Để tham gia giao dịch, khách hàng phải ký quỹ một tỷ lệ nhất định, ACB sẽ cho vay phần còn lại của giá trị giao dịch. Tuy nhiên, việc cấp hạn mức tín dụng này không làm phát sinh các luồng tiền mặt giữa khách hàng và sàn giao dịch vàng vì thực chất đây là giao dịch dƣới hình thức ghi sổ.
Khách hàng mua bán vàng trực tiếp thông qua hệ thống phần mềm giao dịch. Sau khi khớp lệnh, ACB sẽ thanh toán tiền cho ngƣời bán, và thanh toán vàng cho ngƣời mua.
Khách hàng phải tuân thủ các quy định về tỷ lệ ký quỹ ban đầu, tỷ lệ cảnh báo, tỷ lệ xử lý. Khi giá vàng biến động làm tỷ lệ ký quỹ của nhà đầu tƣ thấp hơn hoặc bằng tỷ lệ cảnh báo do ACB quy định thì ACB sẽ thông báo cho nhà đầu tƣ đóng thêm tiền/ vàng. Trong trƣờng hợp giá vàng biến động làm tỷ lệ ký quỹ chạm tỷ lệ xử lý, ACB sẽ tiến hành xử lý một phần hoặc toàn bộ giá trị tài sản bảo đảm của khách hàng.
Khách hàng tham gia giao dịch dƣới hai hình thức:
- Giao dịch ghi sổ thông thƣờng qua việc thực hiện các lệnh mua, bán để hƣởng lãi, cắt lỗ; hoặc
- Giao dịch kèm theo rút vàng vật chất: khách hàng phải nộp đủ 100% giá trị vàng muốn rút. Hạn mức rút vàng đối với khách hàng thay đổi theo từng thời kỳ, hiện nay là 20 lƣợng/ngày/thành viên.
Một số quy định cụ thể khác:
- Loại vàng giao dịch: vàng miếng SJC.
- Khối lƣợng giao dịch tối thiểu: 10 lƣợng/lệnh - Bƣớc nhảy về giá là 5.000đ/lƣợng.
2.4.4. So sánh Mô hình hoạt động của Sàn giao dịch vàng Thượng Hải và Sàn giao dịch vàng ở Việt Nam
Kinh doanh vàng qua tài khoản ở Trung Quốc là việc nhà đầu tƣ có thể thực hiện giao dịch mua bán vàng trên tài khoản của mình nhƣng trên thực tế không diễn ra việc giao nhận vàng vật chất cũng nhƣ không thế rút vàng vật chất từ tài khoản của mình. Về bản chất, đây chỉ là một loại hình đầu tƣ tài chính, tìm kiếm lợi nhuận nhờ chênh lệch giá.
- Cũng giống nhƣ quy định của hầu hết các Sàn vàng ở Việt Nam, ở sàn giao dịch vàng Thƣợng Hải các nhà đầu tƣ cá nhân phải mở 2 tài khoản (1 tài khoản tiền thanh toán và 1 tài khoản vàng) để thực hiện giao dịch tại các Ngân hàng là thành viên của SGE. Ngân hàng cung cấp dịch vụ thực hiện chức năng trung gian, mở tài khoản cho nhà đầu tƣ, nhập lệnh, khớp lệnh và thu phí giao dịch.
- Về mô hình tổ chức: Sàn giao dịch vàng Thƣợng Hải là sàn vàng vật chất giao ngay. Sản phẩm đƣợc phép giao dịch lúc đầu là vàng miếng đạt tiêu
kim loại quý khác nhƣ bạch kim (Pt 99.95) và bạc (Ag). Để thực hiện giao dịch vàng vật chất, SGE có hệ thống thành viên là các công ty cung cấp dịch vụ lƣu kho, bảo quản và giao nhận vàng. Ban đầu, chỉ nhà đầu tƣ là tổ chức mới đƣợc phép tham gia giao dịch trên Sàn, nhà đầu tƣ là cá nhân chƣa đƣợc phép tham gia. SGE có hệ thống thành viên là các tổ chức kinh tế trong nƣớc, gồm: các công ty kinh doanh vàng (công ty khai thác, chế tác, xuất nhập khẩu vàng); các định chế tài chính và các thành viên chủ chốt. Các thành viên này là các nhà tạo lập thị trƣờng, tham gia giao dịch, làm đại lý nhận lệnh, thực hiện chức năng ngân hàng thanh toán hoặc cung cấp dịch vụ kho bãi, giao nhận. Tại thời điểm đi vào hoạt động, SGE có 108 thành viên.
