Phương pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu kế toán vốn bằng tiền tại công ty trách nhiệm hữu hạn xuất nhập khẩu thủy sản kk (Trang 51)

2.2.2.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính * Phương pháp so sánh

a) Khái niệm

Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở. Đây là phương pháp đơn giản và được sử dụng nhiều nhất trong phân tích hoạt động kinh doanh cũng như trong phân tích và dự báo các chỉ tiêu kinh tế xã hội thuộc lĩnh vực kinh tế vĩ mô.

b) Nguyên tắc so sánh:

Tiêu chuẩn so sánh thường là:

- Chỉ tiêu kế hoạch của một kỳ kinh doanh. - Tình hình thực hiện các kỳ kinh doanh đã qua. - Chỉ tiêu của các doanh nghiệp tiêu biểu từng ngành. - Chỉ tiêu bình quân của nội ngành.

- Các thông số thị trường.

- Các chỉ tiêu có thể so sánh khác.

Điều kiện so sánh: các chỉ tiêu so sánh phải phù hợp về yếu tố không gian, thời gian, chỉ tiêu kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán, quy mô và điều kiện kinh doanh.

c) Kỹ thuật so sánh

- So sánh bằng số tuyệt đối so sánh mức độ đạt được của chỉ tiêu kinh tế ở những khoảng thời gian khác nhau, không gian gian khác nhau, so sánh mức độ thực tế đã đạt được với mức độ cần đạt được theo kế hoạch đề ra để thấy được mức độ hoàn thành kế hoạch, sự biến động về quy mô, khối lượng của chỉ tiêu kinh tế nào đó. Hay là hiệu số của hai chỉ tiêu: chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở.

- So sánh bằng số tương đối: tỷ lệ phần trăm của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng.

2.2.2.2 Phân tích khả năng thanh toán a) Phân tích khả năng thanh toán

Phân tích khả năng thanh toán là đánh giá tính hợp lý về sự biến động các khoản phải thu, phải trả, tìm ra những nguyên nhân dẫn đến sự trì trệ trong

thanh toán nhằm giúp công ty làm chủ tình hình tài chính đảm bảo phát triển của công ty.

* Phân tích các khoản phải thu

- Khái niệm:

Phân tích khoản phải thu là quá trình so sánh tổng số các khoản nợ phải thu với tổng nguồn vốn của công ty, sau đó so sánh các khoản mục cuối kỳ và đầu năm, từ đó đánh giá những ảnh hưởng đến tình hình tài chính. Bên cạnh đó phải dựa trên thực tiễn tại công ty thì mới đánh giá chính xác, chú ý đến những khoản phải thu chủ yếu để có biện pháp thu nợ triệt dể đúng hạn tránh bị chiếm dụng và thất thoát vốn.

- Cách tính:

Tính tỷ lệ giữa tổng giá trị các khoản phải thu và tổng vốn. Chỉ tiêu này phản ánh mặt độ vốn bị chiếm dụng, tỷ lệ này tăng là biểu hiện không tốt.

Tỷ lệ các khoản phải thu và tổng vốn = Các khoản phải thu x 100 Tổng nguồn vốn

- Ý nghĩa:

So sánh tổng giá trị các khoản phải thu và giá trị từng khoản mục phải thu cuối năm với đầu năm để thấy được sự tiến bộ trong việc thu hồi công nợ.

* Phân tích các khoản phải trả

- Khái niệm

Phân tích các khoản phải trả là quá trình so sánh tổng số các khoản nợ phải trả với tổng nguồn vốn của công ty, sau đó so sánh các khoản mục cuối kỳ và đầu năm, từ đó đánh giá những ảnh hưởng đến tình hình tài chính.

- Cách tính:

Tỷ số nợ = Tổng số phải trả

x 100 Tổng nguồn vốn

- Ý nghĩa:

Tỷ số này phản ánh mặt độ nợ trong tổng tài sản của doanh nghiệp, từ đó cho thấy tổng tài sản sở hữu thực chất của doanh nghiệp là bao nhiêu? Tỷ số này tăng lên thì mặt độ cần thanh toán tăng, điều này ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

b) Phân tích khả năng thanh toán nhanh bằng tiền

- Khái niệm:

Tỷ số thanh toán nhanh bằng tiền là tỷ số đo lường số tiền hiện có tại công ty có đủ thanh toán các khoản nợ ngắn hạn phải trả hay không. Tỷ số này chỉ ra lượng tiền dự trữ so với khoản nợ hiện hành.

