Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu tại công ty tnhh hùng vương – vĩnh long (Trang 34)

2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu

Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Thu thập từ các báo, sổ sách, chứng từ có liên quan đến phần hành kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu từ phòng kế toán công ty.

2.3.2 Phương pháp phân tích số liệu

Phương pháp so sánh

Là phương pháp chủ yếu dùng trong phân tích hoạt động kinh doanh để xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích.

-So sánh tuyệt đối: Số tuyệt đối là mức độ biểu hiện quy mô, khối lượng giá trị về một chỉ tiêu kinh tế nào đó trong thời gian và địa điểm cụ thể. Đơn vị tính là hiện vật, giá trị, giờ công,... Mức giá trị tuyệt đối được xác định trên cơ sở so sánh chỉ số chỉ tiêu giữa 2 kỳ.

∆y = y1 – y0 Trong đó:

∆y: là phần chênh lệch tăng giảm giữa 2 kỳ y1: là chỉ tiêu kỳ sau

y0: là chỉ tiêu kỳ trước

- So sánh tương đối: là tỷ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so

với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối với chỉ tiêu gốc.

- So sánh số bình quân: là sự so sánh giữa các chỉ tiêu biểu hiện mức độ điển hình của một tổng thể gồm nhiều đơn vị cùng loại được xác định theo một tiêu thức nào đó. Ngoài ra, số bình quân còn dùng để so sánh đặc điểm

của những hiện tượng không có cùng quy mô hay làm căn cứ để đánh giá trình độ đồng đều của của các đơn vị tổng thể.

Phương pháp sử dụng các chỉ số tài chính

Thông qua các chỉ số này, giúp đánh giá tình hình tài chính, khả năng sử dụng vốn,... Từ đó, doanh nghiệp đánh giá được điểm mạnh yếu để có phương hướng phát triển cũng như nâng cao năng lực kinh doanh.

Phương pháp tư duy logic

Kết hợp giữa cơ sở lý luận và thực tiễn, so sánh đối chiếu việc áp dụng các quy định của pháp luật, đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp từ đó đề ra giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU CÔNG TY TNHH HÙNG VƯƠNG – VĨNH LONG 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH HÙNG VƯƠNG – VĨNH LONG

3.1.1 Lịch sử hình thành

- Tên Công ty: CÔNG TY TNHH HÙNG VƯƠNG – VĨNH LONG

- Tên giao dịch quốc tế: HUNG VUONG – VINH LONG CO.,LTD

- Số lượng nhà máy: 2 (DL36, DL460)

- Công suất thiết kế (tấn nguyên liệu/ ngày): 200

- Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất, chế biến, bảo quản và xuất khẩu thủy sản.

- Mã số thuế: 1500467732

- Địa chỉ: Số 197 Đường 14/9 phường 5 – thị xã Vĩnh Long – tỉnh Vĩnh Long.

- Điện thoại: +84 70 382 2134 - Fax: +84 70 382 3273

- Tập đoàn Hùng Vương hiện giữ 90% cổ phần 3.1.2 Quá trình phát triển

Có thể nói kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chủ yếu dựa vào nông nghiệp và thủy sản. Đây là vùng có tiềm năng và lợi thế tự nhiên đặc biệt thuận lợi cho phát triển cá da trơn. Sản xuất cá da trơn chỉ thực sự phát triển từ 10 năm trở lại đây với sản lượng xuất khẩu ngày càng tăng, mang lại hiệu quả kinh tế cao, trở thành mặt hàng chiến lược trong tổng kim ngạch xuất khẩu.

Nằm trong chuỗi hệ thống Công ty CP Nuôi trồng Thủy sản Hùng Vương Miền Tây thuộc Công ty Cổ phần Hùng Vương, Công ty TNHH Hùng Vương – Vĩnh Long thành lập này 12/06/2006 theo quyết định của Ban lãnh

đạo, nằm trong danh mục các dự án đầu tư trọng điểm của tỉnh tại thời điểm này. Khi mà cơn sốt nuôi cá tra đang nóng bỏng ở ĐBSCL. Trong đó, ước tính đến năm 2010 Vĩnh Long quy hoạch 400ha ao cá với sản lượng khoảng 80.000 tấn cá nguyên liệu.

Doanh nghiệp được cấp giấy phép kinh doanh do Sở Kế hoạch và Đầu tư Vĩnh Long, số giấy phép kinh doanh 54020000373. Thay đổi lần 7 vào ngày 15/06/2013.