Mô hình sàn vàng ở Việt Nam là phát triển tự phát. Những chuẩn tắc về giao dịch hàng hóa theo kiểu Sở/Sàn hàng hóa hiện nay ở VN hầu nhƣ là chƣa có: thị trƣờng thiếu hẳn một khuôn khổ pháp lý cho giao dịch vàng trên tài khoản, vàng điện tử; không có hệ thống tài khoản kim loại quý; không có quy chuẩn hàng hóa cho giao dịch qua sở/sàn hay giao dịch điện tử; các quy định về bảo vệ nhà đầu tƣ,...
- Về hoạt động: Khác với các sàn giao dịch vàng ở Việt Nam, theo quy định của Ngân hàng Trung ƣơng Trung Quốc, nhà đầu tƣ cá nhân chỉ đƣợc phép giao dịch trong giới hạn số dƣ tài khoản tiền hoặc vàng của họ. Tức là ngân hàng không đƣợc phép cho nhà đầu tƣ vay để đầu tƣ vƣợt quá số tiền hoặc vàng họ đang nắm giữ hay không sử dụng đòn bẩy tài chính (tỷ lệ ký quỹ 100%). Quy định này sẽ hạn chế quy mô giao dịch vàng tài khoản nhƣng sẽ giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tƣ trong trƣờng hợp đầu tƣ thua lỗ. Đây là những quy định hết sức tiến bộ mà Cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam cần nghiên cứu bởi Trung Quốc có nhiều nét tƣơng đồng với Việt Nam từ thể chế chính trị đến đặc điểm kinh tế- xã hội, mức độ hội nhập và mở cửa nền kinh tế, do vậy, việc nghiên cứu kinh nghiệm quản lý thị trƣờng vàng của
Trung Quốc có ý nghĩa thực tiễn cao trong việc định hƣớng chính sách quản lý hoạt động kinh doanh vàng của Việt Nam.
Theo kinh nghiệm tại các nền kinh tế phát triển, mô hình sàn vàng tập trung và độc lập tƣơng đối (về tài chính) và thông thƣờng là một định chế riêng biệt theo kiểu mô hình Sàn giao dịch hàng hóa (nhƣ COMEX ở Mỹ) hoặc sàn giao dịch vàng ở Anh, Sàn giao dịch vàng Thƣợng Hải.... Mô hình này có thể là tổ chức kinh doanh (thu lợi nhuận) khi thị trƣờng đã phát triển và hệ thống khuôn khổ pháp lý đã tốt. Tuy nhiên cũng có mô hình hoạt động theo hình thức phi lợi nhuận (phổ biến khi chƣa đủ khuôn khổ pháp luật). Mô hình giao dịch hàng hóa ở Nhật Bản (TOCOM): là một tổ chức phi lợi nhuận hoạt động theo Luật Sở giao dịch ban hành từ năm 1950 (Commodity Exchange Law - 1950).
Cho dù mô hình quản trị có khác nhau (kể cả sở hữu) nhƣng nhìn chung nguyên tắc hoạt động của nó là đảm bảo tính độc lập, tính minh bạch... nhằm hạn chế các gian lận trong giao dịch nhƣ giao dịch nội gián, làm giá,... và các trục lợi khác. Xét trên phƣơng diện nào đó mô hình giao dịch vàng điện tử (tài khoản) đƣợc tổ chức về mặt kỹ thuật theo kiểu một trung tâm thanh toán bù trừ điện tử hoặc tổ chức nhƣ một sở giao dịch chứng khoán nên mức độ minh bạch rất cao và tránh đƣợc các rủi ro của các đối tác nhƣ mất khả năng thanh toán...Đây là những kinh nghiệm vô cùng quý báu cho Việt Nam khi xây dựng chính sách quản lý hoạt động kinh doanh vàng.
2.4.5. Đánh giá hoạt động của Sàn giao dịch vàng
Các văn bản pháp lý liên quan đối với việc thành lập và hoạt động của sàn giao dịch vàng
Theo các quy định của pháp luật hiện hành thì không có quy định nào cấm việc thành lập và hoạt động của sàn giao dịch vàng. Tuy nhiên, hiện nay,
thành lập và hoạt động của Sàn giao dịch vàng. Qua nghiên cứu và tìm hiểu, có một số văn bản pháp luật có liên quan đến vấn đề này nhƣ sau:
Nghị định 174/1999/NĐ-CP ngày 09/12/1999 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.
Về phạm vi điều chỉnh hoạt động kinh doanh vàng, Khoản 2 Điều 1 Nghị định 174/1999/NĐ-CP ngày 09/12/1999 của Chính phủ quy định chỉ điều chỉnh hoạt động kinh doanh vàng không phải vàng tiêu chuẩn quốc tế bao gồm vàng trang sức, mỹ nghệ, vàng miếng và vàng nguyên liệu.