- Cách tính:

Tỷ số thanh toán nhanh bằng tiền mặt = Tiền + Các khoản tương đương tiền Nợ phải trả ngắn hạn - Ý nghĩa:

Tỷ số thanh toán nhanh bằng tiền cho biết ngay sự khủng hoảng về tình hình tài chính của công ty, bởi vì tỷ số này rất nhạy cảm với bất kỳ một sự biến động nhỏ nào trong hoạt động kinh doanh của công ty. Những công ty kinh doanh thiếu tiền thường bị thất bại. Chắc chắn rằng, đối với bất kỳ công ty nào đều mong muốn có tỷ số thanh toán nhanh bằng tiền hợp lý, nghĩa là có

43

nhiên, nếu tỷ số thanh toán nhanh bằng tiền quá cao, thì quyết định đầu tư cần được xem xét hơn là dự trữ tiền mặt.

c) Phân tích khả năng thanh toán hiện thời

- Khái niệm:

Phân tích khả năng thanh toán là xem xét tài sản của công ty có đủ trang trải các khoản nợ phải trả trong ngắn hạn. Tỷ số thanh toán hiện hành (Rc), theo tỷ số này thể hiện mối quan hệ tương đối giữa tài sản ngắn hạn với nợ ngắn hạn là một trong những thước đo khả năng thanh toán của công ty được sử dụng rộng rãi.

- Cách tính:

Tỷ lệ nợ = Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn

Tỷ số này được chấp nhận hay không tùy thuộc vào sự so sánh với những tỷ số thanh toán trung bình ngành mà doanh nghiệp đang kinh doanh hoặc so sánh những năm trước để thấy sự tiến bộ hay giảm sút.

Giá trị tài sản ngắn hạn bao gồm tiền, chứng khoán ngắn hạn, khoản phải thu và tồn kho. Giá trị nợ ngắn hạn bao gồm khoản phải trả người bán, nợ ngắn hạn ngân hàng, nợ dài hạn đến hạn trả, phải trả thuế, và các khoản chi phí phải trả ngắn hạn khác.

- Ý nghĩa:

Tỷ số thanh toán hiện thời cho biết mỗi đồng nợ ngắn hạn phải trả của công ty có bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn có thể sử dụng để thanh toán. Khi tỷ số giảm cho thấy khả năng thanh toán giảm và cũng là dấu hiệu báo trước về những khó khăn tài chính xảy ra. Nếu tỷ số tăng nghĩa là công ty sẳn sàng thanh toán các khoản nợ. Tuy nhiên, nếu tỷ số này quá cao sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn như trường hợp có quá nhiều tiền mặt nhàn rỗi, nợ khó đòi, hàng tồn kho ứ đọng, kém phẩm chất.

Tỷ số thanh khoản hiện thời được xác định dựa vào số liệu trên bảng cân đối kế toán bằng cách lấy giá trị tài sản ngắn hạn chia cho giá trị nợ ngắn hạn phải trả. Tỷ số thanh khoản hiện thời cho biết mỗi đồng nợ ngắn hạn phải trả của công ty có bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn có thể huy động ngay để thanh toán.

d) Phân tích khả năng thanh toán nhanh

- Khái niệm:

Tỷ số thanh toán nhanh (Rq): tỷ số này phản ánh khả năng thanh toán thực sự của công ty trước những khoản nợ ngắn hạn. Tỷ số này được tính toán dựa trên những tài sản ngắn hạn có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền, không bao gồm khoản mục hàng tồn kho, vì hàng tồn kho là tài sản khó hoán chuyển thành tiền, nhất là hàng tồn kho ứ đọng kém phẩm chất.

- Cách tính:

Tỷ số thanh toán nhanh = Tiền + Khoản ĐTTC ngắn hạn + Khoản phải thu Nợ ngắn hạn

- Ý nghĩa:

Tỷ số thanh khoản nhanh được xác định cũng dựa vào thông tin trên bảng cân đối kế toán nhưng không kể giá trị hàng tồn kho và giá trị tài sản

ngắn hạn kém thanh khoản khác vào trong giá trị tài sản ngắn hạn khi tính toán.

