Sàn giao dịch vàng

Một phần của tài liệu Hoạt động quản lý kinh doanh vàng ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp (Trang 85 - 88)

- Về mô hình của sàn vàng

Từ kinh nghiệm quốc tế và thực trạng ở VN hiện nay, mô hình sàn vàng ở Việt Nam nên theo hƣớng: Về tổng quát, mô hình sàn vàng Việt Nam nên đi từ trung tâm tới Sở giao dịch vàng. Nhà nƣớc (NHNN và Bộ Công Thƣơng) cần đứng ra xây dựng cơ sở pháp lý cho trung tâm giao dịch (bao gồm cơ chế hoạt động của sàn, quy chế giao dịch, tổ chức lƣu ký vàng tài khoản và vàng vật chất, hệ thống nhận lệnh, khớp lệnh...); Hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam cũng sẽ đóng một vai trò quan trọng cùng với cơ quan

quản lý thống nhất và công nhận một số điều kiện và chuẩn mực giao dịch vàng nhƣ hệ thống tài khoản vàng giao dịch, đơn vị hạch toán (là lƣợng hay oz), điều kiện về vàng trong giao dịch (vàng miếng loại nào, do hãng nào đúc...), điều kiện giao hàng (tối thiểu là bao nhiêu vàng vật chất), các giao dịch nào thực hiện qua trung tâm (giao ngay, giao sau, quyền lựa chọn vàng...); vay vàng thế nào, ứng trƣớc thế nào... đồng thời phải xác định rõ NHNN kiểm soát đến đâu để khống chế lạm phát...

NHNN Việt Nam, hoặc Bộ Công Thƣơng có thể cho thành lập một trung tâm giao dịch hàng hoá (trong đó có vàng) tại Hà Nội hoặc TP Hồ Chí Minh (nhƣ Sở Giao dịch chứng khoán), các NHTM, các Công ty môi giới kinh doanh vàng (nhƣ các Công ty Chứng khoán) là thành viên của Trung tâm giao dịch vàng (sau này là sở giao dịch hàng hoá) và đƣợc kết nối với Trung tâm để đặt lệnh của khách hàng/ hoặc quản lý tài khoản cho khách hàng nhƣ chứng khoán hiện nay. Việc phát triển tuần tự và hƣớng tới chuẩn mực quốc tế sẽ đảm bảo lợi ích của các nhà đầu tƣ vàng, các DN và ổn định hệ thống tài chính (quốc gia). Việc thành lập Trung tâm (sau đó là Sở giao dịch hàng hoá/ giao dịch vàng) sẽ không ảnh hƣởng gì đến các Công ty kinh doanh vàng trên tài khoản hiện nay mà chỉ là bƣớc chuyển đổi tài khoản của khách hàng.

- Về quản lý hoạt động của sàn vàng:

Đối với kinh doanh vàng theo hình thức ở Việt Nam (ký quỹ 1, đƣợc kinh doanh gấp hàng chục lần ký quỹ) hay bất kỳ nghiệp vụ nào tƣơng tự nhƣ vậy (gọi là nghiệp vụ có tính đòn bẩy cao/ mức độ nhạy cảm cao) thì vấn đề an toàn cần đƣợc đặt lên hàng đầu nhằm bảo vệ lợi ích của cả xã hội (nhà đầu tƣ, ngƣời gửi tiền, dân chúng...). Trong hệ thống pháp luật của nƣớc ta hiện nay, chƣa có một quy định hay chế tài nào để áp dụng trong những trƣờng hợp này. Do đó, cần phải luật hóa những điều kiện đối với NHTM hay các tổ chức nào đó muốn kinh doanh vàng: phải có hệ thống quản trị rủi ro đặc biệt:

nhƣ hệ thống các giải pháp/công cụ phòng tránh rủi ro đối với lĩnh vực vàng, đội ngũ nhân sự đã từng kinh qua lĩnh vực vàng (đào tạo về ngoại hối về vàng,...); hệ thống chuẩn tắc hƣớng dẫn khách hàng và hệ thống này cần đƣợc đăng ký với cơ quan pháp luật/quản lý nhà nƣớc nhƣ thế nào đó (để có thể xử lý khi có tranh chấp...); hoặc các tổ chức mở sàn vàng thì không đƣợc phép kinh doanh vàng (dƣới hình thức trực tiếp và gián tiếp nhƣ thế nào đó) để không bị tránh mâu thuẫn quyền lợi...; hay nên có quy định ngặt nghèo về điều kiện kỹ thuật và chế độ giao dịch (điều kiện đƣờng truyền, dự phòng...) để ngăn chặn tình trạng trục lợi của một số sàn trong trƣờng hợp sự cố "sập sàn" do mất điện hay nghẽn mạch, hoặc các lỗi kỹ thuật rất đáng ngờ khác,..đồng thời quy định chế tài đối với những trƣờng hợp vi phạm.

Cần có cơ chế chính sách để đảm bảo thị trƣờng này phát triển bền vững và kiểm soát đƣợc rủi ro cho các đơn vị thành lập cũng nhƣ cho các nhà đầu tƣ. Bƣớc đầu khi thành lập Sở giao dịch vàng, nên khống chế mức ký quỹ ở mức cao, từ 90-100% và giảm dần khi đã phát triển.

Kinh doanh vàng trên tài khoản là hình thức phổ biến trên thế giới. Việt Nam không nên đi ngƣợc lại xu thế này. Kinh doanh vàng trên tài khoản còn làm giảm lƣợng vàng vật chất hàng năm nƣớc ta phải nhập khẩu, nên sẽ góp phần đáng kể vào việc giảm nhập siêu. Do vậy, hoạt động này cần có định hƣớng trong dài hạn và nên là một loại hình kinh doanh có điều kiện chứ không nên cấm. Hầu hết các ý kiến của các chuyên gia hiện nay đều cho rằng các quy định cần phải “mở” và minh bạch hơn chứ không nên tiếp tục theo lối không quản lý đƣợc thì cấm. Trên thực tế, sau khi các sàn giao dịch vàng bị cấm hoạt động, các nhà kinh doanh đã chuyển sang giao dịch bạc trên tài khoản (một hoạt động kinh doanh không bị cấm) hay chuyển sang một hình thức giao dịch tƣơng tự vì họ vẫn có nhu cầu kinh doanh và chấp nhận rủi ro.

Do vậy thay vì cấm nên cho các hoạt động này đƣợc tiến hành và quy định rõ các điều kiện.

Một vấn đề quan trọng khác là nhà nƣớc phải kiểm soát việc khai và nộp thuế thu nhập của tất cả công dân, bằng phƣơng pháp luật định. Trong phƣơng pháp luật định đó phải quy định rằng: “Chỉ có thu nhập đã khai và nộp thuế mới đƣợc chuyển quyền sử dụng”. Quy định này cho phép cơ quan chức năng nhà nƣớc kiểm soát các khoản chi tiêu lớn. Điều này sẽ làm giảm thiểu ngƣời có thu nhập bất chính sử dụng thu nhập để đầu cơ vào vàng, ngoại tệ…Quy định này có khả năng chống tham nhũng rất cao, nếu Nhà nƣớc sử dụng nghiêm túc quy định này.

Một phần của tài liệu Hoạt động quản lý kinh doanh vàng ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp (Trang 85 - 88)