Thực trạng thi hành Nghị định 63/1993/NĐ-CP

Một phần của tài liệu Hoạt động quản lý kinh doanh vàng ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp (Trang 41)

Nghị định 63/1993/NĐ-CP ra đời gắn liền với một số thay đổi về quy định điều kiện cần thiết để đƣợc kinh doanh vàng, theo chiều hƣớng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các tổ chức cá nhân có nhu cầu kinh doanh vàng- không quy định mức ký quỹ. Do đó phần lớn các doanh nghiệp đang kinh doanh vàng tự giác đến NHNN để xin đăng ký kinh doanh lại theo đúng tinh thần Nghị định mới và tiến hành hoạt động kinh doanh theo đúng quy định của Nghị định 63/1993/NĐ-CP.

- Số lƣợng đơn vị tham gia thị trƣờng vàng:

Theo tổng kết của NHNN, tính đến tháng 11/2009 tổng số giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh vàng, gia công chế tác vàng do các Chi nhánh NHNN tỉnh thành phố đã cấp nhƣ sau:

Bảng 2.1 Thống kê tổng số giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh vàng

Loại giấy phép Số lƣợng Tỷ trọng (%)

1. Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh vàng:

6.352 100,00

Doanh nghiệp nhà nƣớc 48 0,76

Công ty TNHH 96 1,51

Doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài

12 0,19

Doanh nghiệp tƣ nhân 6.196 97,54

Liên hiệp hợp tác xã 2 0,03

2. Giấy chứng nhận gia công chế tác

968

Nguồn: Vụ quản lý Ngoại hối, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Báo

cáo tình hình hoạt động kinh doanh của các đơn vị kinh doanh vàng từ năm 1995-2009. [29]

Đến thời điểm tháng 6/1999, số lƣợng đơn vị kinh doanh, gia công chế tác vàng tăng gấp 3 lần so với thời kỳ trƣớc khi ban hành Nghị định 63/1993/NĐ-CP. Địa bàn sôi động tập trung hơn 50% số lƣợng các đơn vị kinh doanh gia công chế tác vàng trong nƣớc là TP Hồ Chí Minh và các tỉnh đồng bằng Nam Bộ, các tỉnh phía Bắc chỉ chiếm khoảng 17% [29].

2.2.3. Đánh giá hoạt động của thị trường vàng, giai đoạn 1993-1999

Chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số các doanh nghiệp kinh doanh vàng nhƣng trong giai đoạn này, các doanh nghiệp Nhà nƣớc kinh doanh vàng đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt, can thiệp thị trƣờng vàng. Phần lớn các doanh nghiệp này đều đƣợc thành lập từ cuối thập niên năm 80 khi nền kinh tế đang ở thời kỳ khủng hoảng, lạm phát với tốc độ phi mã. Mục đích thành lập là để kinh doanh trên thị trƣờng vàng và tham gia can thiệp bình ổn giá vàng, ổn định giá cả giữ vàng, ổn định giá cả giữ vững giá trị đồng tiền, góp phần chống lạm phát. Khi mới thành lập các doanh nghiệp chủ yếu kinh doanh vàng miếng, vàng lạng, nhẫn tròn… phục vụ nhu cầu cất trữ của dân chúng. Các doanh nghiệp có thuận lợi về nguồn nguyên liệu đƣợc NHNN cho phép nhập khẩu hoặc bán trực tiếp cho các doanh nghiệp [30].

Doanh nghiệp nhà nƣớc đã chiếm lĩnh phần lớn thị trƣờng vàng miếng, một lĩnh vực cần sự chi phối của nhà nƣớc: Sản xuất vàng miếng chủ yếu tập trung ở khu vực các doanh nghiệp Nhà nƣớc, tổ chức tín dụng, cụ thể có khoảng 7 loại vàng miếng đang lƣu hành trên thị trƣờng trong nƣớc (vàng miếng SJC, PNJ, Vietgold, Công ty vàng bạc đá quý Quận 5, Ngân hàng TMCP Á Châu), trong đó chỉ vàng miếng SJC là sản xuất lớn, nhiều loại vàng miếng của các đơn vị đã phải ngừng sản xuất vì không có thị trƣờng tiêu thụ.

Vàng miếng SJC của Công ty vàng bạc đá quý Sài gòn SJC chiếm tới 90% tổng lƣợng vàng miếng cung cấp cho thị trƣờng do có uy tín và chất lƣợng cao [30]. Vàng miếng có ƣu điểm là đã tiêu chuẩn hóa về chất lƣợng, khối lƣợng tạo điều kiện thuận lợi trong giao dịch mua bán và trao đổi, cất trữ. Theo báo cáo của Công ty, trong giai đoạn 1991-1999, Công ty đã sản xuất và cung cấp ra thị trƣờng tổng số 173 tấn vàng. Sản lƣợng sản xuất tăng đều qua các năm, cao nhất là năm 1997 với khối lƣợng là 32 tấn [30].

