4.5.1 Phân tích các khoản phải thu
Dựa vào bảng phân tích ta thấy, năm 2012 khoản phải thu giảm 50.182.465.486 đồng, tương ứng 99,7%, do công ty gặp khó khăn trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ, kinh tế khó khăn, đã làm cho khoản phải thu khách hàng giảm 45.724.116.141, tức giảm 99,70%. Ngoài ra các khoản trả trước cho người bán giảm 2.639.011.800 tức giảm 100%, do năm 2012 không có khoản mục này, chi phí trả trước ngắn hạn tăng 117.211.558 đồng tương ứng tăng 31,07%, thuế GTGT được khấu trừ tăng 90.713.811 đồng tương ứng tăng 150,5%. Năm 2013 không có nhiều thay đổi so với năm 2012, thuế GTGT được khấu trừ tăng 445.357.254 đồng tương ứng tăng 294,96%.
Kết hợp phân tích theo chièu dọc, ta thấy trong năm 2011, tỷ trọng các khoản phải thu chiếm 30,32% trong tổng tài sản của doanh nghiệp, năm 2012 tỷ trọng khoản phải thu giảm đột ngột xuống còn 0,19% và không có sự thay đổi đáng kể sang năm 2013. Về mặt giá trị các khoản phải thu có chiều hướng giảm và tỷ trọng các khoản phải thu trên tổng tài sản cũng giảm. Điều này cho thấy doanh nghiệp bị hạn chế về việc mở rộng thị trường, không có nhiều hợp đồng, khách hàng, các khoản phải thu giảm cũng thể hiện doanh nghiệp có chính sách tốt trong việc thu hồi vốn do các đơn vị khác chiếm dụng, góp phần sử dụng vốn hiệu quả hơn.
71 Bảng 4.4 Phân tích các khoản phải thu
Các khoản phải thu 2011 2012 2013
Tỷ trọng 2012/2011 2013/2012
2011 2012 2013 Giá trị % Giá trị %
I. Các khoản phải thu 50.331.445.316 148.979.830 135.212.221 30,32 0,19 0,18 -50.182.465.486 -99,70 -13.767.609 -9,24
1. Phải thu khách hàng 45.860.495.971 136.379.830 121.712.221 27,62 0,18 0,16 -45.724.116.141 -99,70 -14.667.609 -10,75
2. Trả trước cho người bán 2.639.011.800 1,59 0,00 0,00 -2.639.011.800 -100,00
5. Các khoản phải thu khác 1.831.937.545 12.600.000 13.500.000 1,10 0,02 0,02 -1.819.337.545 -99,31 900.000 7,14 II. Các khoản phải thu khác 437.499.794 645.425.163 1.105.450.026 0,26 0,84 1,44 207.925.369 47,53 460.024.863 71,27
1. Chi phí trả trước ngắn hạn 377.226.487 494.438.045 509.105.654 0,23 0,64 0,67 117.211.558 31,07 14.667.609 2,97 2. Thuế GTGT được khấu trừ 60.273.307 150.987.118 596.344.372 0,04 0,20 0,78 90.713.811 150,50 445.357.254 294,96 Tổng cộng 50.768.945.110 794.404.993 1.240.662.247 30,58 1,04 1,62 -49.974.540.117 -98,44 446.257.254 56,18
Nguồn: Phòng kế toán
Bảng 4.5 Phân tích các tỷ số các khoản phải thu
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Chênh lệch %
2012/2011 2013/2012 Tổng các khoản phải thu 50.768.945.110 794.404.993 1.240.662.247 -98,44 56,18 Tổng tài sản ngắn hạn 138.402.515.520 45.112.829.801 48.377.696.813 -67,40 7,24 Tổng các khoản phải trả 125.820.531.820 21.604.664.790 20.496.757.119 -82,83 -5,13 Tỷ lệ khoản phải thu/tài sản ngắn hạn 36,68 1,76 2,56 -95,20 45,64
Tỷ lệ khoản phải thu/khoản phải trả 40,35 3,68 6,05 -90,89 64,62
Nguồn: Phòng kế toán
Khoản phải thu trong năm 2012 so với năm 2011 giảm 98,44%, khoản phải thu trong năm 2012 so với tài sản lưu động giảm 95,2%, so với khoản phải trả giảm 90,89%. Trong năm 2013, tỷ lệ khoản phải thu trên tài sản ngắn hạn và trên khoản phải trả đều tăng so với năm 2012, do tốc độ tăng của các khoản phải thu nhanh hơn tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn và khoản phải trả.
