NHỮNG NỘI DUNG cơ BẢN CỦA LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT

Một phần của tài liệu Các giải pháp thực thi có hiệu quả Luật thương mại Việt Nam 2005 (Trang 47 - 49)

N Ă M 2005

3.1 Cơ sở xây dựng Luật Thương Mại 2005

Khác với nhiều nước đang phát triển trong tiến trình hội nhập kinh tế

quốc tế, Việt Nam là một nước Xã hội Chủ nghĩa "đang phát triển và có trình độ thấp đang trong quá trình chuyển đổi", do đó, không thể sửa đổi Luật Thương Mại năm 1997 nói riêng và pháp luật thương mại Việt Nam nói chung hoàn toàn theo "luật chơi chung" của quốc tế được. Với đặc thù của Việt Nam trong quá trình sửa đổi Luật Thương Mại năm 1997, chúng ta đã quán triệt các quan điểm sau:

Giữ vững chủ quyền quốc gia, độc lập dân tộc và Xã hội Chủ nghĩa trong thời kì mới.

Tôn trọng tính kế thảa, sự đổi mới, sự tiếp tục phát triển trong quá trình sửa đổi Luật Thương Mại năm 1997 phù hợp với các cam kết quốc tế.

Luật Thương Mại sau khi sửa đổi phải mang tính hiện đại, thống nhất và phù hợp với đặc thù Việt Nam.

Vì vậy, việc xây dựng Luật Thương Mại 2005 đã giải quyết được 5 mục tiêu chính của nước ta hiện nay. Đó là:

• Thứ nhất, khắc phục những bất cập trong điều tiết hoạt động thương

mại trên thị trường.

• Thứ hai, xử lí những chồng lấn giữa những văn bản pháp luật cùng điều chỉnh hoạt động thương mại.

• Thứ ba, đưa những qui định điều chỉnh hoạt động thương mại của Việt Nam tiếp cận với những chuẩn mực quốc tế.

• Thứ tư, kịp thời đưa ra qui định điều chỉnh những hoạt động thương mại mói và nâng một số qui định đang điều chỉnh hoạt động lên thành luật.

• Thứ năm, kịp thòi xây dựng hành lang pháp lí để thực hiện cam kết quốc tế trong quá trình hội nhập

3.2 Những nội dung cơ bản của Luật Thương M ạ i Việt Nam 2005

3.2.1 Khái niệm về thương nhân

• Qui định của Luật 1997 bó hẹp khái niệm về thương nhân

Luật Thương Mại 1997 mới chỉ qui định diều kiện để trở thành thương nhân là có đủ điều kiện kinh doanh thương mại, có yêu cáu hoạt động thương mại chứ không qui định tính chất của thương nhân, ai là thương nhân, ai không phợi là thương nhân. Điều này có thể thấy trong Điều 5 Khoợn 6 Luật Thương Mại năm 1997 qui định về thương nhân như sau: 'Thương nhân gồm các nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình có

đăng kí kinh doanh hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên".

Theo qui định này, ta có nhận xét như sau:

Mọi cá nhân, pháp nhân tổ hợp tác, hộ gia đình hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nưốc, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư nước ngoài, Luật hợp tác xã... khi tham gia vào thị trường dưới hình thức kinh doanh mua bán hàng hoa, thực hiện cấc dịch vụ thương mại đều là thương nhân. Tuy nhiên, trong qui định của Điều 17 Luật Thương Mại 19971 một cá nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình có hoạt động một cách thường xuyên chỉ được coi là thương nhân và thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Thương Mại khi các chủ thể này thực hiện một thủ tục hành chính bắt buộc đó là "đăng kí kinh

' Điều 17 Luật Thương Mại 1997: Cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lẽn có năng lục hành vi dân sự đầy đù, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình có đủ điều kiện để kinh doanh thương mại theo qui định, nếu có yêu cầu hoạt động thương mại thì được cơ quan Nhà nước có thậm quyền cấp giấy chứng nhận kinh doanh và trở thành thương nhân.

43

doanh". Như vậy, qui định này của luật đã dẫn đến không ít trường hợp chủ thể kinh doanh được thừa nhận bởi các luật khác không được coi là "thương thể kinh doanh được thừa nhận bởi các luật khác không được coi là "thương

nhân" và vì thế các hành v i thương mại của họ không chịu sự điều chỉnh

Một phần của tài liệu Các giải pháp thực thi có hiệu quả Luật thương mại Việt Nam 2005 (Trang 47 - 49)