Tư vấn giám sát

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên công ty tư vấn xây dựng nông nghiệp và phát triển nông thôn hà nam (Trang 52 - 58)

Việc thực hiện tư vấn giám sát dự án đầu tư theo các giai đoạn gồm có các nội dung sau:

2.3.3.1. Giám sát chuẩn bị đầu tư

Giám sát chuẩn bị đầu tư là phần việc theo dõi, kiểm tra của cơ quan quản lý cấp trên đối với cấp dưới về quá trình chuẩn bị ra quyết định đầu tư của dự án. Giám sát, đánh giá chuẩn bị đầu tư được thực hiện trong quá trình nghiên cứu, khảo sát lập dự án đến khi có quyết định đầu tư, gồm các nội dung sau:

- Kiểm tra bảo đảm các quy định về pháp lý trong việc chuẩn bị đầu tư (lập, thẩm tra, thẩm định, phê duyệt dự án); kiểm tra nội dung quyết định đầu tư theo quy định của pháp luật; đánh giá sự phù hợp của quyết định đầu tư với

quy hoạch, kế hoạch, chương trình đầu tư của ngành, địa phương; thẩm quyền và trình tự ra quyết định đầu tư đối với dự án.

Đối với dự án sử dụng vốn thuộc sở hữu của doanh nghiệp và các nguồn vốn huy động khác của doanh nghiệp chỉ xem xét và đánh giá về sự phù hợp của quyết định đầu tư với quy định của ngành và địa phương.

- Đánh giá tổng thể về tình hình khả thi của quyết định đầu tư theo những yếu tố chủ yếu của dự án (mục tiêu, quy mô, công nghệ, tiến độ, vốn,

nguồn vốn, môi trường và hiệu quả đầu tư), làm rõ những mâu thuẫn (nếu có)

giữa quyết định đầu tư với nội dung của dự án.

Đối với dự án sử dụng vốn thuộc sở hữu của doanh nghiệp và các nguồn vốn huy động khác của doanh nghiệp chỉ xem xét, đánh giá về mục tiêu, quy mô và bảo đảm môi trường của dự án.

- Đánh giá về năng lực của chủ đầu tư (năng lực về tài chính, chuyên

môn và kinh nghiệm quản lý dự án).

2.3.3.2. Giám sát, đánh giá quá trình thực hiện dự án đầu tư

Giám sát, đánh giá quá trình thực hiện dự án đầu tư là việc theo dõi, kiểm tra, xác định mức độ đạt được của quá trình thực hiện dự án theo quyết định đầu tư.

- Nội dung giám sát, đánh giá quá trình thực hiện dự án đầu tư bao gồm:

Việc chấp hành các quy định về lập, thẩm định và phê duyệt thiết kế, tổng dự toán, dự toán, công tác đấu thầu, điều kiện khởi công xây dựng,…

Việc bố trí kế hoạch huy động và sử dụng vốn của dự án, việc thanh toán trong quá trình thực hiện dự án.

Việc thực hiện tiến độ, tổ chức quản lý dự án theo các yêu cầu về bảo vệ môi trường.

Kiểm tra việc áp dụng và chấp hành các chính sách, chế độ quy định của Nhà nước, của ngành và địa phương áp dụng đối với dự án.

Đánh giá năng lực của Ban quản lý dự án theo phương thức thực hiện đầu tư đã lựa chọn.

Đánh giá mức độ hoàn thành các chỉ tiêu chủ yếu (khối lượng, chất lượng, tiến độ, giải ngân), ảnh hưởng về môi trường và xã hội trong quá trình thực hiện đầu tư.

Trên cơ sở theo dõi, kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện dự án phát hiện những vấn đề phát sinh (thay đổi thiết kế, dự toán, nguồn vốn, các điều kiện khác để thực hiện dự án), các sai phạm hoặc bất hợp lý, những khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách cần giải quyết.

Đề xuất các giải pháp, kiến nghị người có thẩm quyền quyết định đầu tư hoặc cơ quan liên quan xem xét, giải quyết để đảm bảo tiến độ đầu tư.

