công ty đến năm 2020.
Tác giả đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm góp phần nâng cao năng lực tư vấn của Công ty đó là: Nhóm giải pháp về đào tạo; Nhóm giải pháp về đãi ngộ; Nhóm giải pháp về tuyển dụng và các giải pháp khác.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Lực lượng lao động của nước ta tuy dồi dào, nhưng còn lãng phí lớn và việc giải quyết việc làm cho người lao động vẫn là một vấn đề được cả xã hội quan tâm. Rất nhiều thách thức đã và đang đặt ra cho chúng ta trong việc phát huy và sử dụng nguồn nhân lực. Trước hết là do lâu nay chúng ta chưa nhận thức và coi trọng đúng mức nguồn tài nguyên quý giá này, trong thực tế quan niệm về con người trong phát triển kinh tế xã hội chưa rõ ràng và đôi khi còn quá đơn giản, đến mức chỉ coi đó là những chính sách xã hội và nhân đạo đơn thuần, việc phát huy và sử dụng nhân tố con người nhiều khi chưa hợp lý nên chưa động viên được người lao động nỗ lực làm việc. Khu vực kinh tế nhà nước trong môi trường cạnh tranh như hiện nay vẫn còn thiếu những chính sách đãi ngộ, những đòn bẩy kích thích để giữ chân người tài nên hiệu quả kinh tế thấp, không phát huy được tính chủ động sáng tạo, có tư tưởng trông chở, ỷ lại vào cấp trên, đội ngũ cán bộ quản lý ít được trang bị những kỹ năng về quản lý điều hành hoạt động của doanh nghiệp một cách cơ bản, các doanh nghiệp không được đặt trong môi trường cạnh tranh lành mạnh, không gắn với thị trường.
Việc khai thác tốt nguồn lực lao động để phục vụ phát triển doanh nghiệp và xã hội là một vấn đề quan trọng trong quản lý của các tổ chức và doanh nghiệp. Quản lý nguồn lực đòi hỏi sự hiểu biết về con người ở nhiều khía cạnh. Ngày nay, xu thế chung của việc quản lý nhân lực ở các tổ chức, thường có mục đích tạo điều kiện để con người phát huy hết khả năng tiềm ẩn của họ. Thu hút và giữ chân nguồn lao động đủ tiêu chuẩn, tìm các giải pháp đào tạo, phát triển, quản lý sử dụng, bố trí, sắp xếp hợp lý, đãi ngộ và trả công thỏa đáng để tạo sự gắn bó, trung thành và cống hiến tận tụy của nguồn nhân lực những vấn đề hết sức quan trọng, được đặc biệt quan tâm đối với bất kỳ một tổ chức, một doanh nghiệp nào.
học tập vào trong việc tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh của đơn vị, nơi mình công tác. Tác giả đã lựa chọn đề tài luận văn với tên: “Nghiên cứu giải
pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên công ty Tư vấn xây dựng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nam”. Với sự cố gắng và tập
trung chuyên môn cao nhất, luận văn đã giải quyết được những nội dung khoa học sau:
- Luận văn đã nghiên cứu, hệ thống các có sở lý luận về nhân lực và quản lý nhân lực. Vấn đề sử dụng nhân lực trong doanh nghiệp và các chỉ tiêu đánh giá trình độ sử dụng nhân lực. Sự cần thiết và của việc nâng cao hiệu quả sử dụng nhân lực trong doanh nghiệp trong môi trường và điều kiện mới; - Để có cơ sở thực tiễn cho việc nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực của Công ty, luận văn đã tập trung phân tích đánh giá tình hình quản lý sử dụng lao động của Công ty, đánh giá những kết quả đạt được và những tồn tại mà Công ty cần đặc biệt quan tâm khắc phục trong thời gian tới để phát triển;
- Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp cơ bản, có tính khả thi nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý, sử dụng nguồn lao động tại Công ty Tư vấn xây dựng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nam, nhằm góp phần khai
thác một cách tốt nhất, hiệu quả nhất mọi nguồn lực, thực hiện thành công chiến lược phát triển của Công ty.