Một số công ty đã có chiến lƣợc phát triển ngành sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ: Một số doanh nghiệp mạnh dạn đầu tƣ chiều sâu, mua sắm dây

truyền sản xuất hiện đại, đào tạo công nhân lành nghề bƣớc đầu đã tạo đƣợc phƣơng thức sản xuất công nghiệp là tiền đề để phát triển ngành công nghiệp kim hoàn hƣớng tới xuất khẩu sau này. Có hai doanh nghiệp điển hình trong lĩnh vực này là Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận và Trung tâm kim hoàn thuộc Công ty Vàng bạc đá quý TP Hồ Chí Minh-SJC.

Các doanh nghiệp quốc doanh đi đầu trong việc xây dựng quan hệ với các đối tác nƣớc ngoài. Một số công ty lớn nhƣ Tổng công ty vàng bạc đá quý Việt nam, Công ty Vàng bạc đá quý SJC, Công ty vàng bạc đá quý Phú Nhuận đã có mối liên hệ tốt với các Tổ chức quốc tế, đặc biệt là Hội đồng Vàng Thế giới. Thông qua tổ chức này nhiều doanh nghiệp đã tham dự nhiều hội chợ triển lãm vàng trang sức lớn trên thế giới, đồng thời họ cũng đã tài trợ mở nhiều hội chợ triển lãm tại Việt Nam.

Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vàng bạc Nhà nước còn một số bất cập dưới đây:

Hệ thống các đơn vị kinh tế quốc doanh nhìn chung trình độ kỹ thuật, công nghệ, nguồn vốn, cơ sở vật chất còn rất non yếu.

Các doanh nghiệp quốc doanh còn ỷ lại vào sự bảo trợ của Nhà nƣớc, thiếu sự năng động sáng tạo trong kinh doanh, không tập trung vào lĩnh vực sản xuất vàng trang sức mà chỉ mua bán vàng miếng để hƣởng chênh lệch giá. Do chính sách xuất nhập khẩu vàng của Nhà nƣớc còn có sự ƣu đãi đối với doanh nghiệp quốc doanh so với các thành phần kinh tế khác (chỉ doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nƣớc mới đƣợc NHNN cho phép nhập khẩu vàng) nên các doanh nghiệp quốc doanh còn ỷ lại sự bảo trợ của Nhà nƣớc, thiếu sự năng động sáng tạo trong kinh doanh.

Sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ của hệ thống các doanh nghiệp Nhà nƣớc hầu nhƣ chƣa đƣợc quan tâm đầu tƣ phát triển một cách đúng mức, chƣa có chiến lƣợc phát triển ngành (trừ công ty vàng bạc đá quý Phú Nhuận).

Khối ngoài quốc doanh:

Khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số các doanh nghiệp kinh doanh vàng khoảng 98%. Do điều kiện kinh doanh vàng tƣơng đối dễ dàng nên số doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng lên nhanh chóng trong thời gian qua. Việc ngày càng có nhiều doanh nghiệp ra đời là yếu tố tích cực trong phát triển kinh tế, góp phần tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội, tăng thu nhập cho các tầng lớp dân cƣ, tạo sự cạnh tranh và động lực phát triển thị trƣờng. Chính sự cạnh tranh đó đã làm cho giá cả mua bán vàng không có chênh lệch nhiều, mẫu mã, chất lƣợng đƣợc chú trọng hơn.

Ngoài ra, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn có lợi thế là có thể khai thác các tiềm năng về điều kiện tự nhiên, lao động có tay nghề tinh xảo trong các làng nghề truyền thống cũng nhƣ các bí quyết nghề nghiệp thông qua quan hệ gia đình, huyết thống… Tuy nhiên, xu hƣớng chung trong thời gian qua là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chủ yếu đầu tƣ vào các lĩnh vực buôn bán, dịch vụ nhiều hơn là khu vực sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ.

Do trong nghị định không có sự phân biệt giữa điều kiện sản xuất và kinh doanh mua bán nên trên thực tế phần lớn các doanh nghiệp tƣ nhân chỉ kinh doanh buôn bán các loại vàng nhằm kiếm chênh lệch giá, chỉ có một số ít doanh nghiệp sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ.

Hoạt động của khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã có một số tác động đối với nền kinh tế và thị trường vàng:

Góp phần làm cho nền kinh tế năng động, hiệu quả hơn. Do chỉ cần một lƣợng vốn và lao động không nhiều để thành lập một doanh nghiệp, vì vậy các doanh nghiệp ngoài quốc doanh dễ dàng trong việc thay đổi mặt hàng sản xuất- kinh doanh và nhìn tổng thể thì tốc độ phát triển về mặt số lƣợng của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhanh hơn nhiều so với việc thành lập mới các doanh nghiệp có quy mô lớn.

