Theo quan điểm của Marketing, sản phẩm được xem là một hệ thống bao gốm mặt vật chất của sản phẩm, môi trường bao bọc lấy sản phẩm (bao bì, kiểu dáng, nhãn hiệu…) những thông tin từ người sản xuất kinh doanh và những thông tin từ thị trường do khách hàng mang lại. Như vậy đối với nhà sản xuất kinh doanh, trước khi đưa ra thị trường sản phẩm hay một dịch vụ nào đó thì không chỉ đơn thuần về mặt kỹ thuật của nó mà còn phải nghiên cứu những biến động không ngừng về nhu cầu của khách hàng trên thị trường. Trong thực tế không có gì đảm bảo chắc chắn cho các nhà sản xuất rằng sản phẩm của mình tung ra thị trường là được khách hàng chấp nhận và thành công, trừ trường hợp các nhà sản xuất không ngừng nâng cao cải tiến sản phẩm và thường xuyên đánh giá tổng hợp kịp thời mặt mạnh và yếu của sản phẩm. Việc xác định chính sách sản phẩm có quan hệ chặt chẽ tới hai vấn đề sau:
- Toàn bộ sản phẩm của doanh nghiệp đang sản xuất hoặc kinh doanh trên thị trường được chấp nhận ở mức độ nào? Loại nào cần hoàn thiện đổi mới, loại nào cần hủy bỏ thay thế để đáp ứng đòi hỏi của thị trường.
- Đối với sản phẩm mới nên khai thác theo hướng nào? Lúc nào cần tung ra thị trường với số lượng là bao nhiêu? Hướng vào hai vấn đề trên chính sách sản phẩm của doanh nghiệp được xây dựng hàm chứa những nội dung chủ yếu sau.
- Xác định vòng đời của sản phẩm
- Phân tích sản phẩm và khả năng thích ứng với thị trường Khi xây dựng chính sách sản phẩm cần chú ý lấy ý kiến về nhu cầu và đề nghị của khách hàng, những thông tin về đối thủ cạnh tranh. Hoạch định sản phẩm mới Trong chính sách về sản phẩm, quá trình đưa sản phẩm mới vào thị trường phải tiến hành cẩn trọng và phải tuân thủ theo các bước sau:
- Định ra chính sách sản phẩm mới - Thẩm ra Phương án sản phẩm mới - Đưa sản phẩm mới vào sản xuất - Đưa sản phẩm vào thị trường
- Thu thập thông tin về sản phẩm mới từ người tiêu dùng
1.4.2. Chính sách giá cả
Giá cả là một trong những yếu tố cơ bản của Marketing nó giữ vai trò quyết định trong việc thực hiện mối quan hệ mua bán.
Giá cả là một trong bốn công cụ cơ bản của Marketing. Nó xác định phương hướng hoạt động của Marketing trong sự phân phối giữa sản xuất và thị trường, nhằm thực hiện nhiệm vụ của marketing là không ngừng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, đạt doanh thu cao với lợi nhuận tối đa. Chính sách giá cả được xây dựng theo hai định hướng sau:
- Định hướng vào doanh nghiệp: chủ yếu dựa vào nhân tố bên trong có thể kiểm soát được.
- Định hướng vào thị trường: dựa vào các yếu tố như cung – cầu thị trường, sự cạnh tranh trên thị trường.
1.4.3. Chính sách phân phối
Bất kỳ doanh nghiệp nào khi tham gia sản xuất kinh doanh thì đều nghĩ tới khả năng tiêu thụ hàng hóa sau khi làm ra đi vào thị trường như thế nào? Theo kênh phân phối nào? Có đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng không? Vì vậy doanh nghiệp phải đề ra chính sách phân phối sao cho khả thi và hữu hiệu nhất Một chính sách phân phối được coi là hợp lý khi nào nó phản ánh được sự phối hợp về mặt không gian và mặt thời gian giữa các thành phần trung gian, xác định hợp lý các phương tiện kỹ thuật phục vụ khâu kinh doanh, lựa chọn chính xác người phân phối, tổ chức tiếp cận thông tin kịp thời và chuẩn xác
nhằm đảm bảo kênh phân phối được trôi chảy không tắc nghẽn. Việc xây dựng chính sách kênh phân phối hợp lý không chỉ có tác dụng đơn thuần là nâng cao khả năng cung ứng hàng hóa mà nó còn kích thích sự tăng trưởng về nhu cầu hàng hóa trên thị trường. Việc phân phối hàng hóa đến tay người tiêu dùng có thể bằng các cách sau:
- Bán trực tiếp cho người tiêu dùng - Bán buôn
- Bán lẻ
- Thông qua các đại lý
Vấn đề của các doanh nghiệp là làm sao tìm cho ra cách phân phối nào phù hợp và có hiệu quả nhất với điều kiện và khả năng của doanh nghiệp.
1.4.4. Chính sách chiêu thị
Là những định hướng vào việc giới thiệu cung cấp truyền tin về sản phẩm, hàng hóa, đặc điểm và lợi ích của nó đối với nhà sản xuất cũng như đối với người tiêu dùng nhằm kích thích sự ham muốn về hàng hóa của người tiêu dùng. Chính sách chiêu thị có vai trò rất quan trọng trong việc phân phối sản phẩm, hàng hóa từ nhà sản xuất tới người tiêu dùng. Nó giúp chon hà sản xuất nắm bắt được những thông tin thị trường, ý muốn của khách hàng để thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng, giảm được những chi phí không cần thiết tránh được những rủi ro trong kinh doanh.
1.4.5. Quảng cáo
Quảng cáo là một hình thức hoạt động thông tin về sản phẩm và dịch vụ của nhà sản xuất cho các thành phần trung gian trong kênh phân phối hoặc cho người tiêu dùng thong qua các phương tiện thông tin đại chúng hoặc một không gian thời gian nhất định. Quảng cáo phải phản ánh thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ về người sản xuất đến với khách hàng một cách trung thực và chuẩn xác. Với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, sản xuất hàng hóa ngày càng phong phú, nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng đa dạng nên quảng cáo ngày càng giữ vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhờ quảng cáo doanh nghiệp bán được nhiều hàng hóa hơn, số lượng khách hàng
đông hơn. Thông qua quảng cáo nhà sản xuất hiểu được nhu cầu thị trường. Quảng cáo còn kích thích nhu cầu của khách hàng, là phương tiện hữu ích hỗ trợ cạnh tranh.
Các phương tiện quảng cáo chủ yếu
- Quảng cáo trên tạp chí, báo chí, ấn phẩm.
- Quảng cáo qua các phương tiện nghe nhìn, qua truyền hình, radio…
- Quảng cáo bằng các pano, áp phích ngoài trời hay các phương tiện công cộng
1.4.6. Khuyến mãi
Khuyến mãi là bất kỳ hoạt động nào tạo ra động cơ mua sản phẩm ngoài những lợi ích vốn có của sản phẩm. Các hoạt động của khuyến mãi được chia làm ba loại chính theo đối tượng mục tiêu:
- Khuyến mãi nhằm hỗ trợ và khuyến khích lực lượng bán hàng.
- Khuyến mãi nhằm động viện những người trung gian, hỗ trợ một cách tích cực trong việc tiếp thị sản phẩm của công ty.
- Khuyến mãi nhằm kích thích người tiêu dùng sử dụng thử sản phẩm của công ty hoặc sử dụng tiếp tục những sản phẩm của công ty.