Tỷ lệ các khoản phải thu trên khoản phải trả tăng giảm liên tục, năm 2011 tình hình thanh toán công nợ tương đối tốt, khoản bị chiếm dụng của công ty bằng 36,68% so với khoản công ty đi chiếm dụng, năm 2011 các khoản phải thu của công ty là 50.768.945.110 đồng, trong khi khoản phải trả là 125.820.531.820 đồng, tỷ lệ này giảm dần. Tỷ lệ khoản phải thu trên tài sản ngắn hạn năm 2013 là 2,56% vẫn thấp hơn 1 có xu hướng tăng trong những năm kế tiếp, công ty cần có những biện pháp tích cực trong việc thu hồi nợ, chủ yếu là các khoản nợ từ khách hàng vì đây là những khoản mục chiếm tỷ trọng không hề nhỏ trong tổng khoản phải thu.
4.5.2 Phân tích các khoản phải trả
Năm 2012 khoản phải trả giảm 104.215.867.030 đồng, tức giảm 82,83% so với năm 2011, nguyên nhân chủ quan là do giảm vay và nợ ngắn hạn và người mua trả tiền trước giảm 100%, khoản phải trả người bán giảm 61.102.910.915 giảm tương ứng 77,87%. Năm 2013 khoản phải trả tiếp tục giảm 1.107.907.671 đồng tương ứng giảm 5,13% so với năm 2012 nguyên nhân là khoản phải trả người bán và thuế phải trả, phải nộp Nhà nước giảm.
Khoản phải trả có xu hướng giảm dần, năm 2011 khoản phải trả chiếm 75,79% trong tổng nguồn vốn sau đó giảm dần, cho thấy khả năng chiếm dụng vốn của các đơn vị khác giảm, hoạt động sản xuất kinh doanh chưa được mở rộng nên doanh nghiệp chưa cần đến vốn vay để giảm rủi ro trong kinh doanh.
73 Bảng 4.6 Phân tích các khoản phải trả
Các khoản phải trả 2011 2012 2013 Tỷ trọng 2012/2011 2013/2012 2011 2012 2013 Giá trị % Giá trị % I. Nợ ngắn hạn 125.820.531.820 21.604.664.790 20.496.757.119 75,79 28,16 26,77 -104.215.867.030 -82,83 -1.107.907.671 -5,13 1. Vay và nợ ngắn hạn 17.364.147.013 16.121.000.000 10,46 0,00 21,06 -17.364.147.013 -100,00 16.121.000.000 2. Phải trả người bán 78.467.057.928 17.364.147.013 1.000.811.769 47,27 22,63 1,31 -61.102.910.915 -77,87 -16.363.335.244 -94,24
3. Người mua trả tiền trước 190.000.000 0,11 -190.000.000 -100,00
4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 2.264.201.466 3.484.455.190 2.645.474.008 1,36 4,54 3,46 1.220.253.724 53,89 -838.981.182 -24,08
5. Phải trả người lao động 752.419.792 707.862.587 682.271.342 0,45 0,92 0,89 -44.557.205 -5,92 -25.591.245 -3,62
9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 28.213.456.655 48.200.000 47.200.000 16,99 0,06 0,06 -28.165.256.655 -99,83 -1.000.000 -2,07
11. Quỹ khen thưởng phúc lợi -1.430.751.034 -0,86 1.430.751.034 -100,00
II. Nợ khác
Tổng cộng 125.820.531.820 21.604.664.790 20.496.757.119 75,79 28,16 26,77 -104.215.867.030 -82,83 -1.107.907.671 -5,13
Nguồn: Phòng kế toán
Bảng 4.7 Phân tích tỷ lệ khoản phải trả trên tổng tài sản ngắn hạn
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Chênh lệch % 2012/2011 2013/2012 Tổng các khoản phải trả 125.820.531.820 21.604.664.790 20.496.757.119 -0,83 -0,05 Tổng tài sản ngắn hạn 138.402.515.520 45.112.829.801 48.377.696.813 -0,67 0,07 Tỷ lệ nợ phải trả/tài sản ngắn hạn 90,91 47,89 42,37 -43,02 -5,52 Nguồn: Phòng kế toán
Qua bảng phân tích trên ta thấy năm 2012, tỷ số nợ phải trả trên tài sản ngắn hạn giảm 43,02% so với năm 2011, năm 2013 tỷ số này giảm 5,52% so với năm 2012. Điều này thể hiện lượng vốn của doanh nghiệp chiếm dụng của các đơn vị khác có xu hướng tăng.