Phạm vi hoạt động kinh doanh vàng theo quy định tại Nghị định 174/1999/NĐ-CP chỉ bao gồm sản xuất, gia công các sản phẩm bằng vàng; mua bán; xuất nhập khẩu vàng trang sức, mỹ nghệ, vàng miếng và vàng nguyên liệu và không bao gồm việc mở sàn giao dịch vàng dƣới hình thức giao dịch ký quỹ (kinh doanh vàng tài khoản). Hay nói cách khác, NHNN không có thẩm quyền cấp phép thành lập và hoạt động sàn giao dịch vàng tập trung với phƣơng thức giao dịch ký quỹ (kinh doanh vàng tài khoản).
Nghị định 158/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 quy định về Sở giao dịch hàng hóa [6].
Theo quy định của Bộ Luật dân sự [24], vàng là một loại động sản, do vậy, việc thành lập và hoạt động của Sàn giao dịch vàng về nguyên tắc sẽ phải tuân theo quy định về Sở giao dịch hàng hóa của Luật thƣơng mại 2005 và Nghị định 158/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 quy định chi tiết Luật thƣơng mại.
Khái niệm “mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa”, Khoản 1 Điều 63 Luật thƣơng mại 2005 quy định: “1.Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là hoạt động thƣơng mại, theo đó các bên thỏa thuận thực hiện việc mua bán một lƣợng nhất định của một loại hàng hóa nhất định qua sở
giao dịch hàng hóa theo những tiêu chuẩn của Sở giao dịch hàng hóa với giá đƣợc thỏa thuận tại thời điểm giao kết hợp đồng và thời gian giao hàng đƣợc xác định tại một thời điểm trong tƣơng lai.”
Về trách nhiệm quản lý nhà nƣớc đối với việc thành lập và hoạt động của Sở giao dịch hàng hóa của Bộ Công thƣơng, khoản 2 Điều nghị định 158/2006/NĐ-CP quy định: “2. Bộ Thƣơng mại (nay là Bộ Công thƣơng) chịu trách nhiệm trƣớc chính phủ quản lý hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa.”
Về địa vị pháp lý của Sở giao dịch hàng hóa, Điều 6 Nghị định 158/2006/NĐ-CP quy định: “Sở giao dịch hàng hóa là pháp nhân đƣợc thành lập và hoạt động dƣới hình thức Công ty TNHH, Công ty cổ phần theo quy định của Luật doanh nghiệp và quy định của Nghị định này”.
Về điều kiện thành lập Sở giao dịch hàng hóa, Điều 7 Nghị định 158/2006/NĐ-CP quy định: “Sở giao dịch hàng hóa đƣợc thành lập nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
Vốn pháp định là một trăm năm mƣới tỷ đồng trở lên; Điều lệ hoạt động phù hợp với quy định của nghị định này;
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải có bằng đại học, cử nhân trở lên và có thời gian công tác trong lĩnh vực kinh tế- tài chính ít nhất là 05 năm; có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tƣợng bị cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp.
Các điều kiện khác theo quy định của Luật doanh nghiệp [23]”.
Về thẩm quyền cấp phép, Điều 7 Nghị định 158/2006/NĐ-CP quy định: “Bộ trƣởng Bộ thƣơng mại quyết định cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập Sở giao dịch hàng hóa; phê chuẩn Điều lệ hoạt động của Sở giao dịch hàng hóa”.
Về loại “hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa”, Khoản 1 điều 64 Luật thƣơng mại 2005 quy định: “1. Hợp đồng mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa bao gồm hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn.”
Về “hàng hóa giao dịch tại Sở giao dịch hàng hóa”, điều 68 Luật thƣơng mại 2005 quy định: “danh mục hàng hóa giao dịch tại sở giao dịch hàng hóa do Bộ trƣởng Bộ thƣơng mại quy định.”
Về khái niệm hàng hóa, khoản 2 điều 3 Luật thƣơng mại quy định: “2. Hàng hóa bao gồm: a) tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tƣơng lai; b) Những vật gắn liền với đất đai.”
Về hạn mức giao dịch, điều 34 nghị định 158/2006/NĐ-CP quy định: “1. Tổng hạn mức giao dịch đối với một loại hàng hóa của toàn bộ các hợp đồng đang trong thời hạn giao dịch không đƣợc vƣợt quá 50% tổng khối lƣợng hàng hóa đó đƣợc sản xuất tại Việt nam của năm ngay trƣớc đó. 2. Hạn mức giao dịch của một thành viên không đƣợc vƣợt quá 10% tổng hạn mức giao dịch quy định tại khoản 1 điều này. 3. Sở giao dịch hàng có quyền quy định hạn mức giao dịch cụ thể thỏa mãn quy định tại khoản 1 và khoản 2 điều này.”