Nếu tỷ lệ thanh toán nhanh bằng tiền mặt lớn hơn 0,5 thì tình hình thanh toán của công ty tốt, có nhiều thuận lợi trong thanh toán. Nếu tỷ lệ thanh toán nhanh bằng tiền mặt nhỏ hơn 0,5 thì tình hình thanh toán của công ty sẽ gặp khó khăn. Xong nếu tỷ lệ này quá cao lại là điều không tốt, vì nó thể hiện việc quay vòng vốn chậm, hiệu quả sử dụng vốn không cao.

2.2.2.3 Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ * Phân tích dòng tiền từ hoạt động kinh doanh

- Khái niệm:

Phân tích dòng tiền từ hoạt động kinh doanh chủ yếu xem xét tỷ trọng giữa dòng tiền từ hoạt động kinh doanh so với tổng lưu chuyển tiền từ các hoạt động, để biết được có bao nhiêu phần trăm dòng tiền từ hoạt động kinh doanh trong tổng lưu chuyển tiền của công ty.

- Cách tính:

Tỷ trọng lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh =

Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh Tổng lưu chuyển tiền từ các hoạt động Tỷ trọng dòng tiền thu

từ hoạt động kinh doanh =

Dòng tiền thu từ hoạt động kinh doanh Tổng dòng tiền thu từ các hoạt động Tỷ trọng dòng tiền chi

từ hoạt động kinh doanh =

Dòng tiền chi từ hoạt động kinh doanh Tổng dòng tiền chi từ các hoạt động - Ý nghĩa:

Tỷ trọng dòng tiền thu từ hoạt động kinh doanh so với tổng dòng tiền thu và tỷ trọng dòng tiền chi so với tổng dòng tiền chi để hiểu rõ hơn việc quản lý dòng tiền thu từ hoạt động kinh doanh so với tổng dòng tiền. Tỷ số này nói lên việc tạo tiền từ hoạt động kinh doanh so với tổng lượng tiền công ty tạo ra và việc sử dụng

* Phân tích dòng tiền từ hoạt động đầu tư

- Khái niệm:

Phân tích dòng tiền từ hoạt động đầu tư chủ yếu xem xét tỷ trọng giữa dòng tiền từ hoạt động đàu tư so với tổng lưu chuyển tiền từ các hoạt động, để biết được có bao nhiêu phần trăm dòng tiền từ hoạt động đầu tư trong tổng lưu chuyển tiền của công ty.

Cách tính:

Tỷ trọng lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư =

Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư Tổng lưu chuyển tiền từ các hoạt động Tỷ trọng dòng tiền thu

từ hoạt động đầu tư =

Dòng tiền thu từ hoạt động đầu tư Tổng dòng tiền thu từ các hoạt động Tỷ trọng dòng tiền chi

từ hoạt động đầu tư =

Dòng tiền chi từ hoạt động đầu tư Tổng dòng tiền chi từ các hoạt động - Ý nghĩa:

45

Tỷ trọng dòng tiền thu từ hoạt động đầu tư so với tổng dòng tiền thu và tỷ trọng dòng tiền chi so với tổng dòng tiền chi để hiểu rõ hơn việc quản lý dòng tiền thu từ hoạt động đầu tư so với tổng dòng tiển. Tỷ số này nói lên việc tạo tiền từ hoạt động đầu tư so với tổng lượng tiền công ty tạo ra và việc sử dụng tiền trong hoạt động đầu tư so với tổng lượng tiền mà công ty sử dụng.

* Phân tích dòng tiền từ hoạt động tài chính

- Khái niệm:

Phân tích dòng tiền từ hoạt động tài chính chủ yếu xem xét tỷ trọng giữa dòng tiền từ hoạt động tài chính so với tổng lưu chuyển tiền từ các hoạt động, để biết được có bao nhiêu phần trăm dòng tiền từ hoạt động tài chính trong tổng lưu chuyển tiền của công ty.

- Cách tính:

Tỷ trọng lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính =

Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính Tổng lưu chuyển tiền từ các hoạt động Tỷ trọng dòng tiền thu

từ hoạt động tài chính =

Dòng tiền thu từ hoạt động tài chính Tổng dòng tiền thu từ các hoạt động Tỷ trọng dòng tiền chi

từ hoạt động tài chính =

Dòng tiền chi từ hoạt động tài chính Tổng dòng tiền chi từ các hoạt động - Ý nghĩa:

Tỷ trọng dòng tiền thu từ hoạt động tài chính so với tổng dòng tiền thu và tỷ trọng dòng tiền chi so với tổng dòng tiền chi để hiểu rõ hơn việc quản lý dòng tiền thu từ hoạt động tài chính so với tổng dòng tiền. Tỷ số này nói lên việc tạo tiền từ hoạt động tài chính so với tổng lượng tiền công ty tạo ra và việc sử dụng tiền trong hoạt động tài chính so với tổng lượng tiền mà công ty sử dụng.

