Bảng 4.4 Bảng tổng hợp tình hình các khoản phải thu khách hàng giai đoạn 2011 – 2013
(Nguồn: Bảng cân đối số phát sinh giai đoạn 2011-2013)
Qua bảng tổng hợp các khoản phải thu của Công ty TNHH Hùng Vương - Vĩnh Long ta thấy lượng tồn hay phát sinh tăng đều giảm qua các năm 2011 – 2013.
Qua đó ta cũng thấy độ biến động giữa năm 2013 so với năm 2012 lớn hơn giữa năm 2012 so với năm 2011. Như đã phân tích ở các phần trên, năm 2012 là năm nền kinh tế thế giới chịu ảnh hưởng do cuộc khủng hoảng nợ
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Số tiền % Số tiền % Phải thu khách hàng Tồn đầu kỳ 42.709,6 88.612,4 45.226,9 45.902,8 107,5 (43.385,5) (49) Tăng trong kỳ 958.903,7 857.609,4 672.888,6 (101.294,3) (10,6) (184.720,8) (21,5) Giảm trong kỳ 913.000,9 900.994,9 716.888,1 (12.006) (1,3) (184.106,8) (20,4) Tồn cuối kỳ 88.612,4 45.226,9 1.227,4 (43.385,8) (49) (43.999,5) (97,3)
công tại châu Âu thế nên doanh nghiệp gặp phải khó khăn rất lớn từ giai đoạn này. Doanh số hay cụ thể là các khoản phải thu chiếm rất cao và có xu hướng giảm do sự giảm sút của các đơn hàng. Cụ thể:
Số phát sinh tăng đã giảm mạnh qua các năm, năm 2012 so với năm 2011 giảm 101.294,3 triệu đồng tương đương 10,6%, năm 2013 so với 2012 giảm 184.720,8 triệu còn 672.888,6 triệu. Cùng với đó thì số phát sinh giảm cũng giảm, nếu năm 2011 là 913.000,9 triệu thì năm 2012 còn 900.994,9 triệu giảm 1,3%, Năm 2013 so với 2012 cũng giảm một lượng 184.106,8 triệu tương đương 20,4%. Một dấu hiệu đáng mừng là tốc độ giảm của số phát sinh tăng lại cao hơn tốc độ giảm của số phát sinh giảm dẫn đến số dư các khoản phải thu giảm xuống qua các kỳ. Điều này cho thấy sự khả quan về chính sách thu hồi vốn của doanh nghiệp, tuy nhiên để biết tình hình này có thật sự tốt thì ta cần phân tích cụ thể hơn bằng các chỉ số tài chính..
4.4.2 Phân tích khả năng thu hồi của các khoản nợ phải thu (Xem bảng 4.5 trang 77)
Từ bảng tổng hợp các chỉ tiêu thanh toán khoản phải thu ta dễ dàng nhận thấy vòng quay các khoản phải thu tăng lên qua các năm còn kỳ thu tiền bình quân lại giảm liên tục trong 3 năm.
Năm 2011, vòng quay các khoản phải thu là 4,6 vòng sang năm 2012 thì tăng lên 6,7 vòng từ đó làm giảm kỳ thu tiền bình quân của năm 2012 so với năm 2011 là 24,23 ngày còn 53,72 ngày. Nguyên nhân là do tốc độ giảm của doanh thu thuần so với tốc độ giảm của khoản phải thu bình quân là thấp hơn.
Đơn vị tính: Triệu đồng
Sang năm 2013, vòng quay các khoản phải thu lại tiếp tục tăng lên 5,1 vòng tức đang ở mức 12,2 so với 2012 chỉ có 6,7 vòng. Nó làm cho kỳ thu tiền bình quân giảm còn 29,53 ngày, có nghĩa là chỉ mất khoàng 1 tháng để Doanh nghiệp có thể thu hồi một khoản nợ. Điều này khớp đúng với nhận định về sự khả quan trong việc thu hồi các khoản phải thu của Công ty như đã nói ở phần trên.
