Các chỉ số phân tích vốn bằng tiền và các khoản phải thu

Một phần của tài liệu kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu tại công ty tnhh hùng vương – vĩnh long (Trang 30)

2.1.3.1 Các chỉ số phân tích vốn bằng tiền

a) Bảng lưu chuyển tiền tệ và một số nội dung phân tích từ bảng lưu chuyển tiền tệ

Bảng lưu chuyển tiền tệ (BLCTT)

- Khái niệm: Lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. BCLCTT sẽ được công bố chung với các bảng khác của báo cáo tài chính.

- Nội dung: Do BCLCTT thể hiện các quá trình lưu chuyển liên quan với tiền thông qua các hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ, nên có thể cung cấp thông tin rõ ràng, cụ thể thì việc báo cáo các dòng tiền cần được phân loại

139 642 Lập dự phòng phải thu khó đòi 642 Hoàn nhập khoản dự phòng phải thu khó đòi 131, 138

Xóa số nợ phải thu khó đòi Đồng thời ghi tăng 004)

Xóa số phải thu khó đòi (Nếu chưa lập dự phòng) Đồng thời ghi tăng 004

cho từng hoạt động trong doanh nghiệp. Mặt khác, trên cơ sở phân loại theo các hoạt động sẽ giúp thuận lợi cho việc so sánh, đánh giá các chỉ tiêu giữa các kỳ. Thường thì nội dung BCLCTT gồm có 3 phần:

+ Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh + Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư + Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính.

Và một số vấn đề về hướng dẫn các nguyên tắc, phương pháp lập và trình bày BCLCTT được quy định cụ thể tại Chuẩn mực số 24 (Chuẩn mực kế toán Việt Nam)

- Tác dụng: BCLCTT thể hiện việc thu chi tiền của doanh nghiệp trong kỳ quá khứ giúp đánh giá được những vấn đề sau:

+ Đánh giá khả năng tạo ra tiền với lượng tiền thực thu được trong kỳ. +Thể hiện cụ thể lượng thu nhiều hay ít, từ hoạt động nào từ đó đánh giá khả năng tạo tiền trong tương lai.

+ Đánh giá khả năng thanh toán: hệ số thanh toán cao hay thấp, đánh giá khả năng thanh toán lãi vay và nợ gốc, khả ngăn trả lãi cổ phần bằng tiền…

+ Đánh giá khả năng đầu tư bằng tiền nhàn rỗi qua việc doanh nghiệp mua cổ phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu,…

+ BCLCTT còn là công cụ lập dự toán tiền, xây dựng kế hoạch. Qua việc thu chi sẽ chỉ ra xuất xứ các luồng tiền và việc sử dụng tiền vào các hoạt động nào.

Một số nội dung phân tích thông qua BCLCTT

- Đánh giá khả năng tạo tiền trong tương lai: Trên cơ sở xác định tỷ lệ dòng tiền thu vào của các hoạt động, thể hiện mức độ đóng góp của từng dòng thu

+ Nếu tỷ trọng dòng thu từ hoạt động SXKD cao thể hiện đây là khoản mục tạo tiền chủ yếu của doanh nghiệp. Vậy nhà quản lý sẽ an tâm hơn về tình hình vận hành của đơn vị.

+ Nếu tỷ trọng từ dòng tiền thu do hoạt động đầu tư cao cho thấy doanh nghiệp không thiếu vốn dùng cho hoạt động xây dựng cơ bản, số thừa tạm thời nhàn rỗi đã được mang đầu tư trong kỳ và nhận lại để phục vụ tiếp cho hoạt động của doanh nghiệp.

+ Nếu tiền mặt và các khoản tương đương tiền chủ yếu tạo ra từ hoạt động tài chính. Điều đó chứng tỏ rằng doanh nghiệp trong kỳ đã sử dụng vốn bên ngoài nhiều hơn từ nội lực doanh nghiệp hay từ hoạt động sản xuất kinh doanh.

Vì vậy cần xem xét kỹ dòng tiền thu vào trong kỳ chủ yếu ngoài hoạt động SXKD đối với doanh nghiệp SXKD là không bình thường. Cần tìm hiểu

nguyên nhân và có phương hướng điều chỉnh việc sử dụng vốn trong những kỳ tới.

- Tỷ số thanh toán:

* Tỷ số thanh khoản hiện thời (hệ số thanh toán ngắn hạn)

Là tỷ số tài chính đo lường năng lực thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.

