Tổ chức bộ máy kế toán

Một phần của tài liệu kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu tại công ty tnhh hùng vương – vĩnh long (Trang 39)

3.3.1 Bộ máy kế toán

a) Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán

(Xem trang tiếp theo)

(Nguồn: Phòng kế toán Công ty)

Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty

b) Chức năng các phần hành kế toán

- Kế toán trưởng: Tổ chức điều hành bộ máy kế toán theo quy định của pháp luật, chịu trách nhiệm trong việc nắm bắt kịp thời, chính xác các văn bản pháp luật, các văn bản của cơ quan ban ngành. Quản lý sử dụng và lưu trữ tài liệu kế toán, chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc mọi hoạt động của phòng cũng như hoạt động có liên quan đến tài chính và theo dõi hoạt động tài chính của Công ty. Tổ chức công tác kế toán tại đơn vị tuân thủ theo chế độ kế toán Nhà nước quy định, phù hợp với tình hình hoạt động của Công ty.

- Kế toán tổng hợp: Theo dõi hoạt động thu chi tiền mặt, xuất hóa đơn bán

hàng, theo dõi tình hình biến động của tài sản cố định (sửa chữa và thanh lý). Ngoài ra, còn theo dõi thu chi tiền gửi ngân hàng, tình hình vay nợ ngắn hạn, dài hạn, ghi và tổng hợp vào sổ doanh thu, thuế và các khoản công nợ cuối tháng tiến hành tổng hợp số liệu và lên bảng cân đối kế toán.

- Kế toán kho: Theo dõi tình hình xuất nhập vật tư, báo cáo sơ bộ tình hình sản xuất tại phân xưởng, tổng hợp tình hình xuất nhập tồn vật tư tại kho.

Kế Toán Trưởng

Kế toán kho

Kế toán tiền lương Kế toán tổng hợp

- Kế toán tiền lương: Tính toán chính xác kịp thời đúng chế độ quy định về lương thưởng cho cán bộ công nhân viên cũng như các khoản trích lập. Tổ chức ghi chép, phản ánh kịp thời đầy đủ tình hình biến động về số lượng và chất lượng lao động.

3.3.2 Chính sách kế toán áp dụng

- Chế độ kế toán áp dụng: đơn vị thực hiện công tác kế toán theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 và Thông tư 244/2009/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2009 hướng dẫn sửa đổi bổ sung Chế độ kế toán doanh nghiệp do Bộ trưởng bộ Tài chính ban hành.

- Kỳ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12. - Hình thức kế toán áp dụng: Hình thức Nhật ký chung

Trong đó: Ghi hằng ngày

Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ

Quan hệ đối chiếu, kiểm tra

NHẬT KÝ CHUNG Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Chứng từ kế toán Bảng tổng hợp chứng từ cùng loại Sổ thẻ kế toán chi tiết Sổ quỹ Bảng cân đối số phát sinh NHẬT KÝ CHUNG Sổ cái Chứng từ kế toán Bảng tổng hợp chứng từ cùng loại Sổ thẻ kế toán chi tiết Sổ quỹ NHẬT KÝ CHUNG Sổ cái Chứng từ kế toán Bảng tổng hợp chứng từ cùng loại Sổ thẻ kế toán chi tiết Sổ quỹ Bảng tổng hợp chi tiết NHẬT KÝ CHUNG Sổ cái Chứng từ kế toán Bảng tổng hợp chứng từ cùng loại Sổ thẻ kế toán chi tiết Sổ quỹ Bảng tổng hợp chi tiết NHẬT KÝ CHUNG Sổ cái Chứng từ kế toán Bảng tổng hợp chứng từ cùng loại Sổ thẻ kế toán chi tiết Sổ quỹ

Báo cáo tài chính Bảng cân đối số phát sinh Bảng tổng hợp chi tiết NHẬT KÝ CHUNG Sổ cái Chứng từ kế toán Bảng tổng hợp chứng từ cùng loại Sổ thẻ kế toán chi tiết Sổ quỹ

(Nguồn: Phòng kế toán công ty)

Hình 3.3 Sơ đồ hình thức kế toán Nhật ký chung

Hằng ngày, căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, kế toán lập chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Cái, thẻ kế toán chi tiết có liên quan.

Cuối tháng, quý hoặc năm, kế toán khóa sổ, tính tổng số phát sinh nợ, tổng số phát sinh có trên các các sổ chi tiết, số dư từng tài khoản trên sổ Cái. Căn cứ vào sổ Cái kế toán lập bảng cân đối số phát sinh.

Sau khi đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết, kế toán lập Báo cáo tài chính.