Trong quá trình phát triển, Công ty TNHH Hùng Vương – Vĩnh Long không ngừng phấn đấu, đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu cho tỉnh nhà, tạo nguồn thu ngoại tệ từ hoạt động xuất khẩu. Giải quyết công ăn việc làm cho phần lớn cán bộ công nhân viên. Góp phần củng cố, phát triển kinh tế xã hội của vùng ĐBSCL nói chung và của tỉnh Vĩnh Long nói riêng.

3.1.3 Chức năng và nhiệm vụ ngành nghề đăng ký kinh doanh

3.1.3.1 Chức năng

Công ty TNHH Hùng Vương – Vĩnh Long là công ty chuyên gia công chế biến hàng thủy sản, sản xuất thủy hải sản xuất khẩu.

3.1.3.2 Nhiệm vụ

- Kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký theo giấy phép kinh doanh. - Tuân thủ các chính sách, chế độ quản lý kinh tế của nhà nước, thực hiện đầy đủ, trung thực báo cáo tài chính.

- Tuân thủ các quy định về quy trình sản xuất, công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn lao động cùng với quy định về an toàn phòng cháy chữa cháy được đặt lên hàng đầu.

- Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh, thực hiện các cam kết trong hợp đồng thương mại đã được ký kết.

- Thực hiện phân phối lao động hợp lý, đúng trình độ, chuyên môn, độ tuổi lao động theo quy định của Nhà nước.

- Tuân thủ tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội của tổ chức sử dụng lao động, có chế độ khen thưởng, kỉ luật nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm cũng như hiệu quả lao động cho cán bộ công nhân viên.

3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC

- Ban giám đốc: là bộ phận đứng đầu bộ máy quản lý, có quyền quyết định và điều hành mọi hoạt động của công ty bảo đảm việc sản xuất kinh doanh cho đơn vị.

- Phòng tổ chức hành chính (TCHC): Phụ trách tuyển dụng, bố trí cơ cấu nhân sự, thực hiện các chế độ lương thưởng, chính sách về lao động theo quy định của nhà nước.

- Phòng kế toán tài vụ (KTTV): Thực hiện các nghiệp vụ kế toán tài chính, quản lý tài chính, theo dõi tình hình lao động, tài sản cố định, nguồn vốn kinh doanh, cung cấp thông tin số liệu, hỗ trợ Ban giám đốc trong các quyết định chiến lược về tài chính.

- Phòng kế hoạch - kinh doanh (KHKD): xây dựng kế hoạch thu mua, sản xuất và tiêu thụ chi tiết cho từng thời kỳ. Nghiên cứu, theo dõi hiện trạng nhà xưởng, trang thiết bị máy móc, dây chuyền sản xuất, đề xuất dự án đầu tư.

- Ban điều hành: đảm bảo định mức, đóng gói bao bì đúng quy cách phẩm chất theo từng sản phẩm.

- Phòng vi sinh: giám sát các giai đoạn sản xuất một cách gián tiếp, sử dụng thuốc theo quy định.

3.2.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý BAN GIÁM ĐỐC BAN GIÁM ĐỐC Phòng TCHC Phòng KHKD Phòng KTTV Ban điều hành Phòng cơ điện Phòng vi sinh Tổ bảo vệ Tổ thống kê Thủ kho Tổ lao động Tổ phục vụ Tổ tiếp nhận Tổ Fillet Tổ định hình Tổ phân màu Tổ xếp khuôn Tổ cấp đông Tổ tạp vụ

(Nguồn: Phòng kế toán công ty)

Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty

3.3 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN 3.3.1 Bộ máy kế toán 3.3.1 Bộ máy kế toán

a) Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán

(Xem trang tiếp theo)

(Nguồn: Phòng kế toán Công ty)

Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty

b) Chức năng các phần hành kế toán

- Kế toán trưởng: Tổ chức điều hành bộ máy kế toán theo quy định của pháp luật, chịu trách nhiệm trong việc nắm bắt kịp thời, chính xác các văn bản pháp luật, các văn bản của cơ quan ban ngành. Quản lý sử dụng và lưu trữ tài liệu kế toán, chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc mọi hoạt động của phòng cũng như hoạt động có liên quan đến tài chính và theo dõi hoạt động tài chính của Công ty. Tổ chức công tác kế toán tại đơn vị tuân thủ theo chế độ kế toán Nhà nước quy định, phù hợp với tình hình hoạt động của Công ty.