Tỷ số được tính bằng công thức lấy giá trị tài sản lưu động trong một thời kỳ nhất định chia cho giá trị nợ ngắn hạn phải trả cùng kỳ. Trong đó, tài sản lưu động bao gồm: Tiền, và tương đương tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác.

Tính hợp lý của hệ số này phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh. Ví dụ tỷ số bằng 2 hoặc lớn hơn có thể tốt cho công ty sản xuất. Nói chung chỉ số ở mức 2 – 3 được xem là tốt. Tỷ số này càng thấp ám chỉ doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn đối với việc thực hiện các nghĩa vụ thanh toán. Tuy nhiên, nếu quá cao chứng tỏ tài sản của doanh nghiệp bị cột chặt vào tài sản lưu động quá nhiều như vậy hiệu suất sử dụng vốn là không cao.

Lưu ý: Khi đánh giá tình hình thanh khoản của doanh nghiệp người ta

thường so sánh tỷ số này với tỷ số thanh khoản bình quân của toàn ngành mà doanh nghiệp đó tham gia.

* Tỷ Số thanh khoản nhanh:

Là chỉ số tài chính dùng để đo khả năng huy động tài sản lưu động của một doanh nghiệp để thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.

Tỷ số được tính bằng tỷ số giữa hiệu số Giá trị tài sản lưu độngGiá trị hàng tồn kho với Giá trị nợ ngắn hạn.

Nếu công ty có tỷ số này <1 (nhỏ hơn 1), cho thấy khả năng thanh toán ngay lập tức toàn bộ các khoản nợ ngắn hạn là không đủ. Nếu Hệ số thanh toán nhanh nhỏ hơn Hệ số thanh toán ngay rất nhiều chứng tỏ tài sản ngắn hạn phụ thuộc rất lớn vào hàng tồn kho, và trường hợp này cho thấy tính thanh khoản của tài sản là tương đối thấp.

Ngoài ra so sánh tỷ số này giữa năm này với năm trước để thấy xu hướng biến động cũng như so sánh với hệ số của các doanh nghiệp cùng ngành để đánh giá tương quan cạnh tranh.

2.1.3.1 Các chỉ số phân tích các khoản phải thu

* Số vòng quay các khoản phải thu:

Là tỷ số giữa Doanh thu thuầngiá trị các khoản phải thu bình quân. Trong đó:

- DT thuần = tổng DT bán hàng và cung cấp DV – các khoản giảm trừ doanh thu (Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại,…)

- Giá trị các khoản phải thu bình quân = Các khoản phải thu đầu kỳ + (cộng) các khoản phải thu cuối kỳ chia 2.

Quan sát số vòng quay khoản phải thu cho biết chính sách bán hàng trả chậm của doanh nghiệp. Hệ số này càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ của doanh nghiệp càng nhanh và ngược lại.

Khi so sánh chỉ số này với các doanh nghiệp cùng ngành, mà chỉ số này quá cao, thì doanh nghiệp có khả năng mất khách hàng vì khách hàng có xu hướng sẽ chuyển sang doanh nghiệp cung cấp có thời gian tín dụng dài hơn. Và khi so sánh biến động qua các năm, nhận thấy sự sụt giảm thì đó là dấu hiệu doanh nghiệp gặp khó khăn với việc thu hồi nợ từ khách hàng.

* Kỳ thu tiền bình quân:

Là chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Tỷ số này cho biết doanh nghiệp mất bình quân bao nhiêu để thu hồi các khoản nợ phải thu của mình.

Kỳ thu tiền bình quân =

Ý nghĩa

Tương tự ý nghĩa số vòng quay khoản phải thu.

2.2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

Đặng Thị Thu Hiền (2012) “Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty TNHH Thành Hưng”, khóa luận tốt nghiệp đại học, Đại học Dân lập Hải Phòng. Tác giả thu thập số liệu thứ cấp từ phòng kế toán để phản ánh một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh và tiến hành lên sổ kế toán. Đồng thời sử dụng phương pháp so sánh để đánh giá tình hình quản lý vốn bằng tiền và các khoản thu. Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm giúp công ty hoàn thiện công tác kế toán ghi chép hệ thống sổ sách để xử lý kịp thời hiệu quả những nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Nhưng hạn chế là chưa đánh giá được tình hình sử dụng vốn bằng tiền của đơn vị.

