Lợi nhuận bán hàng

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN QUẢN TRỊ bán HÀNG tại CÔNG TY TNHH xây DỰNG và THƯƠNG mại DSI (Trang 36 - 37)

- Lợi nhuận gộp và tỷ lệ lợi nhuận gộp

+ Lợi nhuận gộp về bán hàng là khoản chênh lệch giữa doanh thu thuần với trị giá hàng đã bán. Lợi nhuận gộp được sử dụng để bù đắp các chi phí hoạt động và hình thành lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh.

+ Tỷ lệ lãi gộp: được tính trên cơ sở lấy tổng lợi nhuận gộp chia cho giá vốn hàng bán ra hoặc trên doanh số. Tỷ lệ này càng cao có nghĩa hoạt động bán

hàng càng có hiệu quả và đóng góp nhiều của doanh nghiệp.

- Lợi nhuận thuần từ kết quả hoạt động kinh doanh: đây là khoản chênh lệch giữa lợi nhuận gộp về bán hàng với chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của số hàng đã bán. Lợi nhuận chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố như doanh thu, các khoản giảm trừ, chi phí về bán hàng, giá vốn hàng bán, về quản lý bán hàng. Vậy để tăng lợi nhuận phải tác động vào nhiều yếu tố từ khâu mua hàng đến khâu bán hàng. Doanh nghiệp phải giảm trừ các chi phí bằng cách quản lý các khâu mua hàng, vận chuyển bảo quản, dự trữ và tiết kiệm chi phí mua hàng, chí phí bán hàng và chi phí quản lý. Chi phí bán hàng: là toàn bộ chi phí cần thiết liên quan đến quá trình tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ. Các yếu tố thuộc chi phí bán hàng bao gồm chi phí vận chuyển bốc dỡ hàng hóa, phân loại, đóng gói, bao bì, thuê kho bãi trong quá trình bán hàng và trả lương cho nhân viên bán.Trong doanh nghiệp chi phí này chiếm tỷ trọng rất lớn, chi phí bán càng cao thì lợi nhuận của doanh nghiệp có xu hướng càng giảm.Vậy thì các nhà quản trị phải tính toán và kiểm soát chặt chẽ để tiết kiệm chi phí, tránh tình trạng lãng phí làm giảm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN QUẢN TRỊ bán HÀNG tại CÔNG TY TNHH xây DỰNG và THƯƠNG mại DSI (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w