Khoản phải thu của công ty luôn thấp hơn các khoản phải trả. Trong năm 2013 khoản phải thu của công ty là 1.240.662.247 đồng, khoản phải thu bằng 2,56% tài sản ngắn hạn, trong khi đó khoản phải trả năm 2013 là 20.496.757.119 đồng bằng 42,37% tài sản ngắn hạn. Khoản phải thu và khoản phải trả có xu hướng giảm, do thị trường tiêu thụ của công ty chưa được mở rộng nên hạn chế sử dụng vốn bên ngoài, bởi nếu không có phương án kinh doanh tốt sẽ không thể thanh toán được các khoản nợ quá hạn.
4.5.3 Phân tích khả năng thanh toán nhanh bằng tiền
Bảng 4.8 Phân tích khả năng thanh toán nhanh bằng tiền
Đơn vị tính: đồng
Nguồn: Phòng kế toán
Tỷ số thanh toán nhanh bằng tiền của công ty năm 2011 là 9,73%, năm 2012 là 8,08%, năm 2013 là 2,57%, tỷ số thanh toán của công ty cho thấy khả năng thanh toán nhanh bằng tiền của công ty tốt mặc dù tỷ lệ này giảm dần qua các năm nhưng vẫn không đáng kể. Khả năng thanh toán bằng tiền tốt cũng cho thấy dấu hiệu công ty có lượng tiền nhàn rỗi lớn, ứ đọng.
4.5.4 Phân tích khả năng thanh toán nhanh
Bảng 4.9 Phân tích khả năng thanh toán nhanh
Chỉ tiêu 2011 2012 2013
Tài sản ngắn hạn 62.575.202.484 1.895.499.736 662.443.557 Nợ ngắn hạn 125.820.531.820 21.604.664.790 20.496.757.119
Tỷ số thanh toán nhanh 49,73 8,77 3,23
Nguồn: Phòng kế toán
Lưu lượng tiền mặt suy giảm từ năm 2011 đến năm 2013. Tỷ số thanh toán nhanh của công ty năm 2011 là 49,73%, năm 2012 là 8,77%, năm 2013 là 3,23% đều thấp hơn 1. Điều này có nghĩa là giá trị tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản nhanh của công ty nhỏ hơn giá trị tài sản ngắn hạn, tài sản ngắn hạn có thể sử dụng ngay của công ty không đủ đảm bảo cho việc thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn, nếu như chủ nợ đòi tiền cùng một lúc. Như vậy, tình hình thanh khoản của công ty không tốt lắm, công ty có thể lâm vào khó khăn tài chính, không có khả năng thanh toán bởi vì hàng tồn kho không phải là nguồn tiền mặt có thể đáp ứng ngay việc thanh toán nhanh của công ty nhưng nếu chủ nợ không đòi tiền một lúc thì công ty vẫn tiếp tục hoạt động.