Nguyễn Thị Mỹ Nhân (2013) “Kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu tại Công ty Cổ phần Cơ điện Cần Thơ”, luận văn tốt nghiệp đại học, Đại học Cần Thơ. Tác giả thu thập số liệu thứ cấp từ phòng kế toán để phản ánh một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh và tiến hành lên sổ kế toán. Đồng thời, tác giả sử dụng phương pháp so sánh, sử dụng các chỉ số tài chính và phân tích dòng ngân lưu qua Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ để thấy được tình hình sử dụng vốn, tìm ra những ưu và nhược điểm trong việc quản lý vốn bằng tiền. Từ đó nêu lên giải pháp kiểm soát báo cáo sổ, nâng cao khả năng thanh toán vốn bằng tiền cũng như việc thu hồi các khoản nợ phải thu, tránh tình trạng chôn vốn hay bị chiếm dụng vốn.

Nguyễn Thị Diệu Thơm (2013) “Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Thái Nguyên”, Chuyên đề kế toán, Đại học Cần Thơ. Tác giả thu thập số liệu thứ cấp từ phòng kế toán để phản ánh một số nghiệp vụ

kinh tế phát sinh và tiến hành lên sổ kế toán. Bên cạnh đó tác giả sử dụng phương pháp so sánh tình hình biến động phân tích doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty. Phân tích các lưu đồ mô tả quy trình kế toán để tìm ra những hạn chế trong hệ thống thông tin kế toán doanh nghiệp. Nhưng còn hạn chế là tác giả chưa đi sâu phân tích các dòng tiền mà chỉ tập trung vào việc lên sổ kế toán và nhận xét sự tăng giảm của nó.

Qua lược khảo tài liệu cho thấy, các nghiên cứu trước đây đều sử dụng các số liệu thứ cấp thu thập từ phòng kế toán và quan sát hạch toán chứng từ của đơn vị. Từ đó tác giả tiến hành hạch toán, lên sổ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng. Từ đó nghiên cứu này kế thừa phương pháp nghiên cứu của Đặng Thị Thu Hiền (2012), Nguyễn Thị Mỹ Nhân (2013), Nguyễn Thị Diệu Thơm (2013) để thấy rõ quy trình quản lý vốn bằng tiền cũng như các khoản phải thu của doanh nghiệp và nâng cao hơn bằng việc phân tích các dòng tiền thu chi thông qua bảng BCLCTT và sử dụng các chỉ số tài chính trên báo cáo này và các bảng báo cáo tài chính khác của doanh nghiệp.

2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu 2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu

Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Thu thập từ các báo, sổ sách, chứng từ có liên quan đến phần hành kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu từ phòng kế toán công ty.

2.3.2 Phương pháp phân tích số liệu

Phương pháp so sánh

Là phương pháp chủ yếu dùng trong phân tích hoạt động kinh doanh để xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích.

-So sánh tuyệt đối: Số tuyệt đối là mức độ biểu hiện quy mô, khối lượng giá trị về một chỉ tiêu kinh tế nào đó trong thời gian và địa điểm cụ thể. Đơn vị tính là hiện vật, giá trị, giờ công,... Mức giá trị tuyệt đối được xác định trên cơ sở so sánh chỉ số chỉ tiêu giữa 2 kỳ.

∆y = y1 – y0 Trong đó:

∆y: là phần chênh lệch tăng giảm giữa 2 kỳ y1: là chỉ tiêu kỳ sau

y0: là chỉ tiêu kỳ trước

- So sánh tương đối: là tỷ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so

với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối với chỉ tiêu gốc.

- So sánh số bình quân: là sự so sánh giữa các chỉ tiêu biểu hiện mức độ điển hình của một tổng thể gồm nhiều đơn vị cùng loại được xác định theo một tiêu thức nào đó. Ngoài ra, số bình quân còn dùng để so sánh đặc điểm

của những hiện tượng không có cùng quy mô hay làm căn cứ để đánh giá trình độ đồng đều của của các đơn vị tổng thể.

Phương pháp sử dụng các chỉ số tài chính

Thông qua các chỉ số này, giúp đánh giá tình hình tài chính, khả năng sử dụng vốn,... Từ đó, doanh nghiệp đánh giá được điểm mạnh yếu để có phương hướng phát triển cũng như nâng cao năng lực kinh doanh.