Tuy nhiên, với độ an toàn tương đối cao của các khoản nợ phải thu thì một chỉ số khác Hệ số nợ phải thu so với nợ phải trả là rất thấp. Có thể thấy hệ số này ở năm 2011 và năm 2012 đều bằng 0,2 và sang năm 2013 thì gần bằng 0. Con số này đã nói rõ về tình hình thanh toán nợ phải trả của doanh nghiệp đang rất khó khăn. Dù nợ phải thu có chính sách rất tốt, nợ tồn động không nhiều nhưng nợ phải trả tuy giảm qua các năm như: năm 2011 là 427.978,2 triệu, sang năm 2012 giảm còn 260.780,4 triệu đồng, cũng với xu hướng này thì năm 2013 ở mức 248.947,7 triệu giảm 11.832,7 triệu so với năm 2012. Nhưng với tốc độ này thì tỷ trọng nợ phải trả vẫn rất cao và tốc độ giảm còn thấp. Nguyên nhân của tình trạng này là do lượng hàng tồn còn quá
Bảng 4.5 Bảng tổng hợp các chỉ tiêu thanh toán các khoản nợ phải thu giai đoạn 2011 – 2013
STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch
2012/2011
Chênh lệch 2013/2012
1 Doanh thu thuần Triệu đồng 594.654,5 506.706,4 456.549,9 (87.948,1) (50.156,5)
2 Khoản phải thu bình quân Triệu đồng 128.756,2 75.610,8 37.454,5 (53.145,4) (38.156,3)
3 Tổng nợ phải thu Triệu đồng 88.612,4 45.226,9 1.227,4 (43.385,5) (43.999,5)
4 Tổng nợ phải trả Triệu đồng 472.978,2 260.780,4 248.947,7 (212.197,8) (11.832,7)
5 Vòng quay các khoản phải
thu (3) = (1)/(2) Vòng 4,6 6,7 12,2 2,1 5,5
6 Kỳ thu tiền bình quân
(6) = (360/(5) Ngày 77,95 53,72 29,53 (24,23) (24,19)
7 Hệ số nợ phải thu so với nợ
phải trả (7) = (3)/(4) Lần 0,2 0,2 0,0 0,0 (0,2)
nhiều, doanh số đạt được chưa cao mà vẫn giảm qua các năm làm giảm khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Do vậy, doanh nghiệp cần nhanh chóng có giải pháp giải phóng hàng tồn, duy trì lợi thế về khả năng thu nợ để nâng caokhả năng thanh khoản hiện thời.
CHƯƠNG 5
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ NÂNG CAO KHẢ NĂNG THANH TOÁN CÁC KHOẢN
NỢ PHẢI THU TẠI CÔNG TY TNHH HÙNG VƯƠNG – VĨNH LONG
5.1 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN 5.1.1 Đánh giá công tác kế toán tại đơn vị 5.1.1 Đánh giá công tác kế toán tại đơn vị
5.1.1.1 Ưu điểm
- Chế độ kế toán áp dụng: Công ty thực hiện chế độ kế toán theo quyết định số 15/2006/QĐ –BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 và Thông tư 244/2009/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2009 hướng dẫn sửa đổi bổ sung Chế độ kế toán doanh nghiệp, tuân thủ các chuẩn mực kế toán, nhờ đó, công tác kế toán của doanh nghiệp đạt những hiệu quả rõ rệt:
+ Hình thức sổ: Công ty áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung với mẫu sổ đơn giản, dễ thực hiện, thuận tiện cho việc phân công lao động kế toán; việc không sử dụng nhiều loại sổ tránh ghi lặp đi lặp lại các nghiệp vụ làm giảm nhẹ khối lượng công việc cũng như giảm lao động trong công tác kế toán. Đặc biệt, Công ty áp dụng phần mềm Excel hỗ trợ việc tính toán chính xác, kết xuất dữ liệu nhanh chóng theo yêu cầu cũng như đảm bảo an toàn hơn trong việc lưu trữ dữ liệu.
+ Công tác hạch toán phản ánh nghiệp vụ: vì sử dụng đúng mẫu biểu chứng từ, sổ sách và các loại báo cáo theo quy định của Bộ tài chính, trình tự lập, luân chuyển, lưu trữ chứng từ hợp lý tạo thuận lợi cho việc hạch toán. Sự phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết giúp việc đối chiếu, kiểm tra diễn ra một cách dễ dàng, thuận tiện.
+ Hệ thống tài khoản sử dụng: đơn vị áp dụng tương đối đầy đủ hệ thống tài khoản theo ban hành của Bộ tài chính, đồng thời linh hoạt phát triển các tài khoản chi tiết hỗ trợ quá trình hạch toán, theo dõi chi tiết các tài khoản cho từng loại tiền, từng khách hàng,…
- Công tác tiền gửi ngân hàng: Có sự liên kết chặt chẽ với ngân hàng. Tập hợp đầy đủ các chứng từ, định kỳ đối chiếu với sổ phụ ngân hàng. Công ty còn mở sổ chi tiết giao dịch đối với từng ngân hàng để việc phản ánh tiền gửi được chính xác, kịp thời và hạn chế những sai sót trong việc quản lý tiền.
- Kế toán tiền mặt: Tiền mặt của công ty được quản lý tại quỹ do thủ quỹ trực tiếp chịu trách nhiệm thu, chi. Thủ quỹ là người trung thực có năng lực chuyên môn, thận trọng trong nghề nghiệp và không kiêm nhiệm các chức danh kế toán, do vậy đảm bảo tính trung thực tránh việc tham ô, biển thủ tài sản gây thất thoát cho ngân quỹ.