Khi so sánh tỷ số thanh khoản hiện hành và thanh khoản nhanh cho thấy, mặc dù công ty có tỷ số thanh toán hiện hành ở mức chấp nhận được nhưng tỷ số thanh khoản nhanh lại quá thấp. Điều này do giá trị của hàng tồn kho và giá
Chỉ tiêu 2011 2012 2013
Tiền và các khoản tương đương tiền 12.243.757.168 1.746.519.906 527.231.336 Nợ ngắn hạn 125.820.531.820 21.604.664.790 20.522.348.364
75
trị tài sản ngắn hạn khác của công ty chiếm tỷ trọng khá cao trong giá trị tài sản ngắn hạn.
So với các năm trước, tỷ số thanh khoản nhanh ngày càng có xu hướng giảm nhanh, công ty nên cải thiện tỷ số này bằng các biện pháp tích cực hơn trong việc cắt giảm hàng tồn kho, cắt giảm các khoản phải thu...
4.5.5 Phân tích khả năng thanh toán hiện thời
Bảng 4.10 Phân tích khả năng thanh toán hiện thời
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu 2011 2012 2013
Tài sản ngắn hạn 138.402.515.520 45.112.829.801 48.377.696.813 Nợ ngắn hạn 125.820.531.820 21.604.664.790 20.496.757.119
Tỷ số thanh toán hiện hành 110,00 208,81 236,03
Nguồn: Phòng kế toán
Tỷ số thanh toán hiện hành của công ty tăng dần qua các năm. Tỷ số thanh toán hiện hành năm 2011 là 110%, năm 2012 là 208,81% và năm 2013 là 236,03%, tất cả đều lớn hơn bằng 100%. Nguyên nhân của hiện tượng tăng này là do tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn nhanh hơn so với tốc độ tăng của các khoản nợ ngắn hạn. Như vậy, dựa vào kết quả trên thì năm 2013 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 2,36 đồng tài sản ngắn hạn đảm bảo. Điều này chứng tỏ công ty có lượng tài sản ngắn hạn đủ để đảm bảo cho nợ phải trả trong ngắn hạn
Điều này có nghĩa là giá trị tài sản ngắn hạn của công ty lớn hơn giá trị nợ ngắn hạn, tài sản ngắn hạn của công ty đủ đảm bảo cho việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, nói chung tình hình thanh khoản của công ty tốt.
Qua phân tích khả năng thanh toán của công ty ta thấy công ty có khả năng thanh toán hiện thời, khả năng thanh toán nhanh là không cao, nhưng khả năng thanh toán bằng tiền là tốt. Vì vậy cần có biện pháp để giải phóng các khoản mục có giá trị lớn như hàng tồn kho, tài sản ngắn hạn khác để đảm bảo khả năng thanh toán hiện thời của công ty, từ đó tình hình tài chính sẽ tốt hơn hiện tại.
CHƯƠNG 5
CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN
5.1 NHẬN XÉT CHUNG
5.1.1 Nhận xét về công tác kế toán 5.1.1.1 Về thực hiện chế độ kế toán 5.1.1.1 Về thực hiện chế độ kế toán
* Ưu điểm:
- Hệ thống tài khoản kế toán: được tiến hành nghiên cứu, vận dụng và chi tiết hóa phù hợp với đặc điểm sản xuát kinh doanh, yêu cầu quản lý của doanh nghiệp mà vẫn phù hợp với nội dung, kết cấu và phương pháp hạch toán của các tài khoản tổng hợp tương ứng.
- Hệ thống báo cáo tài chính: lập đầy đủ các báo cáo tài chính theo các nguyên tắc, yêu cầu quy định tại chuẩn mực kế toán số 21 “Trình bày báo cáo tài chính”.
- Chế độ chứng từ kế toán: thực hiện theo đúng nội dung, phương pháp lập, kỳ chứng từ theo quy định của Luật Kế toán và nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/05/2004 của Chính phủ, các văn bản pháp luật khác có liên quan đến chứng từ kế toán và các quy định trong chế độ này.