- Đơn vị tiền tệ sử dụng: đồng Việt Nam trong ghi chép kế toán và nguyên tắc, phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác.

- Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Theo phương pháp kê khai thường xuyên

- Nguyên tắc phản ánh giá vốn: giá vốn nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp cùng với chi phí sản xuất chung có liên quan được phân bổ theo mức độ hoạt động bình thường theo phương pháp bình quân gia quyền.

- Phương pháp khấu hao TSCĐ: Khấu hao theo đường thẳng dựa trên Thông tư 45/2013/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ.

- Phần mềm kế toán áp dụng: Không có. Tuy nhiên, Công ty sử dụng chương trình Excel và các sổ, báo cáo bằng giấy để hạch toán và lưu trữ, theo dõi các phần hành kế toán.

3.4 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

a) Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2011 - 2013

Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2011 – 2013 (Xem Báo cáo hoạt động kinh doanh đầy đủ - Phụ lục 3)

(Đơn vị tính: triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Tiền % Tiền % Tổng doanh thu 594.654,5 506.706,4 456.549,9 (87.949,9) (14,8) (50.155,6) (9,9)

Tổng chi phí 542.947,3 496.734,4 454.083 (46.212,9) (8,5) (42.651,4) (8,6)

LN trước thuế 51.707,2 9.970,2 2.466 (41.737) (80,7) (7.504,2) (75,3)

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Công ty TNHH Hùng Vương – Vĩnh Long

Qua bảng tổng hợp kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Hùng Vương – Vĩnh Long giai đoạn 2011 – 2013 ta thấy sự biến động giảm rõ rệt của các chỉ tiêu qua các năm. Cụ thể:

- Doanh thu năm 2012 giảm 87.949,9 triệu đồng tương đương giảm 14% so với năm 2011, cũng cùng xu hướng này tổng doanh thu năm 2013 tuy với tỷ lệ thấp hơn nhưng vẫn giảm mạnh so với năm 2012, cụ thể là giảm 50.155,6 tương tương với mức 9,9%.

Nguyên nhân của sự giảm mạnh là doanh nghiệp cũng nằm trong tình hình chung của nền kinh tế. Năm 2012, nền kinh tế nước ta chịu ảnh hưởng bởi sự bất ổn của nền kinh tế thế giới do khủng hoảng tài chính, khủng hoảng nợ công ở Châu Âu chưa được giải quyết.

Tiếp diễn tình hình bất ổn trên, năm 2013, tình hình kinh tế thế giới vẫn biến động phức tạp. Mặc dù có một vài dấu hiệu tích cực cho thấy các hoạt động kinh tế đang phục hồi trở lại sau suy thoái nhưng triển vọng kinh tế toàn cầu nhìn chung chưa vững chắc, nhất là các nền kinh tế phát triển (Cổng thông tin điện tử Chính phủ, 2013. Tình hình thực hiện phát triển kinh tế - xã hội năm 2013).

Sự giảm sút các đơn đặt hàng làm cho doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm rõ rệt từ 574.147.006.796 đồng năm 2011 còn 488.723.819.121 đồng năm 2012. Và chỉ tiêu về doanh thu từ hoạt động tài chính chỉ còn 7.130.577.426 năm 2012 đồng trong khi năm 2011 đạt đến 20.507.490.127 đồng, giảm gần gấp 3 lần (Phụ lục 3A Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2011 – 2013).

Cũng trong tình trạng tuột dốc khi bước sang năm 2013 khi sự đóng góp từ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của năm 2013 giảm hơn 40 tỷ và sự dao động của doanh thu từ hoạt động tài chính là không đáng kể.

Từ đó cho thấy, vì là doanh nghiệp xuất khẩu nên sự biến động của nền kinh tế thế giới đã ảnh hưởng không nhỏ đến doanh nghiệp.

- Cùng với sự giảm sút về doanh thu thì tổng chi phí cũng giảm liên tục qua 3 năm. Cụ thể năm 2012 giảm 46.212,9 triệu đồng tương ứng 8,5% so với năm 2011, và năm 2013 giảm 42.651,4 tương ứng 8,6% so với năm trước đó.

Năm 2012, ngân hàng thực hiện chính sách siết chặt tín dụng cộng với lãi suất không hạ khiến người nuôi và doanh nghiệp “đói” vốn; thị trường xuất khẩu ảm đạm khiến doanh nghiệp dè dặt trong các khoản đầu tư. Sự khó khăn còn kéo theo sự giảm sút các đơn đặt hàng làm giảm giá vốn hàng bán và kéo dài đến năm 2013.