- Quản lý nợ phải thu: Kế toán thường xuyên đối chiếu, kiểm tra các khoản nợ đến hạn, lập thông báo trả nợ gửi khách hàng tránh tình trạng ngưng động vốn.
- Đội ngũ nhân viên kế toán: có trình độ, có kinh nghiệm, có năng lực xử lý kịp thời nhạy bén những nghiệp vụ phát sinh. Trình độ của nhân viên không ngừng được nâng cao do được bồi dưỡng, đào tạo nên nắm vững các chế định pháp luật. Sự năng động, linh hoạt có tinh thần trách nhiệm cao khiến khối lượng công việc tuy nhiều nhưng được giải quyết nhanh chóng và chính xác.
- Việc chi trả lương: được phân thành 2 đợt giúp giảm áp lực về tiền vào cuối tháng, đồng thời cũng tạo động lực, khuyến khích tinh thần làm việc của cán bộ công nhân viên, từ đó nâng cao tinh thần làm việc giúp đạt hiệu quả lao động cao hơn.
- Trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi: Công ty đã tiến hành trích lập các khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi. Việc trích lập được sử dụng để bù đắp và tài trợ các khoản lỗ từ các khoản nợ khó thu hồi hoặc không thu hồi được phát sinh ở niên độ sau.
Như vậy, việc lựa chọn chế độ, hình thức kế toán phù hợp đã đảm bảo tính thống nhất trong việc tính toán các chỉ tiêu kinh tế. Quá trình ghi chép đã hạn chế những trùng lắp mà vẫn đảm bảo thông tin đầy đủ, chính xác. Trong đó, việc tổ chức công tác kế toán vốn bằng tiền đã đáp ứng được nhu cầu của Công ty.
5.1.1.2 Nhược điểm
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm nêu trên, từ những nguyên nhân chủ quan và khách quan công tác kế toán vốn bằng tiền vẫn còn những mặt hạn chế cần khắc phục:
- Tiền mặt tại quỹ:
+ Công ty chưa thực hiện việc kiểm kê quỹ vào cuối ngày hoặc định kỳ. Vì vậy việc phát hiện thừa, thiếu tiền mặt sẽ khó hơn trong việc tìm ra nguyên nhân, khả năng xảy ra sai sót lớn.
+ Công ty thực hiện chi trả lương thành 2 đợt và trực tiếp ghi phiếu chi cho từng người, điều này làm công tác kế toán trở nên rườm rà cho việc ghi chép sổ sách cũng như tạo khối lượng công việc nhiều hơn cho kế toán cũng như thủ quỹ.
- Các khoản nợ phải thu chiếm tỷ lệ khá lớn, khoản trích lập dự phòng cũng tăng qua các năm. Điều này ảnh hưởng đến việc lưu thông tài sản cũng như nguy cơ bị chiếm dụng vốn là khá cao.
5.1.2 Một số ý kiến hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu khoản phải thu
- Về tiền mặt:
+ Thủ quỹ hàng ngày phải kiểm kê số tồn quỹ tiền mặt thực tế và tiến hành đối chiếu với các số liệu trên sổ quỹ, sổ kế toán tiền mặt. Nếu phát hiện sai sót thì nhanh chóng xác định nguyên nhân và kiến nghị biện pháp xử lý chênh lệch.
+ Về việc chi trả lương, kế toán nên lập bảng lương, đến kỳ thanh toán, cán bộ công nhân viên nhận lương và ký xác nhận. Kế toán lập chứng từ ghi sổ kèm bảng lương để hạch toán từ đó giảm bớt khối lượng công việc ghi sổ và hạn chế những sai sót trong quá trình ghi chép.
+ Hiện nay, nhiều doanh nghiệp áp dụng hình thức trả lương qua thẻ, công ty có thể xem xét việc thanh toán này để giảm bớt áp lực cho kế toán và thủ quỹ.
- Về tổ chức bộ máy kế toán:
+ Tổ chức nhân sự tại phòng kế toán vẫn chưa hợp lý vì một nhân viên kế toán kiêm nhiệm quá nhiều công việc. Điều này ảnh hưởng không tốt đến hệ thống kiểm soát nội bộ, dễ gây ra các rủi ro trong công việc. Vì vậy, Công ty nên bố trí thêm nhân sự và mỗi người sẽ phụ trách những mảng kế toán riêng biệt để giúp công tác kế toán được nhanh chóng và chuyên môn hóa.