- Kế toán tổng hợp: Theo dõi hoạt động thu chi tiền mặt, xuất hóa đơn bán

hàng, theo dõi tình hình biến động của tài sản cố định (sửa chữa và thanh lý). Ngoài ra, còn theo dõi thu chi tiền gửi ngân hàng, tình hình vay nợ ngắn hạn, dài hạn, ghi và tổng hợp vào sổ doanh thu, thuế và các khoản công nợ cuối tháng tiến hành tổng hợp số liệu và lên bảng cân đối kế toán.

- Kế toán kho: Theo dõi tình hình xuất nhập vật tư, báo cáo sơ bộ tình hình sản xuất tại phân xưởng, tổng hợp tình hình xuất nhập tồn vật tư tại kho.

Kế Toán Trưởng

Kế toán kho

Kế toán tiền lương Kế toán tổng hợp

- Kế toán tiền lương: Tính toán chính xác kịp thời đúng chế độ quy định về lương thưởng cho cán bộ công nhân viên cũng như các khoản trích lập. Tổ chức ghi chép, phản ánh kịp thời đầy đủ tình hình biến động về số lượng và chất lượng lao động.

3.3.2 Chính sách kế toán áp dụng

- Chế độ kế toán áp dụng: đơn vị thực hiện công tác kế toán theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 và Thông tư 244/2009/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2009 hướng dẫn sửa đổi bổ sung Chế độ kế toán doanh nghiệp do Bộ trưởng bộ Tài chính ban hành.

- Kỳ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12. - Hình thức kế toán áp dụng: Hình thức Nhật ký chung

Trong đó: Ghi hằng ngày

Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ

Quan hệ đối chiếu, kiểm tra

NHẬT KÝ CHUNG Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Chứng từ kế toán Bảng tổng hợp chứng từ cùng loại Sổ thẻ kế toán chi tiết Sổ quỹ Bảng cân đối số phát sinh NHẬT KÝ CHUNG Sổ cái Chứng từ kế toán Bảng tổng hợp chứng từ cùng loại Sổ thẻ kế toán chi tiết Sổ quỹ NHẬT KÝ CHUNG Sổ cái Chứng từ kế toán Bảng tổng hợp chứng từ cùng loại Sổ thẻ kế toán chi tiết Sổ quỹ Bảng tổng hợp chi tiết NHẬT KÝ CHUNG Sổ cái Chứng từ kế toán Bảng tổng hợp chứng từ cùng loại Sổ thẻ kế toán chi tiết Sổ quỹ Bảng tổng hợp chi tiết NHẬT KÝ CHUNG Sổ cái Chứng từ kế toán Bảng tổng hợp chứng từ cùng loại Sổ thẻ kế toán chi tiết Sổ quỹ

Báo cáo tài chính Bảng cân đối số phát sinh Bảng tổng hợp chi tiết NHẬT KÝ CHUNG Sổ cái Chứng từ kế toán Bảng tổng hợp chứng từ cùng loại Sổ thẻ kế toán chi tiết Sổ quỹ

(Nguồn: Phòng kế toán công ty)

Hình 3.3 Sơ đồ hình thức kế toán Nhật ký chung

Hằng ngày, căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, kế toán lập chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Cái, thẻ kế toán chi tiết có liên quan.

Cuối tháng, quý hoặc năm, kế toán khóa sổ, tính tổng số phát sinh nợ, tổng số phát sinh có trên các các sổ chi tiết, số dư từng tài khoản trên sổ Cái. Căn cứ vào sổ Cái kế toán lập bảng cân đối số phát sinh.

Sau khi đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết, kế toán lập Báo cáo tài chính.

- Đơn vị tiền tệ sử dụng: đồng Việt Nam trong ghi chép kế toán và nguyên tắc, phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác.

- Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Theo phương pháp kê khai thường xuyên

- Nguyên tắc phản ánh giá vốn: giá vốn nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp cùng với chi phí sản xuất chung có liên quan được phân bổ theo mức độ hoạt động bình thường theo phương pháp bình quân gia quyền.

- Phương pháp khấu hao TSCĐ: Khấu hao theo đường thẳng dựa trên Thông tư 45/2013/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ.

- Phần mềm kế toán áp dụng: Không có. Tuy nhiên, Công ty sử dụng chương trình Excel và các sổ, báo cáo bằng giấy để hạch toán và lưu trữ, theo dõi các phần hành kế toán.

