Giải pháp về đào tạo nâng cao trình độ nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên công ty tư vấn xây dựng nông nghiệp và phát triển nông thôn hà nam (Trang 75 - 81)

Tư vấn là công việc có những đặc thù riêng mà các kỹ sư, kiến trúc sư mới tốt nghiệp cần phải được đào tạo, rèn luyện trước khi thực sự hành nghề. Quy định về việc cần thiết phải có Chứng chỉ hành nghề cấp cho kiến trúc sư, kỹ sư tư vấn ở Việt Nam và các nước là sự xác nhận về tính đặc thù của nghề tư vấn nói chung. Chính vì lẽ đó công tác đào tạo cần phải được chú trọng đúng mức bên trong các tổ chức tư vấn. Căn cứ vào thực trạng trình độ nguồn nhân lực đã được phân tích ở Chương 2, thấy rằng, công tác nâng cao trình độ nguồn nhân lực trong Công ty là giải pháp mang tính lâu dài nhưng hết sức cần thiết và phải được ưu tiên triển khai thực hiện:

Đào tạo nâng cao chuyên môn nghiệp vụ thường xuyên và định kỳ cho các nhân viên qua các lớp tập huấn, bồi dưỡng nhằm nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và nắm bắt kịp thời trước những thay đổi về cơ chế, chính sách, hoạt động thị trường.

Có chương trình đào tạo, huấn luyện đối với nhân viên mới vào nghề: Đây là khâu đào tạo, huấn luyện có tính chất căn bản, tạo một kiến thức vững chắc và bài bản cho người cán bộ từ ban đầu, do vậy tạo ra được sự phát triển đồng bộ về chuyên môn trong công ty, quá trình thay thế nhân lực, tiếp quản bàn giao hồ sơ công trình sẽ ít bị vướng mắc do người cán bộ có đủ năng lực để chủ động giải quyết công việc.

Chú trọng việc đào tạo kiến thức tổng hợp và cập nhật thường xuyên nhằm đào tạo ra những cán bộ hội tụ được những kiến thức tổng hợp, có tầm nhìn bao quát.

Có biện pháp, chương trình đào tạo kỹ năng và các mặt khác như: ngoại ngữ, tin học, giao tiếp, kiến thức luật, quản lý,…

Thường xuyên tổ chức trao đổi, hội thảo, cập nhật thông tin cho các chuyên gia, đây là cách thức người cán bộ có thể nâng cao kiến thức chuyên môn một cách thực tế và hiệu quả, tạo ra được sự thống nhất chung khi giải quyết công việc có tính chất tương tự.

a. Phân tích nhu cầu đào tạo: Mục đích của việc phân tích nhu cầu đào

tạo là xác định xem những người nào cần được đào tạo và trọng điểm của nội dung đào tạo là gì. Nhu cầu đào tạo thường thường được đặt ra khi người lao động không có đủ các kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc. Để xác định chính xác nhu cầu đào tạo, Công ty phải xem xét các yếu tố như sau:

- Phân tích doanh nghiệp: Công ty thực hiện các mục tiêu ở mức độ hoàn thành như thế nào. Nghĩa là phải đánh giá được chỉ số hiệu quả về mặt tổ chức, kế hoạch chuẩn bị đội ngũ cán bộ kế cận, các tiêu thức tổ chức như năng suất, chất lượng thực hiện công việc, chi phí lao động …từ đó xác định các hình thức đào tạo cho phù hợp.

- Phân tích tác nghiệp: Đội ngũ lao động cần có những kỹ năng nào để thực hiện tốt các công việc. Xác định loại kỹ năng và các hành vi cần thiết của người lao động để thực hiện tốt công việc, thường áp dụng cho việc đào tạo những lao động mới tuyển dụng.

- Phân tích lao động: Điểm mạnh, điểm yếu của đội ngũ lao động trong Công ty là gì. Phân tích lao động chú trọng lên các năng lực và các đặc tính cá nhân của người lao động, được sử dụng để xác định ai là người cần thiết được đào tạo và những kỹ năng, kiến thức, quan điểm nào cần thiết được lĩnh hội hay chú trọng trong quá trình đào tạo. Phải chú ý rằng không nên đào tạo tràn lan, tránh lôi kéo những người không có nhu cầu để đào tạo, như thế sẽ rất lãng phí tài chính, thời gian mà phải đánh giá đúng khả năng cá nhân và kỹ năng nghề nghiệp của người lao động.

b. Xác định các loại hình đào tạo: Công ty phải xác định các hình thức

đào tạo phù hợp cho từng đối tượng lao động. Có các loại hình đào tạo như: - Đào tạo nhận việc: Áp dụng cho những lao động mới tuyển, thực hiện trong thời gian đầu trước khi nhận việc.