- Đối với dự án sử dụng vốn của doanh nghiệp hoặc các nguồn vốn khác, giám sát, đánh giá thực hiện đầu tư chỉ bao gồm các nội dung sau:

Thứ nhất, kiểm tra đánh giá thực hiện tiến độ các yêu cầu về bảo vệ

môi trường và sử dụng đất đai.

Thứ hai, kiểm tra áp dụng và chấp hành các chinh sách, chế độ quy

định của Nhà nước, của ngành và địa phương áp dụng đối với dự án.

- Đối với dự án sử dụng nhiều nguồn vốn: Đối với dự án đầu tư sử dụng nhiều nguồn vốn, nội dung giám sát đánh giá được áp dụng theo nguồn vốn sử dụng đầu tư cho từng hạng mục trong trường hợp có thể tách riêng được nguồn vốn cho từng hạng mục, hoặc theo nguồn vốn có tỷ trọng lớn nhất trong trường hợp không thể tách riêng được nguồn vốn sử dụng cho từng hạng mục, hoặc theo phương thức quản lý áp dụng cho dự án sử dụng nguồn vốn góp của nhiều thành phần.

2.3.3.3. Đánh giá, giám sát sau thực hiện dự án đầu tư

- Đánh giá kết thúc quá trình đầu tư: Đánh giá kết thúc quá trình đầu tư là việc tổng hợp, đánh giá toàn bộ quá trình thực hiện đầu tư một cách toàn diện từ khâu chuẩn bị đến khâu hoàn thành dự án đưa vào khai thác sử dụng. Nội dung đánh giá kết thúc quá trình đầu tư bao gồm:

Thứ nhất, đối chiếu nội dung và kết quả thực hiện dự án đầu tư với

quyết định ban đầu để thấy được những sai lệch, điều chỉnh các yếu tố của dự án trong quá trình đầu tư.

Đánh giá kết thúc quá trình đầu tư cần kết hợp với nghiệm thu công trình để nắm được toàn diện các vấn đề liên quan đến dự án như sự đảm bảo tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật và chất lượng công trình…

Thứ hai, đánh giá thực hiện quyết toán công trình và giá trị tài sản cố

định mới tăng.

Thứ ba, xác định các nguyên nhân phát sinh khối lượng hoặc điều

chỉnh kết thúc quá trình đầu tư, xem xét căn cứ pháp lý, tính khả thi về mặt kỹ thuật vầ chi phí các giải pháp khắc phục các yếu tố phát sinh trong quá trình thực hiện dự án đầu tư.

- Đánh giá kết thúc quá trình đầu tư đối với dự án không muộn hơn 06 tháng kể từ khi hoàn thành dự án đưa vào khai thác sử dụng.

- Đánh giá quá trình khai thác, vận hành dự án.

Đánh giá quá trình khai thác vận hành dự án được thực hiện vào thời điểm thích hợp như khi mới dưa vào khai thác, sử dụng hay khi đạt được công suất thiết kế, khi sản xuất ổn định,… nội dung đánh giá quá trình khai thác, vận hành dự án bao gồm:

Thứ nhất, đánh giá hiệu quả đầu tư trên cơ sở so sánh chi phí và kết quả

thực tế đạt được trong quá trình khai thác, vận hành.

Thứ hai, phân tích tác động đối với dự án về các mặt sử dụng đất đai,

chính sách về tài chính, xã hội, môi trường, năng lực quản lý của chủ đầu tư, biến động của thị trường tới biến động của dự án.

Thứ ba, đề xuất các biện pháp đề đảm bảo vận hành khai thác dự án có

hiệu quả.

* Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty tư vấn XDNN & PTNT Hà Nam đến năm 2014

Bảng 2.1. Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh 5 năm (2010 – 2014) Đơn vị tính: 1000 đồng Các chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Doanh thu 2.064.575 2.576.415 4.103.540 5.635.530 7.068.493 Gía vốn hàng bán 1.467.619 1.685.675 2.812.596 3.168.009 4.813.688 Tổng chi phí 585.701 875.483 1.245.892 2.385.264 2.154.989 Lãi trước thuế 11.255 15.257 45.052 72.257 99.816 Lãi sau thuế 8.441 11.443 33.789 54.193 74.862 Nộp ngân sách 2.814 3.814 11.263 18.064 24.954 Tỷ suất lợi nhuận trên DT 0,41% 0,44% 0,82% 0,96% 1,06% Tiền lương BQ

người/tháng 1.470 1.560

2.185.00

0 3.050 3.370

Nguồn: Báo cáo kết quả SXKD năm 2010 – 2014 của Công ty

Căn cứ vào bảng trên có thể thấy trong giai đoạn 2010-2014, công ty luôn làm ăn có lãi. Tổng doanh thu năm 2014 là 7.068.493.000 đồng, tăng 25,42 % so với năm 2013. Tuy nhiên theo đánh giá và kế hoạch ban đầu đặt ra thì tổng doanh thu năm 2014 vẫn chưa đạt mục tiêu công ty đã đề ra trong giai đoạn 2011 - 2015, nguyên nhân là do:

- Trong giai đoạn 2012 – 2014, Nhà nước ban hành nhiều chế độ, chính sách thắt chặt, hạn chế đầu tư công (Chỉ thị 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011

của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn NSNN và TPCP; Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 28/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ,…).

phát triển nông thôn, việc giải ngân chỉ đạt khoảng 70-80% so với kế hoạch vốn được giao.

- Nhiều dự án kết cấu thiết kế và quy mô phức tạp, đa dạng,… đã làm chậm tiến độ như một số dự án trọng điểm của công ty đang triển khai là: Dự án kiên cố hoá kênh mương tưới tiêu cấp I toàn tỉnh Hà Nam, Dự án nạo vét sông Đáy, Dự án nâng cấp tu bổ các vị trí xung yếu thuộc hệ thống đê hữu Hồng, Dự án nạo vét, mở rộng lòng sông, chống sạt lở bờ, phát triển dân cư hai bên bờ sông Đáy tỉnh Hà Nam (Đoạn từ ngã ba sông Hữu Vĩnh xã Hồng Quang huyện Ứng Hoà thành phố Hà Nội đến cầu Hồng Phú, thành phố Phủ Lý tỉnh Hà Nam); dự án đường sơ tán dân kết hợp chắn nước núi huyện Thanh Liêm, Dự án nạo vét sông Châu Giang,…

- Thời gian phê duyệt, bổ sung khối lượng phát sinh, đơn giá, điều chỉnh hợp đồng,… làm thay đổi mức đầu tư của dự án thường bị kéo dài, ảnh hưởng tới tiến độ.

Mặc dù vậy nhưng nhìn vào báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh ở trên cho thấy:

- Hầu hết các chỉ tiêu đều đạt và vượt so với kế hoạch Ban giám đốc công ty đề ra. Lợi nhuận hàng năm tăng lên rõ rệt. Tỷ suất lợi nhuận /doanh thu của các năm sau đều cao hơn năm trước (năm 2014 tăng 0,1% so với năm

2013, tăng 0,24% so với năm 2012, tăng 0,62% so với năm 2011,…).

- So với giá trị sản lượng thực hiện và doanh thu: toàn bộ vốn huy động để phục vụ cho sản xuất kinh doanh của công ty đều đúng mục đích, công tác nghiệm thu, thanh toán kịp thời, quay vòng vốn nhanh, tạo được uy tín với các chủ đầu tư và dần khẳng định thương hiệu của mình trên thị trường.

Như vậy qua báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh có thể thấy công ty trong năm qua hoạt động mang lại hiệu quả tốt, làm tăng tiền lương bình quân của người lao động giúp cho người lao động dần ổn định cuộc sống và thêm gắn bó với công ty hơn. Năm 2014 tiền lương bình quân của người lao động trong công ty là 3.050.000 đồng/người/tháng, tăng 28,36 % so với mức tiền

lương bình quân năm 2013. Đây là điều đáng mừng cho những người lao động trong công ty.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên công ty tư vấn xây dựng nông nghiệp và phát triển nông thôn hà nam (Trang 52 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w