Phát triển sản xuất các ngành nghề truyền thống hiện nay là một trong những hƣớng quan trọng để phát huy tay nghề của các nghệ nhân tại địa phƣơng cũng nhƣ thu hút lao động nông thôn, phát huy lợi thế của từng vùng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế.

Với số lƣợng đơn vị tƣ nhân tham gia kinh doanh và gia công chế tác vàng là quá lớn so với dung lƣợng của thị trƣờng vàng. Thị trƣờng vàng nhỏ lẻ, phân tán, thiếu tính tập trung khó khăn trong việc đầu tƣ chuyên môn hóa ngành sản xuất kinh doanh vàng. Tình hình trên gắn liền với thực tế hoạt động quá phạm vi cho phép của một số các doanh nghiệp tƣ nhân kinh doanh vàng nhƣ mua bán ngoại tệ, tự động huy động, cho vay vốn… gây khó khăn cho công tác quản lý Nhà nƣớc của các Bộ ngành ở các địa phƣơng.

Các hộ gia công chế tác vàng:

Tính đến tháng 6/1999 cả nƣớc có khoảng gần 1.000 cá nhân đƣợc cấp giấy phép gia công, chế tác vàng- phạm vi hoạt động của các đơn vị này chỉ đƣợc nhận gia công chế tác vàng, không đƣợc mua bán vàng [29]. Các hộ gia công không cần phải đáp ứng điều kiện về vốn, không cần có kế toán, cửa hàng cửa hiệu nhƣ điều kiện để thành lập doanh nghiệp. Chính vì lý do này một số cá nhân lợi dụng điều kiện này để kinh doanh, mua bán vàng trốn thuế, thậm chí còn mua bán ngoại tệ trái phép. Những cá nhân này gia công vàng trang sức không phải đăng ký ký mã hiệu nên chất lƣợng sản phẩm hầu nhƣ không đƣợc quản lý. Đây là vấn đề tồn tại mà các cơ quan quản lý Nhà nƣớc

vẫn chƣa tìm ra hƣớng giải quyết. Một phần do chƣa có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa NHNN địa phƣơng với các Cơ quan quản lý thị trƣờng, thuế…

Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài:

Theo thống kê của NHNN đến cuối năm 1999 có 12 doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc cấp giấy phép hoạt động trong lĩnh vực sản xuất gia công vàng tƣ trang tái xuất, trong đó có 1 công ty liên doanh, 11 công ty 100% vốn nƣớc ngoài [29]. Các doanh nghiệp có đặc điểm hoạt động chính nhƣ sau:

 Phía nƣớc ngoài đầu tƣ vào Việt Nam chủ yếu là để tận dụng nguồn nhân công giá tƣơng đối rẻ.

 Vốn đầu tƣ công nghệ thấp, dự án lớn nhất cũng chƣa tới 6 triệu USD, dự án thấp nhất vốn pháp định chỉ có 300.000 USD.

 Các dự án đầu tƣ vào Việt Nam hầu nhƣ không sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ mà chủ yếu nhập khẩu, kể cả các nguồn nguyên liệu Việt Nam sẵn có nhƣ đá quý do các dạng nguyên liệu này vẫn còn ở dạng thô và chất lƣợng chƣa đồng đều, chƣa đƣợc chuẩn hóa.

 Các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài chủ yếu thực hiện hoạt động tạp nhập khẩu nguyên liệu để gia công tái xuất.

 Các công ty nào hoạt động dựa vào Công ty mẹ sẽ phát triển tốt, nhƣ công ty của Pháp (Design, Sơn Dƣơng Vàng, Yosavi), doanh số xuất khẩu luôn tăng qua các năm và đang có kế hoạch mở rộng sản xuất.

 Các công ty của Châu Á (Nhật, Thái Lan) giai đoạn đầu do ảnh hƣởng của khủng hoảng khu vực, thị trƣờng thu hẹp nên gặp

nhiều khó khăn trong sản xuất. Năm nay đã có bƣớc phát triển tốt nhƣ Công ty Estelle (Nhật), Công ty Pranda đang sản xuất vàng trang sức Bạc đến nay cũng đã có kế hoạch sản xuất mặt hàng vàng trang sức.

Theo quy định của giấy phép đầu tƣ, hiện có 6 công ty 100% vốn nƣớc ngoài thực hiện việc sản xuất, gia công vàng tƣ trang trên cơ sở nguyên liệu nhập khẩu để tái xuất và tiêu thụ một phần sản phẩm tại thị trƣờng Việt Nam với tỷ lệ từ 20-50%. Tuy nhiên đến nay mới có Công ty Design International đăng ký bán 1% sản phẩm tại Việt Nam.