- Đào tạo trong quá trình làm việc: Gồm có đào tạo cho nâng bậc hàng năm, bồi dưỡng chuyên môn, tay nghề tại chỗ bằng hình thức kèm cặp (Thợ giỏi, cán bộ đầu ngành phụ trách). Đào tạo trong quá trình làm việc là việc

thông qua quá trình làm việc để học tập kỹ năng và kiến thức. Nói cách khác, cán bộ đầu ngành, các thợ giỏi với tư cách là một người đào tạo vừa chỉ huy cấp dưới và nhân viên mới để họ hoàn thành công việc nghiệp vụ, sản xuất vừa truyền thụ cho họ khả năng và kiến thức, vừa bồi dưỡng cho họ khả năng phán đoán tư duy trong công việc hàng ngày. Loại hình này là cách đào tạo được tiến hành trong môi trường và điều kiện thực tế, đồng thời lại được hướng dẫn bởi những người có kinh nghiệm phong phú. Nhờ đó có thể giúp cho người được đào tạo trực tiếp nắm bắt được kỹ năng làm việc và nâng cao một cách có hiệu quả năng lực công tác, chi phí cho hình thức đào tạo này tương đối thấp và rất phù hợp với điều kiện lao động của Công ty hiện nay.

- Đào tạo bên ngoài: Hàng năm Công ty có thể cho một số đối tượng cần thiết dự các chương trình, các khoá đào tạo riêng biệt nhằm cung cấp thêm kiến thức cơ bản về từng lĩnh vực như tài chính, marketing, thị trường các lớp bồi dưỡng kỹ thuật nâng cao,… hoặc khuyến khích và tạo điều kiện để vào học ở các trường cao đẳng, đại học tùy từng đối tượng. Bên cạnh đó, phải tận dụng triệt để việc tham gia các buổi báo cáo, hội thảo chuyên đề liên quan đến ngành nghề của đơn vị.

c. Lập kế hoạch đào tạo: Công ty cần chú trọng việc lập kế hoạch đào tạo

cho từng giai đoạn, nhất là kế hoạch đào tạo cho năm sau. Trong đó phải xác định được đối tượng cụ thể cần đào tạo về chuyên môn và nghiệp vụ , kinh phí đào tạo và thời điểm đào tạo.

Về kế hoạch đào tạo cho từng giai đoạn, hàng năm được Công ty xây dựng, ban hành và thông báo rộng rãi đến toàn thể cán bộ, công nhân viên; trong đó kế hoạch đào tạo cho từng giai đoạn được ban hành trong quý I của năm đầu tiên thực hiện và kế hoạch đào tạo cho từng năm được ban hành vào tháng 12 của năm trước để các phòng và cán bộ, công nhân viên chủ động, bố trí thời gian tham gia.

3.3.1.3. Lợi ích của công tác đào tạo

- Giảm những sai sót trong sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm; - Khả năng hoàn thành nhiệm vụ của người lao động được tốt hơn; - Trình độ chuyên môn cũng như kỹ năng nghề nghiệp được nâng lên; - Dễ dàng hơn trong việc nắm bắt kỹ thuật, công nghệ mới;

- Hứng thú trong công việc vì bản thân được tiến bộ về nghề nghiệp; - Giúp người lao động hiểu biết hơn về mục tiêu và văn hóa của Công ty,...

3.3.1.4. Điều kiện, nguồn lực để tổ chức thực hiện

+ Để làm được điều này, Công ty tư vấn xây dựng NN&PTNT Hà Nam cần chú ý thực hiện các vấn đề sau:

- Tiêu chuẩn hoá các chức danh, các vị trí công tác của người lao động; - Hỗ trợ trong việc lập kế hoạch và thực hiện mục tiêu nâng cao nghề nghiệp;

- Tạo môi trường và điều kiện khuyến khích việc học tập của người lao động;

- Cung cấp đầy đủ thông tin về các cơ hội phát triển nâng cao nghề nghiệp. + Nguồn lực để thực hiện: bố trí từ nguồn kinh phí đào tạo của doanh nghiệp; ước tính bình quân chi phí đào tạo cho cán bộ, công nhân viên của công ty là 1.400.000,0 đồng/người/năm (nguồn này được trích từ lợi nhuận hàng năm của Công ty).