- Chế độ sổ kế toán và hình thức kế toán:
+ Chế độ sổ kế toán thực hiện theo các quy định về sổ kế toán trong luật Kế toán, nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/05/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng đẫn thi hành một số điều của luật Kế toán, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Kế toán và chế độ kế toán.
+ Hình thức kế toán: vận dụng hình thức kế toán nhật ký chung một mặt dựa trên cơ sở đặc điểm và quy mô của công ty, mặt khác dễ sử dụng và đạt hiệu quả cao. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được xử lý toàn bộ trên máy tính đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời, nhanh chóng cho hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty.
* Nhược điểm:
Chứng từ kế toán thường thiếu các thông tin được yêu cầu như: tên đơn vị, ngày tháng lập chứng từ, chữ ký của người nộp tiền...
Trình tự luân chuyển chứng từ còn một số hạn chế, một số chứng từ chưa được giám đốc, kế toán trưởng xem xét, ký duyệt.
5.1.1.2 Về tổ chức công tác kế toán
* Ưu điểm:
- Đội ngũ cán bộ công nhân viên kế toán nhìn chung đều có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trải qua quá trình công tác lâu năm có đủ năng lực, giàu kinh nghiệm, nhạy bén trong việc xử lý các nghiệp vụ kinh tế cũng như nắm bắt kịp thời các thông tin kế toán.
- Cơ cấu nhân sự của công ty tương đối thích hợp với nhiệm vụ của từng bộ phận, luôn phát huy khả năng làm việc của mình.
- Bộ máy kế toán công ty hiện nay theo hình thức nhật ký chung đảm bảo sự lãnh đạo thống nhất trong toàn bộ hệ thống phù hợp với điều kiện kinh doanh của công ty. Phòng kế toán đã hoàn thành tốt công tác kế toán, đảm bảo sự hoạt động sản xuất kinh doanh được thuận lợi. Điều này, chứng tỏ việc
77
phân phối hoạt động có hiệu quả cũng như phù hợp với trình độ của nhân viên phòng kế toán.
- Tổ chức bộ máy kế toán gọn nhẹ, cơ cấu quản lý có hệ thống, phân rỏ vai trò và nhiệm vụ của từng người, chịu trách nhiệm về tính chính xác, kịp thời của số liệu, sổ sách có liên quan vẫn đảm bảo phối hợp với nhau một cách có hệ thống và hiệu quả.
- Công ty đã ứng dụng phần mềm kế toán vào trong công tác quản lý các nghiệp vụ kế toán. Vì vậy mọi công tác hạch toán, thống kê đều thực hiện trên máy tính nên ít có sai sót về số liệu và sổ sách cũng như việc tổng kết báo cáo, hoạch định kế hoạch kinh doanh được nhanh chóng kịp thời và chính xác.
- Cán bộ kế toán nắm vũng chuyên môn nghiệp vụ, chính sách và chủ trương của Nhà nước, không ngừng trao dồi kiến thức để nắm bắt kịp thời những thông tin liên quan đến công tác kế toán.
* Nhược điểm
Chứng từ được đặt in và mua bên ngoài nên có một số hạn chế trong quá trình lập và sử dụng. Chữ viết trên một số chứng từ do kế toán lập thường khó đọc, dễ tẩy xóa khi viết sai, lưu trữ lâu ngày không đảm bảo...
Công tác kế toán được thực hiện theo phương thức bán thủ công, do công ty mới lắp đặt hệ thống máy tính nên công việc kế toán không thể thể thực hiện hoàn toàn trên máy nên việc cung cấp thông tin chưa được nhanh chóng, kịp thời.
5.1.2 Nhận xét về kế toán vốn bằng tiền tại công ty trách nhiệm hữu hạn thủy sản K&K hạn thủy sản K&K
Kế toán vốn bằng tiền được chú trọng, góp phần quản lý vốn, thu chi tài chính đảm bảo cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp