Khái niệm vê dịch vụ thương mạ

Một phần của tài liệu Các giải pháp thực thi có hiệu quả Luật thương mại Việt Nam 2005 (Trang 53 - 55)

Bùi Thị Lê Dung /Nhật I<40_QTKP

3.2.3 Khái niệm vê dịch vụ thương mạ

9 Qui định của Luật Thương Mại 1997 về dịch vụ thương mại không phù hợp với qui tắc quốc tế

Cùng với việc nỗ lực đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giói (WTO), Việt Nam đang gấp rút hoàn thiện chính sách pháp luậtvề thương mại dịch vụ theo hướng phù hợp với các chế định của WTO. Qua nghiên cứu các qui định của pháp luật về thương mại ở Việt Nam và các qui định của hiệp định GATS có các điểm khác biệt đó là: Thứ nhất, về khái niệm của thương mại dịch vụ: GATS có định nghĩa rất rộng về thương mại dịch vụ, trong đó, thương mại dịch vụ được định nghĩa thông qua 4 phương thức cung ứng dịch vụ. Điều này cóý nghĩa, mắi hành vi thương mại nằm trong 4 phương thức này đều được coi là thương mại dịch vụ. Trong khi, Luật Thương Mại 1997 có định nghĩa về dịch vụ thương mại tại Điều 5 Khoản 4 "dịch vụ thương mại gồm những dịch vụ gắn với việc mua bán hàng hoa". Định nghĩa này được cụ thể hoa trong Điều 45, Luật Thương Mại 1997 bằng cách liệt ké ra 13 loại hình dịch vụ thương mại. Các loại hình dịch vụ này đều là các dịch vụ hỗ trợ gắn liền với thương mại hàng hoa. Như vậy, dịch vụ thương mại theo quan điểm của Luật Thương Mại 1997 là rất hẹp. Với cách liệt ké này, Luật đã giới hạn những hoạt động được coi là thương mại dịch vụ. Như vậy,về mặt bản chất, khái niệm thương mại dịch vụ ở Việt Nam hẹp hơn khái niệm thương mại dịch vụ trong pháp luật thương mại của WTO.

Điều này dẫn đến một thực trạng, dó là rất nhiều các quan hệ thương mại dịch vụ như ngàn hàng, tài chính, bảo hiểm, vận tải, dịch vụ tư vấn pháp lí, dịch vụ nghiên cứu và triển khai (R&D), dịch vụ nghiên cứu thị trường, tư vấn quản lí... lại không được điều chỉnh bởi Luật Thương Mại mà lại được điều chỉnh bởi các văn bản qui phạm pháp luật riêng lẻ khác nhau thuộc nhiều ngành luật, hoặc chưa có văn bản luật điều chỉnh, Đây là

một trong những điểm không phù hợp của Luật Thương Mại 1997 so với pháp luật thương mại các nước cũng như trong pháp luật thương mại quốc tế, m à cụ thể ở đây là Hiệp định chung về thương mại của WTO và Hiệp

định Thương mại Việt Nam - Hoa Kì.

Ngoài ra còn có một số khác biệt về nguyên tắc chung điều chỉnh

thương mại dịch vụ. Đó là:

Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN): Hiệp định GATS của WTO yêu cấu các nước thành viên phải dành cho nhau hưởng nguyên tắc đối xử tối huệ quốc, tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa có qui định pháp luật cụ thểvề việc cho hưởng đối xử MFN trong thương mại dịch vụ.

Nguyên tắc đối xử quốc gia (NT): Hiện tại, các nhà cung cấp dịch vụ

nước ngoài tại Việt Nam, cũng như những dịch vụ do họ cung cấp nhìn chung chưa được hưởng chế độ đối xử quốc gia mà còn phải tuân theo những qui định riêng. Các qui định riêng này thường liên quan đến các vấn

đề như giá cả, diều kiện đấu tư, sự hiện diện của các thể nhân nước ngoài trong lĩnh vực tư vấn luật.

Nguyên tắc bình đẳng, cạnh tranh công bằng: mặc dù trong những

năm qua Việt Nam đã cố gắng thu hẹp khoảng cách về đối xử giữa doanh nghiệp Nhà nước với doanh nghiệp tư nhân, Việt Nam và nước ngoài.

Nhưng vẫn chưa có sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp này. Chẳng hạn, các doanh nghiệp Nhà nước vẫn được ưu ái trong các dịch vụ về tài chính, viễn thông, hàng không, kiểm toán... Các doanh nghiệp trong nước có những ưu tiên hơn các doanh nghiệp nước ngoài như về giá điện, nước sử dụng, một số dịch vụ mà người nước ngoài chưa được kinh doanh...

Cam kết mở cửa thị trường: Nhìn chung, hiện nay, ở Việt Nam chưa

thực sự mở cửa trong một số lĩnh vực thương mại dịch vụ. Có những dịch vụ

chưa có qui định cho người nước ngoài được kinh doanh (viễn thông, hàng không...). Có những phân ngành chưa có các qui định pháp luật cụ thể, như

KKoệỊ luẠn tôi (AOlKiệp 49

Một phần của tài liệu Các giải pháp thực thi có hiệu quả Luật thương mại Việt Nam 2005 (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)