NHNN chủ yếu quản lý lĩnh vực nhập khẩu nguyên liệu và xuất khẩu sản phẩm của Công ty đầu tƣ. Tuy nhiên do Nghị định 63/1993/NĐ-CP chƣa có quy định cụ thể về xuất nhập khẩu, tiêu thụ sản phẩm tại Việt Nam của các Công ty có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, do đó thủ tục xuất nhập khẩu còn tƣơng đối phức tạp, phải qua nhiều khâu gây trở ngại về thời gian giao nhận hàng cho các Công ty (NHNN cấp hạn ngạch, Chi nhánh căn cứ hạn ngạch cấp giấy phép xuất nhập khẩu chuyến nhƣ các Công ty của Việt Nam).

Hoạt động xuất nhập khẩu vàng của các doanh nghiệp Việt Nam

Theo quy định của nghị định 63/1993/NĐ-CP thì NHNN là đơn vị chủ yếu thực hiện việc nhập khẩu vàng, nên NHNN cho phép một số doanh nghiệp nhà nƣớc và tổ chức tín dụng kinh doanh vàng đƣợc phép nhập khẩu vàng ủy thác cho NHNN. Đặc biệt là Tổng công ty VBĐQ đƣợc phép thực hiện nhập khẩu vàng trực tiếp để phân phối cho các Công ty thành viên. Hằng năm riêng tổng lƣợng vàng nhập khẩu của Tổng công ty chiếm khoảng hơn 50% lƣợng vàng nhập khẩu vào Việt Nam.

Trong giai đoạn 1993-1996: Việt Nam nhập khẩu khoảng 20 tấn vàng [34]. Các doanh nghiệp Nhà nƣớc, tổ chức tín dụng kinh doanh vàng trở thành

những đầu mối phân phối bán buôn ra thị trƣờng và có khả năng điều tiết thị trƣờng vàng trong cả nƣớc. Lợi thế của nhập khẩu vàng là không phải đầu tƣ thiết bị máy móc, quay vòng vốn nhanh, mang lại lợi nhuận lớn. Vì thế nhiều doanh nghiệp Nhà nƣớc nhất là Tổng công ty VBĐQ thì việc nhập khẩu vàng là hoạt động chính đem lại nguồn thu chủ yếu cho đơn vị.

Từ năm 1996-1999, NHNN thực hiện chủ trƣơng ngừng nhập khẩu vàng.

2.2.4. Những kết quả đạt được của Nghị định 63/1993/NĐ-CP

Sau hơn 10 năm đổi mới, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, quy định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng tại Nghị định 63/1993/NĐ-CP đã từng bƣớc đƣợc hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho thị trƣờng vàng phát triển, đáp ứng đầy đủ nhu cầu về vàng của mọi đối tƣợng trong nền kinh tế. Tạo ra một thị trƣờng vàng phong phú đa dạng, gồm đủ các thành phần kinh tế cùng kinh doanh, cạnh tranh phát triển, góp phần ổn định giá cả thị trƣờng hỗ trợ tích cực việc thực thi chính sách tiền tệ quốc gia của NHNN. Thể hiện cụ thể ở các mặt sau:

- Mở rộng mạng lƣới, phạm vi kinh doanh vàng đáp ứng kịp thời nhu cầu về vàng của thị trƣờng góp phần ổn định giá cả thị trƣờng.

- Trong điều kiện giá vàng có nhiều biến động, nhu cầu vàng lớn thì việc công nhận quyền sở hữu hợp pháp về vàng, mở rộng phạm vi kinh doanh không những đối với vàng tƣ trang mà với tất cả các loại vàng khác, vàng khối, thỏi, miếng… cũng nhƣ việc mở rộng đối tƣợng hoạt động kinh doanh vàng đã thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho những ngƣời có nhu cầu kinh doanh vàng công khai hóa các hoạt động mua bán kinh doanh vàng của mình. Chính điều đó mang lại thành công của nghị định 63/1993/NĐ-CP là tạo ra một mạng lƣới kinh doanh vàng thông thoáng đủ sức đáp ứng kịp thời nhu

dân vẫn có thói quen dùng vàng làm phƣơng tiện cất trữ giá trị (tỷ trọng vàng cất trữ chiếm hơn 80% lƣợng vàng nhập khẩu. Đặc biệt là NHNN đã thông qua hệ thống Tổng công ty VBĐQ với mạng lƣới các công ty thành viên ở hầu khắp các Tỉnh, thành trong cả nƣớc can thiệp ổn định giá vàng và đẩy lùi đƣợc nạn thao túng đầu cơ nâng giá vàng thành những cơn sốt giả tạo. Biện pháp trên đã hỗ trợ tích cực cho việc ổn định của tỷ giá nói riêng và của thị

Một phần của tài liệu Hoạt động quản lý kinh doanh vàng ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)