Bên cạnh đó khoản mục về chi phí bán hàng cũng giảm thấy rõ từ năm 2011 là 29.749.482.253 đồng thì năm 2012 giảm còn 24.690.623.475 đồng và còn không đến 50% khi bước sang năm 2013. Tuy nhiên con số này vẫn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong khoản mục chi phí thế nên tình hình lợi nhuận đã không mấy khả quan.

- Sự giảm mạnh của doanh thu là nguyên nhân chủ yếu khiến lợi nhuận trước thuế giảm, vì tuy tổng chi phí cũng giảm nhưng với tốc độ chậm hơn. Vì thế, thu nhập trước thuế giảm đáng kể. năm 2011 đạt 51.707,2 triệu đồng, sang năm 2012 giảm 41.737 triệu và chỉ còn 2.466 triệu đồng, giảm 95.23 % so với đầu kỳ.

Trước tình hình doanh thu, lợi nhuận của Công ty liên tục giảm mạnh qua 3 năm, Công ty cần có những giải pháp tháo gỡ khó khăn cũng như định hướng phát triển để cải thiện tình hình hoạt động trong thời gian tới.

b) Kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2014 so với cùng kỳ năm 2013 (xem bảng 3.2 trang 33)

Nhìn vào bảng số liệu, ta có thể nhận thấy tuy doanh thu năm 2013 cao đạt 102.586,4 triệu đồng tuy nhiên vẫn chưa thể bù đắp được chi phí. Từ đó dẫn đến kết quả kinh doanh lỗ trong 6 tháng đầu năm là 295,7 triệu đồng. Nguyên nhân của tình trạng này là doanh nghiệp cũng nằm trong tầm ảnh hưởng của nền kinh tế chung Việt Nam cũng như nền kinh tế thế giới. Mặc dù trong điều kiện về tài chính toàn cầu đã và đang được cải thiện; những rủi ro

Bảng 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2013 và 2014 (Xem Báo cáo hoạt đoạt kinh doanh đầy đủ - Phụ lục 3)

(Đơn vị tính: triệu đồng) Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 Chênh lệch Số Tiền % Tổng doanh thu 102.586,4 210.675 108.088,6 105,4 Tổng chi phí 102.882,1 210.395 107.512,9 104,5 LN trước thuế (295,7) 280 575,7 194,7

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2013 – 2014)

ngắn hạn đang có dấu hiệu giảm bớt; một số nền kinh tế lớn đang áp dụng chính sách nới lỏng tiền tệ và tài chính nhằm tăng cầu trong nước nhưng nhìn chung, nền kinh tế thế giới chưa hoàn toàn hồi phục, tăng trưởng chậm và vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất lợi. Chính sách bảo hộ hàng hóa nội địa diễn ra tại nhiều nước gây ảnh hưởng đến thị trường cầu (Cổng thông tin điện tử Chính phủ, 2013. Tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2013).

Bước sang năm 2014, với chính sách phấn đấu phục hồi hoạt động của Doanh nghiệp đã đạt kết quả tương đối khả quan: doanh thu tăng lên 108.088,6 triệu đồng đạt 210.675 triệu đồng tăng 105,4%. Đồng thời sự tăng lên của các yếu tố đầu vào: nhiên liệu, nhân công… làm chi phí cũng tăng theo giữ mức 210.395 triệu đồng, tăng 104,5%. Tuy lợi nhuận thuần chỉ đạt 280 triệu nhưng bước đầu đã thấy sự khởi sắc trong việc điều hành của doanh nghiệp.

3.5 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN 3.5.1 Thuận lợi 3.5.1 Thuận lợi

- Thủy sản là ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vì vậy nhà nước có nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ ngành phát triển như: Hỗ trợ lãi suất, hỗ trợ nông dân nuôi trồng thủy sản, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản…

- Điều kiện thiên nhiên và ưu thế về nguồn nhân công lớn là những cơ sở cho ngành thủy sản trở thành ngành sản xuất chủ lực của Việt Nam.

- Tôm đông lạnh và cá đông lạnh là hai sản phẩm có tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.

- Cá da trơn Việt Nam dễ nuôi, dễ đánh bắt cho năng suất cao. Cùng với điều kiện tự nhiên về sông ngòi, nguồn thức ăn phong phú đã mang lại nhiều thuận lợi cho việc nuôi trồng, tạo nguồn cung ứng đầu vào phục vụ sản xuất chế biến.

