Phương pháp phân lập nấm mốc chịu nhiệt

Một phần của tài liệu Phân lập và nghiên cứu đặc tính nấm mốc chịu nhiệt có khả năng thủy phân Lignocellulose (Trang 32)

Các loại mẫu được thu thập ở các địa điểm và thời gian khác nhau. Mẫu được pha loãng bằng dung dịch nước muối NaCl 0.9% từ nồng độ 10-1 đến 10-5, votex đều. Dùng pipet hút lần lượt 100 µl mẫu nồng độ 10-2 đến 10-5 vào đĩa thạch môi trường Malt-glucose 2°Bx có kháng sinh như đã nêu ở mục 2.3.1. Dùng que chang vô trùng chang đều khắp bề mặt đĩa thạch sau đó đĩa được mang đi nuôi cấy ở tủ nuôi 50°C trong 2-3 ngày. Sau khi nuôi cấy 2-3 ngày mang các đĩa thạch ra quan sát. Các khuẩn lạc khác nhau được nhặt ra, làm sạch và giữ giống trên môi trường thạch nghiêng PDA.

2.4.2. Quan sát hình thái khuẩn lạc, tế bào

Các chủng nấm mốc được nuôi cấy trên môi trường thạch đĩa PDA ở 50˚C sau 2-3 ngày lấy ra quan sát hình dạng, kích thước, màu sắc khuẩn lạc. Làm tiêu bản và quan sát hình thái tế bào dưới kính hiển vi độ phóng đại 40x.

2.4.3. Tách chiết enzyme

Các chủng nấm mốc phân lập được nuôi cấy trên ống thạch nghiêng PDA trong vòng 4-5 ngày. Sau đó bổ sung khoảng 3-5 ml dịch Tween 80 0.05% vào, Vortex đều cho bào tử long ra, dịch này có thể được pha loãng thêm 10 lần nữa, nhỏ vào buồng đếm hồng cầu, đếm số lượng bào tử. Tính toán số lượng bào tử cần tiếp vào môi trường nuôi cấy lỏng ở trên với nồng độ là 5.105 bào tử trên ml môi trường (20 ml/bình nón 100 ml), nuôi cấy lỏng 7 ngày (lắc 150 vòng, 50°C). Sau 7 ngày lên men, dịch nuôi cấy đem ly tâm 10 000 rpm/10’/4C để loại cặn. Dịch enzyme thô được bảo quản ở -20°C.

Một phần của tài liệu Phân lập và nghiên cứu đặc tính nấm mốc chịu nhiệt có khả năng thủy phân Lignocellulose (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)