+ Hiện công ty đang sử dụng công cụ Excel để hỗ trợ công tác tính toán, lưu trữ sổ sách báo cáo. Vì vậy, tính bảo mật thông tin chưa cao, việc xử lý số liệu theo phương pháp thủ công dễ xảy ra rủi ro về số liệu. Công ty nên lựa chọn sử dụng một hình thức kế toán máy phù hợp với tình hình hoạt động của doanh nghiệp để phát huy tính ưu việt về hệ thống bảo mật cũng như việc lập trình tính toán sẽ hạn chế rủi ro sai sót đồng thời tiết kiệm lao động kế toán.
5.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG THANH TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN NỢ PHẢI THU
5.2.1 Giải pháp nâng cao khả năng thanh toán vốn bằng tiền
Từ các báo cáo tài chính qua các năm có thể nhận thấy chỉ tiêu hàng tồn kho là khá lớn và tình hình biến động tuy có giảm nhưng không đáng kể. Hàng tồn kho tăng cao làm cho vốn bị ứ động. Để khắc phục tình trạng này Công ty nên áp dụng một số giải pháp như:
Đối với hàng tồn kho:
- Quản lý số lượng hàng sản xuất: Lập kế hoạch sản xuất phù hợp với tình hình tiêu thụ thực tế. Có kế hoạch dự trữ hàng tồn đảm bảo cho việc cung ứng không bị ngưng trệ.
- Giải quyết hàng tồn: Tăng cường thu hút đối tác bằng các chính sách gối đầu, chiết khấu thương mại hay giảm giá để giải phóng lượng hàng tồn.
- Đảm bảo chất lượng: Chú trọng vào công tác bảo quản, áp dụng khoa học công nghệ nhằm duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm
- Kiểm kê hàng tồn: Thường xuyên kiểm kê lượng hàng tồn để có kế hoạch nhập xuất nguyên liệu cũng như kế hoạch sản xuất phù hợp.
- Tận dụng ưu thế là khách hàng: Tận dụng khoản mục mua chịu làm giảm áp lực cho luồng tiền, thanh toán đúng hạn đảm bảo uy tín và tận dụng khoản chiết khấu thanh toán từ nhà cung ứng.
Tiền mặt tại quỹ:
Từ những hạn chế đã nêu trước đó, Doanh nghiệp có thể áp dụng một số giải pháp để quản lý tốt tiền mặt như sau:
- Phân tích tình hình sử dụng vốn thông qua báo cáo: Dựa vào báo cáo lưu chuyển tiền tệ để đánh giá tình hình luân chuyển, khả năng sinh lợi của luồng tiền. Từ đó, có kế hoạch phân phối tiền hợp lý cho các hoạt động sản xuất, đầu tư cũng như đảm bảo lượng tiền đủ chi tiêu tại đơn vị ở kỳ sau.
- Sử dụng báo cáo nội bộ: Ngoài các báo cáo thường niên, Công ty nên cho lập thêm các báo cáo nội bộ định kỳ để nắm bắt kịp thời tình hình sử dụng vốn. Từ đó có hướng điều chỉnh kịp thời các chính sách vận hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
5.2.2 Giải pháp nâng cao khả năng thanh toán các khoản nợ phải thu
Từ kết quả tổng hợp được tại Công ty, ta thấy tỷ lệ trích lập dự phòng qua các năm luôn có chiều hướng tăng. Những con số này cho thấy tình hình ứ động tài sản khá lớn, vì vậy cần nhanh chóng có những chính sách phù hợp nhằm đẩy
nhanh tốc độ thu hồi vốn, hạn chế nợ tồn đọng kéo dài. Một số giải pháp nâng cao khả năng thanh toán các khoản nợ phải thu:
- Tiếp tục triển khai các chính sách ưu đãi thanh toán trước hạn.
- Chọn lựa đối tác: Thường xuyên theo dõi, đối chiếu tình hình công nợ để có kế hoạch thu hồi nợ. Tiến hành phân loại khách hàng, cân nhắc việc cung ứng cho những khách hàng có nợ cũ, nợ quá hạn tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn.
- Điều khoản hợp đồng: Rà soát lại các hợp đồng và áp dụng những điều khoản ràng buộc trong hợp đồng như: ứng trước, thế chấp, ký quỹ,…
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN
Trong thời buổi nền kinh tế thị trường, tính cạnh tranh gay gắt đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có sự phân tích, nắm bắt thông tin thị trường nhằm đề ra phương án kinh doanh thích hợp. Do đó, công tác kế toán nói chung mà đặc biệt là kế toán vốn bằng tiền đóng vai trò vô cùng quan trọng, là công cụ cung cấp thông tin, hỗ trợ đắc lực cho những quyết định chiến lược của nhà quản trị.
Qua quá trình thực tập tại Công ty TNHH Hùng Vương – Vĩnh Long, em nhận thấy Công ty đã thực hiện tốt những kế hoạch, nhiệm vụ đã đề ra. Công ty