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN CÔNG TY

TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN K&K 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH

Công ty trách nhiệm hữu hạn xuất nhập khẩu thủy sản K&K được thành lập theo giấy phép kinh doanh số 5102000254 ngày 17/11/2005 của Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Đồng Tháp.

Tên công ty: Công ty trách nhiệm hữu hạn xuất nhập khẩu thủy sản K&K Tên giao dịch quốc tế: K&K AQUAFISH IMEX COMPANY LIMITED Trụ sở kinh doanh: quốc lộ 80, ấp Bình Phú Quới, xã Bình Thành, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.

Điện thoại: 0673.834344 – 843845 Fax: 0673.834445

Vốn điều lệ: 100.000.000.000 đồng. Mã số thuế: 1400521665

Ngành nghề kinh doanh: mua bán trong nước, xuất khẩu cá tra, cá basa fillet, gia công theo đơn đặt hàng.

3.2 CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ 3.2.1 Chức năng

Công ty trách nhiệm hữu hạn xuất nhập khẩu thủy sản K&K là một đơn vị kinh tế chuyên sản xuất, chế biến kinh doanh thủy sản đông lạnh trong nước và trực tiếp xuất khẩu. Là đơn vị hạch toán độc lập, được phép mở tài khoản ngân hàng để giao dịch bằng tiền Việt Nam và ngoại tệ.

Tổ chức thu mua, chế biến, xuất nhập khẩu trực tiếp ủy thác các loại sản phẩm do công ty sản xuất ra, chủ yếu là mặt hàng cá tra, cá basa fillet đông lạnh.

Công ty dùng các khoản thu nhâp trong hoạt động của mình để trang bị máy móc thiết bị, hóa chất bao bì, vật tư cần thiết để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Tạo công ăn việc làm và thu nhập cho hơn 1.200 lao động địa phương. Được Nhà nước cấp phép sản xuất kinh doanh trong nước và xuất khẩu.

3.2.2 Nhiệm vụ

Thực hiện tốt khẩu hiệu “An toàn thực phẩm là sức khỏe cho mọi người”, sản phẩm do công ty sản xuất không chứa chất kháng sinh bị cấm sử dụng như Colormphenicol...

Công ty luôn áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng theo các tiêu chuẩn về quản lý an toàn thực phẩm trong và ngoài nước như hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Việt Nam, HACCP, IFS/BRC, UDC, HALAL...

Thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ báo cáo. Nộp đủ các loại thuế và tổ chức hoạt động kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật.

Chịu trách nhiệm trước khách hàng và cơ quan quản lý Nhà nước về chất lượng sản phẩm.

Để đảm bảo hoạt động của nhà máy không gây tác động tiêu cực đến môi trường xung quanh và đánh giá hiệu quả của các biện pháp xử lý ô nhiễm, chương trình giám sát chất lượng môi trường đã được áp dụng trong suốt thời gian hoạt động nhà máy.

47

3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC

Nguồn:phòng kế toán

Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức công ty

Giám đốc: người đứng đầu trong công ty có quyền quyết định và điều hành mọi hoạt động theo đúng kế hoạch của công ty, chịu trách nhiệm trước công ty mọi hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.

Phó giám đốc: phụ trách về quá trình sản xuất, thiết kế các phương án sản xuất căn cứ về nguồn lực, máy móc, nhân lực, nguyên liệu, lập bản kế hoạch sản xuất cho các tổ bộ phận, thống kê các chỉ tiêu vận hành của từng thiết bị sản xuất của nhà máy.

Phòng tổ chức: đề xuát những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động các bộ máy quản lý, tất cả mọi hoạt động tổ chức bộ máy hành chính do trưởng phòng tổ chức hành chính chịu trách nhiệm và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của ban giám đốc công ty.

Phòng kế toán tài vụ: ghi chép chứng từ vào sổ sách tài chính việc hạch toán tại công ty và cuối kỳ kế toán lập Báo cáo tài chính cho cơ quan quản lý Nhà nước, cho Giám đốc khi có yêu cầu. Từ báo cáo này Giám đốc có thể biết

Một phần của tài liệu kế toán vốn bằng tiền tại công ty trách nhiệm hữu hạn xuất nhập khẩu thủy sản kk (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)