Về phƣơng thức thực hiện hợp đồng đối với hợp đồng mua bán kỳ hạn, điều a khoản 1 điều 41 nghị định 158/2006/NĐ-CP quy định: “Các bên giao dịch hợp đồng kỳ hạn có thể lựa chọn thực hiện hợp đồng theo một trong hai phƣơng thức dƣới đây:
Thanh toán bù trừ qua Trung tâm thanh toán vào phiên cuối cùng của ngày cuối cùng giao dịch hợp đồng;
Theo các quy định đã dẫn, cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về Sở giao dịch hàng hóa là Bộ Công thƣơng. Bộ công thƣơng là cơ quan có thẩm quyền cấp phép thành lập, phê duyệt điều lệ của Sở giao dịch hàng hóa, công bố danh mục hàng hóa đƣợc phép giao dịch trên sở giao dịch hàng hóa. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, Bộ Công thƣơng chƣa cấp phép thành lập bất kỳ Sở giao dịch hàng hóa nào và cũng chƣa công bố danh mục hàng hóa đƣợc phép giao dịch qua Sở giao dịch hàng hóa.
Nhƣ vậy, quy định pháp luật hiện hành cho phép thành lập sở giao dịch hàng hóa (bao gồm cả sàn giao dịch vàng). Việc thành lập sàn giao dịch vàng phải đƣợc tổ chức dƣới hình thức Sở giao dịch hàng hóa và phải tuân thủ các quy định của Nghị định 158/2006/NĐ-CP. Tuy nhiên, tại thời điểm hiện hành, do Bộ Công thƣơng chƣa ban hành Danh mục hàng hóa đƣợc giao dịch trên sở giao dịch hàng hóa, nên việc thành lập sàn giao dịch vàng tập trung là chƣa có đầy đủ cơ sở pháp lý.
Luật chứng khoán [25]và Luật các tổ chức tín dụng [20]: Việc tổ chức tín dụng hoặc công ty chứng khoán thành lập sàn giao dịch vàng trƣớc hết sẽ phải tuân thủ theo các quy định trong luật các tổ chức tín dụng, Luật chứng khoán và các văn bản quy phạm pháp luật hƣớng dẫn khác có liên quan. Tuy nhiên, Luật các tổ chức tín dụng, Luật chứng khoán và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành không có bất kỳ quy định nào cho phép các tổ chức tín dụng và Công ty chứng khoán thành lập sàn giao dịch vàng tập trung với phƣơng thức giao dịch ký quỹ. Các cơ quan chức năng cũng chƣa có văn bản cho phép các đối tƣợng này đƣợc thành lập sàn giao dịch vàng. Do vậy, việc thành lập sàn giao dịch vàng của các đối tƣợng này là không có cơ sở pháp lý.
Thực trạng việc thành lập và hoạt động của sàn giao dịch vàng:
Hầu hết các sàn giao dịch vàng của các Tổ chức tín dụng không đƣợc tổ chức dƣới hình thức một pháp nhân, mà thƣờng là một bộ phận trực thuộc tổ chức tín dụng. Ví dụ: sàn giao dịch vàng Phƣơng Nam là bộ phận trực thuộc phòng kinh doanh tiền tệ hội sở ngân hàng TMCP Phƣơng Nam, sàn giao dịch vàng Sài Gòn là bộ phận trực thuộc ACB, Trung tâm giao dịch vàng VIETABANK trực thuộc Hội sở Ngân hàng Việt Á…
Đối chiếu với các quy định về Sở giao dịch hàng hóa với các sàn giao dịch vàng của các tổ chức tín dụng, việc thành lập và hoạt động của các sàn giao dịch vàng của TCTD còn tồn tại các vấn đề sau:
Về cơ sở pháp lý thành lập sàn giao dịch vàng: Luật các TCTD và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành không có bất kỳ quy định nào cho phép các TCTD thành lập sàn giao dịch vàng tập trung với phƣơng thức giao dịch ký quỹ. NHNN chƣa có văn bản nào cho phép các TCTD thành lập sàn giao dịch vàng trực thuộc (Sở giao dịch hàng hóa tập trung). Do vậy, việc thành lập sàn giao dịch vàng của các TCTD là chƣa có đầy đủ cơ sở pháp lý.
Các sàn giao dịch vàng của TCTD không đƣợc thành lập dƣới hình thức công ty TNHH hoặc công ty cổ phần, không đƣợc cấp phép bởi các cơ quan quản lý nhà nƣớc (Bộ Công thƣơng) theo quy định tại Nghị định 158/2006/NĐ-CP.
Loại hình giao dịch tại các sàn giao dịch vàng chủ yếu là giao dịch giao ngay (SPOT) chƣa phù hợp với quy định tại nghị định 158/2006/NĐ-CP, theo đó, sở giao dịch hàng hóa chỉ cho phép thực hiện các giao dịch kỳ hạn