- Các biện pháp giảm giá thành như đầu tư thêm thiết bị, tận dụng phế liệu, đa dạng hóa sản phẩm…

- Ngoài ra, sự tiến bộ trong hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với các nước đã mở ra cơ hội lớn cho việc mở rộng thị trường tiêu thụ cá da trơn Việt Nam. Đặc biệt, sau Hiệp định thương mại Việt - Mỹ được ký kết vào ngày 13/07/2000. Đồng thời, sau vụ kiện cá basa năm 2002 cá da trơn Việt Nam đã được nhiều người biết đến. Qua đó, nhà nước Việt Nam cùng với các doanh

nghiệp xuất khẩu cá da trơn có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho mình, có khả năng tốt hơn vượt qua các rào cản, tăng khả năng cạnh tranh của mặt hàng này trên thị trường Mỹ cũng như thị trường thế giới nói chung.

3.5.2 Khó khăn

- Ngành thủy sản Việt Nam trong thời gian qua đã chịu tác động rất lớn của khủng hoảng kinh tế với việc giảm sút nghiêm trọng các đơn đặt hàng cũng như giá nhập tại các thị trường lớn như Mỹ, EU và Nhật.

- Một số thị trường đưa ra quá nhiều rào cản kĩ thuật để chặn hàng thủy sản Việt Nam.

- Mức độ cạnh tranh ngành đang làm thu hẹp lợi nhuận biên của ngành thủy sản. Sự ảnh hưởng của nền kinh tế khó khăn càng làm mức độ cạnh tranh ngày càng tăng.

- Tính cạnh tranh chưa cao khi mà việc xây dựng thương hiệu trên thị trường thế giới gần như mới bắt đầu.

- Việc chế biến bảo quản, vệ sinh an toàn thực phẩm của các doanh nghiệp xuất khẩu còn thấp chưa đáp ứng nhu cầu tiêu chuẩn chất lượng. Hiện nay, nhu cầu nhân lực trình độ cao cho ngành công nghệ thực phẩm vẫn còn là một bài toán chung cho các công ty, nhà máy thuộc lĩnh vực thực phẩm tiêu dùng. Đồng thời, nó còn là sự vấp phải các chính sách bảo hộ doanh nghiệp trong nước tại thị trường các nước nhập khẩu.

3.5.3 Định hướng phát triển

- Tiếp tục duy trì sự phát triển bền vững ngành nghề đăng ký, tiếp tục gia tăng doanh thu hàng năm.

- Phát huy thế mạnh duy trì các khách hàng truyền thống và mở rộng với những đối tác kinh doanh khác.

- Mở rộng quy mô kinh doanh, nâng cao tầm vóc công ty.

- Chú trọng các chiến lược Marketing không ngừng mở rộng thị trường kinh doanh.

- Tăng cường công tác quản trị doanh nghiệp, công tác tổ chức nhân sự, tiền lương và không ngừng đào tạo, thu hút nguồn nhân lực giỏi, luôn có chính sách đãi ngộ tốt đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý và công nhân lao động.

CHƯƠNG 4

KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN PHẢI THU CỦA CÔNG TY TNHH HÙNG VƯƠNG – VĨNH LONG

4.1 KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN 4.1.1 Kế toán tiền mặt 4.1.1 Kế toán tiền mặt

4.1.1.1 Công tác tổ chức quản lý tiền mặt tại đơn vị

a) Kế toán thu tiền mặt

- Các trường hợp thu tiền: Thu tiền bán hàng, thu nợ khách hàng, thu hồi tạm ứng, thu rút tiền gửi, thu tiền vay ngân hàng,…

- Quy trình luân chuyển chứng từ thu tiền mặt tại đơn vị:

(1) Kế toán tiếp nhận các giấy tờ như: thông báo nộp tiền, hóa đơn, hợp đồng, ủy nhiệm thu hay biên bản thanh lý TSCĐ,…

(2) Kế toán tiền mặt đối chiếu các chứng từ, kiểm tra đảm bảo tính hợp lý hợp lệ của chứng từ, kế toán lập phiếu thu gồm 3 liên.

(3) Phiếu thu được chuyển cho kế toán trưởng xem xét, ký duyệt. (4) Phê duyệt của Giám đốc, Phó Giám đốc.

(5) Thủ quỹ tiếp nhận phiếu thu đã ký duyệt, ký tên đồng thời thu tiền. (6) Liên 2 của phiếu thu giao cho người nộp tiền, thủ quỹ giữ lại liên 3 để ghi sổ quỹ.

(7) Kế toán tiền mặt nhận lại liên 3 ghi sổ và lưu trữ theo quy định.

b) Kế toán chi tiền mặt

Các trường hợp chi tiền mặt: Chi trả nợ nhà cung cấp, chi mua các yếu

Một phần của tài liệu kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu tại công ty tnhh hùng vương – vĩnh long (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)