3.3.1.5. Mục tiêu cụ thể

a. Về lĩnh vực tư vấn xây dựng: Đây vẫn là lĩnh vực hoạt động chính của

công ty trong 10 năm tới (2015 – 2025). Công ty xác định rằng doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động tư vấn thiết kế và giám sát thi công sẽ vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ cơ cấu doanh thu hàng năng của công ty, cụ thể bằng những định hướng như sau:

- Tăng cường công tác tham gia đấu thầu các công trình XDCB trong và ngoài địa bàn tỉnh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Dựa trên ưu thế về nguồn tài chính ổn định có sẵn, Công ty sẽ tập trung đột phá vào việc đầu tư cải tiến trang thiết bị và công nghệ hiện có cho ngang bằng trình độ với các doanh nghiệp cùng ngành nghề trên địa bàn tỉnh nhằm tích kiệm chi phí, tăng năng suất lao động, rút ngắn tiến độ và nâng cao

chất lượng tư vấn và giám sát các công trình xây dựng. Công ty sẽ tổ chức những chuyến tham quan, hợp tác, nghiên cứu học tập kinh nghiệm và chuyển giao những công nghệ, thiết bị thi công xây dựng mới cũng như áp dụng những biện pháp thi công tiên tiến

b. Mở rộng ngành nghề: Công ty tiếp tục nghiên cứu mở rộng phạm vi và

ngành nghề kinh doanh khác khi có điều kiện dựa trên ưu thế sẵn có về nguồn lực, kinh nghiệm, thị trường và thương hiệu của công ty. Các ngành nghề dự kiến phát triển thêm:

- Kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa

- Đầu tư xây dựng các dự án với các quy mô từ nhỏ đến trung bình - Kinh doanh sản xuất vật liệu xây dựng.

c. Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:

- Đảm bảo đủ nhân lực chất lượng cao có khả năng về chuyên môn và ngoại ngữ để đáp ứng được yêu cầu phát triển của công ty trong lĩnh vực kinh doanh chính và mở rộng sang một số lĩnh vực khác;

- Đảm bảo 10% cán bộ kỹ thuật của Công ty có trình độ ngoại ngữ có thể làm việc trực tiếp với người nước ngoài không phải thông qua phiên dịch;

- Đảm bảo 100% người lao động mới tuyển được Công ty được đào tạo nhận việc và đào tạo trong quá trình làm việc.

- Hàng năm có ít nhất 25% (17 người) trên tổng số cán bộ, công nhân viên thuộc 08 phòng ban của Công ty được đào tạo kiến thức nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ liên quan đến các lĩnh vực: đấu thầu, quản lý dự án, giám sát đánh giá đầu tư, tài chính,… Kinh phí đào tạo do Công ty đảm bảo chi trả 100%.

- Đào tạo trình độ đại học các chuyên ngành cho số cán bộ, công nhân viên chưa có trình độ đại học; Đào tạo trên đại học cho số cán bộ lãnh đạo từ cấp Phó trưởng phòng trở lên hoặc cán bộ trẻ, trong diện quy hoạch hoặc những vị trí công tác yêu cầu trình độ chuyên môn sâu. Kinh phí Công ty hỗ trợ 50% kinh phí đào tạo hoặc 5.000.000 đồng/người..

- Hướng tới mục tiêu phát triển của Công ty, Công ty cũng tạo mọi điều kiện hỗ trợ để cán bộ công nhân viên có điều kiện học tập nâng cao trình độ.

Công ty tuyển dụng và đào tạo thêm, tăng số người có trình độ đại học từ 79,4% năm 2014 đến 85% năm 2020, số người có trình độ trên đại học từ 2,9% năm 2014 lên 5% năm 2020, giảm số người có trình độ cao đẳng và trung cấp từ 17.7% năm 2014 xuống 10% năm 2020.

Bảng 3.1. Nhu cầu số lượng cán bộ tập huấn trong các năm 2020-2025

STT Nội dung tập huấn Năm

2015 Năm 2020 Năm 2025 1

Lập quy hoạch, lập báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo kinh tế kỹ thuật, thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật thi công, lập tổng dự toán, dự toán chi tiết các công trình

2 5 16

2 Khảo sát địa hình, địa chất công trình 3 10 40 3 Thí nghiệm các mẫu bê tông, đất đá công trình 3 10 42

4 Quản lý dự án đầu tư xây dựng 4 15 35

5 Giám sát thi công xây dựng các công trình 6 15 39 6 Lập hồ sơ mời thầu, đấu thầu lập dự án, khảo sát,

thiết kế các công trình xây dựng 3 6 25

7 Thẩm định đồ án, dự toán các công trình 3 6 22 8 Nâng cao trình độ tiếng anh của các chuyên gia 0 5 10

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên công ty tư vấn xây dựng nông nghiệp và phát triển nông thôn hà nam (Trang 75 - 81)