3.4 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

a) Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2011 - 2013

Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2011 – 2013 (Xem Báo cáo hoạt động kinh doanh đầy đủ - Phụ lục 3)

(Đơn vị tính: triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Tiền % Tiền % Tổng doanh thu 594.654,5 506.706,4 456.549,9 (87.949,9) (14,8) (50.155,6) (9,9)

Tổng chi phí 542.947,3 496.734,4 454.083 (46.212,9) (8,5) (42.651,4) (8,6)

LN trước thuế 51.707,2 9.970,2 2.466 (41.737) (80,7) (7.504,2) (75,3)

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Công ty TNHH Hùng Vương – Vĩnh Long

Qua bảng tổng hợp kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Hùng Vương – Vĩnh Long giai đoạn 2011 – 2013 ta thấy sự biến động giảm rõ rệt của các chỉ tiêu qua các năm. Cụ thể:

- Doanh thu năm 2012 giảm 87.949,9 triệu đồng tương đương giảm 14% so với năm 2011, cũng cùng xu hướng này tổng doanh thu năm 2013 tuy với tỷ lệ thấp hơn nhưng vẫn giảm mạnh so với năm 2012, cụ thể là giảm 50.155,6 tương tương với mức 9,9%.

Nguyên nhân của sự giảm mạnh là doanh nghiệp cũng nằm trong tình hình chung của nền kinh tế. Năm 2012, nền kinh tế nước ta chịu ảnh hưởng bởi sự bất ổn của nền kinh tế thế giới do khủng hoảng tài chính, khủng hoảng nợ công ở Châu Âu chưa được giải quyết.

Tiếp diễn tình hình bất ổn trên, năm 2013, tình hình kinh tế thế giới vẫn biến động phức tạp. Mặc dù có một vài dấu hiệu tích cực cho thấy các hoạt động kinh tế đang phục hồi trở lại sau suy thoái nhưng triển vọng kinh tế toàn cầu nhìn chung chưa vững chắc, nhất là các nền kinh tế phát triển (Cổng thông tin điện tử Chính phủ, 2013. Tình hình thực hiện phát triển kinh tế - xã hội năm 2013).

Sự giảm sút các đơn đặt hàng làm cho doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm rõ rệt từ 574.147.006.796 đồng năm 2011 còn 488.723.819.121 đồng năm 2012. Và chỉ tiêu về doanh thu từ hoạt động tài chính chỉ còn 7.130.577.426 năm 2012 đồng trong khi năm 2011 đạt đến 20.507.490.127 đồng, giảm gần gấp 3 lần (Phụ lục 3A Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2011 – 2013).

Cũng trong tình trạng tuột dốc khi bước sang năm 2013 khi sự đóng góp từ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của năm 2013 giảm hơn 40 tỷ và sự dao động của doanh thu từ hoạt động tài chính là không đáng kể.

Từ đó cho thấy, vì là doanh nghiệp xuất khẩu nên sự biến động của nền kinh tế thế giới đã ảnh hưởng không nhỏ đến doanh nghiệp.

- Cùng với sự giảm sút về doanh thu thì tổng chi phí cũng giảm liên tục qua 3 năm. Cụ thể năm 2012 giảm 46.212,9 triệu đồng tương ứng 8,5% so với năm 2011, và năm 2013 giảm 42.651,4 tương ứng 8,6% so với năm trước đó.

Năm 2012, ngân hàng thực hiện chính sách siết chặt tín dụng cộng với lãi suất không hạ khiến người nuôi và doanh nghiệp “đói” vốn; thị trường xuất khẩu ảm đạm khiến doanh nghiệp dè dặt trong các khoản đầu tư. Sự khó khăn còn kéo theo sự giảm sút các đơn đặt hàng làm giảm giá vốn hàng bán và kéo dài đến năm 2013.

Bên cạnh đó khoản mục về chi phí bán hàng cũng giảm thấy rõ từ năm 2011 là 29.749.482.253 đồng thì năm 2012 giảm còn 24.690.623.475 đồng và còn không đến 50% khi bước sang năm 2013. Tuy nhiên con số này vẫn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong khoản mục chi phí thế nên tình hình lợi nhuận đã không mấy khả quan.

- Sự giảm mạnh của doanh thu là nguyên nhân chủ yếu khiến lợi nhuận

Một phần của tài liệu kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu tại công ty tnhh hùng vương – vĩnh long (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)