Phương pháp tư duy logic

Kết hợp giữa cơ sở lý luận và thực tiễn, so sánh đối chiếu việc áp dụng các quy định của pháp luật, đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp từ đó đề ra giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU CÔNG TY TNHH HÙNG VƯƠNG – VĨNH LONG 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH HÙNG VƯƠNG – VĨNH LONG

3.1.1 Lịch sử hình thành

- Tên Công ty: CÔNG TY TNHH HÙNG VƯƠNG – VĨNH LONG

- Tên giao dịch quốc tế: HUNG VUONG – VINH LONG CO.,LTD

- Số lượng nhà máy: 2 (DL36, DL460)

- Công suất thiết kế (tấn nguyên liệu/ ngày): 200

- Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất, chế biến, bảo quản và xuất khẩu thủy sản.

- Mã số thuế: 1500467732

- Địa chỉ: Số 197 Đường 14/9 phường 5 – thị xã Vĩnh Long – tỉnh Vĩnh Long.

- Điện thoại: +84 70 382 2134 - Fax: +84 70 382 3273

- Tập đoàn Hùng Vương hiện giữ 90% cổ phần 3.1.2 Quá trình phát triển

Có thể nói kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chủ yếu dựa vào nông nghiệp và thủy sản. Đây là vùng có tiềm năng và lợi thế tự nhiên đặc biệt thuận lợi cho phát triển cá da trơn. Sản xuất cá da trơn chỉ thực sự phát triển từ 10 năm trở lại đây với sản lượng xuất khẩu ngày càng tăng, mang lại hiệu quả kinh tế cao, trở thành mặt hàng chiến lược trong tổng kim ngạch xuất khẩu.

Nằm trong chuỗi hệ thống Công ty CP Nuôi trồng Thủy sản Hùng Vương Miền Tây thuộc Công ty Cổ phần Hùng Vương, Công ty TNHH Hùng Vương – Vĩnh Long thành lập này 12/06/2006 theo quyết định của Ban lãnh

đạo, nằm trong danh mục các dự án đầu tư trọng điểm của tỉnh tại thời điểm này. Khi mà cơn sốt nuôi cá tra đang nóng bỏng ở ĐBSCL. Trong đó, ước tính đến năm 2010 Vĩnh Long quy hoạch 400ha ao cá với sản lượng khoảng 80.000 tấn cá nguyên liệu.

Doanh nghiệp được cấp giấy phép kinh doanh do Sở Kế hoạch và Đầu tư Vĩnh Long, số giấy phép kinh doanh 54020000373. Thay đổi lần 7 vào ngày 15/06/2013.

Trong quá trình phát triển, Công ty TNHH Hùng Vương – Vĩnh Long không ngừng phấn đấu, đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu cho tỉnh nhà, tạo nguồn thu ngoại tệ từ hoạt động xuất khẩu. Giải quyết công ăn việc làm cho phần lớn cán bộ công nhân viên. Góp phần củng cố, phát triển kinh tế xã hội của vùng ĐBSCL nói chung và của tỉnh Vĩnh Long nói riêng.

3.1.3 Chức năng và nhiệm vụ ngành nghề đăng ký kinh doanh

3.1.3.1 Chức năng

Công ty TNHH Hùng Vương – Vĩnh Long là công ty chuyên gia công chế biến hàng thủy sản, sản xuất thủy hải sản xuất khẩu.

3.1.3.2 Nhiệm vụ

- Kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký theo giấy phép kinh doanh. - Tuân thủ các chính sách, chế độ quản lý kinh tế của nhà nước, thực hiện đầy đủ, trung thực báo cáo tài chính.

- Tuân thủ các quy định về quy trình sản xuất, công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn lao động cùng với quy định về an toàn phòng cháy chữa cháy được đặt lên hàng đầu.

- Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh, thực hiện các cam kết trong hợp đồng thương mại đã được ký kết.

- Thực hiện phân phối lao động hợp lý, đúng trình độ, chuyên môn, độ tuổi lao động theo quy định của Nhà nước.

- Tuân thủ tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội của tổ chức sử dụng lao động, có chế độ khen thưởng, kỉ luật nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm cũng như hiệu quả lao động cho cán bộ công nhân viên.

3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC

Một phần của tài liệu kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu tại công ty tnhh hùng vương – vĩnh long (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)