2. Kiến nghị
Xây dựng chiến lược nguồn nhân lực cho Công ty Tư vấn xây dựng
Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nam là một vấn đề quan trọng, cần
phải được quan tâm cùng với các chiến lược khác và làm tiền đề cho sự phát triển của Công ty trong thời gian tới khi mà hội nhập thực sự với môi trường cạnh tranh khốc liệt.
Những vấn đề được nêu trong luận văn đang được coi là những vấn đề có tính cấp bách, đang được Công ty và nhiều người quan tâm. Những kết quả nghiên cứu phân tích đánh giá và giải pháp đề xuất đạt được cũng chỉ là
những kết quả bước đầu, có thể đóng góp những định hướng về quản lý sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực của Công ty đến năm 2020. Vì phạm vi và qui mô của đề tài rất rộng, liên quan đến những vấn để lớn nhất trong quản trị doanh nghiệp, nên nó đòi hỏi có nhiều kiến thức lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn tại Công ty, vì vậy, việc thực hiện luận văn khó tránh được những thiếu sót, kính mong nhận được sự thông cảm và góp ý của các thầy, cô giáo để vấn đề nghiên cứu của luận văn được hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Mai Quốc Chánh (1999), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp
ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Mai Quốc Chánh, Trần Xuân Cầu (2000), Giáo trình Kinh tế lao động, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.
3. Nguyễn Văn Chọn (2001), Quản lý Nhà nước về kinh tế và quản trị
kinh doanh của doanh nghiệp, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội;
4. Nguyễn Văn Chọn (1998), Những vấn đề cơ bản về kinh tế đầu tư và
thiết kế xây dựng, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội;
5. Công ty Tư vấn xây dựng NN&PTNT Hà Nam, Điều lệ, quy chế, hồ sơ năng lực, báo cáo tài chính hàng năm của
6. Nguyễn Hữu Dũng (2003), Sử dụng hiệu quả nguồn lực con người ở
Việt Nam, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội;
7. Đảng cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VII, NXB Sự thật, Hà Nội.
8. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ IX, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
9. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XI, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
10. Phạm Minh Hạc (1996), Vấn đề con người trong sự nghiệp công
nghiệp hóa - hiện đại hóa, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội;
11.Trần Đức Hạnh (2002), Vấn đề con người trong bài toán nâng cao năng lực cạnh tranh”, Tạp chí Phát triển Kinh tế (số 138);
12.Vũ Trọng Lâm (2006), Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp
13. Nguyễn Bá Ngọc (2011), “Định hướng phát triển thị trường lao động Việt Nam giai đoạn 2011-2020”, Tạp chí Lao động và Xã hội (số 403).
14. Nguyễn Trần Quế (2004), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam trong
những năm đầu thế kỷ 21, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
15. Bùi Văn Nhơn (2006), Quản lý và phát triển nguồn nhân lực xã hội, NXB Tư pháp, Hà Nội.
16. Vũ Bá Thể (2005), Phát huy nguồn lực con người để công nghiệp hóa
- hiện đại hóa, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.
17. Trần Văn Tùng, Lê Ái Lâm (1996), Phát triển nguồn nhân lực kinh
nghiệm thế giới và thực tiễn ở nước ta, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
18. Vũ Bá Thể (2005), Phát huy nguồn lực con người để công nghiệp hóa
- hiện đại hóa, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.
19. Viện Kinh tế Xây dựng (2005), Báo cáo kết quả thực hiện dự án sự
nghiệp kinh tế “Điều tra toàn diện thực trạng năng lực các doanh nghiệp xây lắp, tư vấn, khảo sát, thiết kế ngành xây dựng trong phạm vi toàn quốc phục vụ cho việc tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, tổ chức lại sản xuất ngành xây dựng phù hợp với nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN”;