Khái quát pháp luật về quản lý kinh doanh vàng

Một phần của tài liệu Hoạt động quản lý kinh doanh vàng ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp (Trang 37 - 40)

Năm 1987, Quốc hội ban hành Luật đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam [15], nƣớc ta bắt đầu thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế, xóa bỏ chế độ quan liêu, bao cấp, bế quan tỏa cảng. Luồng vốn đầu tƣ nƣớc ngoài bằng ngoại tệ bắt đầu đổ vào Việt Nam cùng với chủ trƣơng mở cửa nền kinh tế và xóa bỏ cơ chế bao cấp. Việc sử dụng vàng trở nên phổ biến hơn trong giai đoạn tiền đồng mất giá mạnh của thời kỳ này. Thị trƣờng vàng mất cân đối nghiêm trọng do Nhà nƣớc vẫn chƣa có chủ trƣơng nhập vàng và việc khai thác vàng chƣa đƣợc tổ chức nhƣ hiện nay. Trƣớc tình hình đó, Nghị định số 161/HĐBT ngày 18/10/1988 của Hội đồng Bộ trƣởng (nay là Chính Phủ), về “Điều lệ quản lý ngoại hối” đƣợc ban hành, thay thế Nghị định số 102/1963/NĐ-CP ngày 6/7/1963 của Hội đồng Bộ trƣởng [7], đã xóa bỏ độc quyền trong kinh doanh ngoại hối. Hội đồng Bộ trƣởng đã giao Ngân hàng Nhà nƣớc nhiệm vụ quản lý hoạt động kinh doanh vàng thông qua việc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh vàng cho các doanh nghiệp. Đồng thời để ổn định thị trƣờng vàng, ngày 25/5/1989, Hội đồng bộ trƣởng đã ban hành Quyết định số 139/1989/QĐ-HĐBT cho phép các đơn vị kinh tế quốc doanh có liên quan đến khai thác, tinh luyện vàng và các hộ cá thể nếu có đủ điều kiện đƣợc kinh doanh vàng.

Để có chính sách thích hợp, đảm bảo vừa tạo cơ sở pháp lý cho các tổ chức, cá nhân phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh vàng, đồng thời tăng cƣờng vai trò của NHNN trong việc điều tiết cung cầu vàng, ổn định giá cả hỗ trợ cho việc thực thi chính sách tiền tệ, ngày 24/9/1993, Chính phủ đã ban hành Nghị định 63/1993/NĐ-CP [2] về quản lý Nhà nƣớc đối với hoạt động

kinh doanh vàng. Nghị định 63/1993/NĐ-CP về quản lý Nhà nƣớc đối với hoạt động kinh doanh vàng đã tạo ra các cơ sở pháp lý và định hƣớng quản lý thị trƣờng vàng phù hợp với điều kiện giá cả thị trƣờng còn nhiều biến động, lạm phát cao, góp phần giúp NHNN thu đƣợc những thành công đáng kể trong việc ngăn chặn và dập tắt những cơn sốt giá vàng, đƣa giá vàng ổn định trong mức biến động chung của giá cả thị trƣờng góp phần tích cực hỗ trợ cho việc điều hành tỷ giá, ổn định giá trị đồng Việt Nam. Việc ban hành Nghị định 63/1993/NĐ-CP là một bƣớc đi cần thiết để dỡ bỏ những hạn chế về: phạm vi kinh doanh vàng, quyền sở hữu hợp pháp về vàng và tạo ra một cơ chế xuất nhập khẩu vàng phù hợp với tình hình cung cầu ngoại tệ đã ở mức thấp, đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trƣờng.

Bên cạnh những tác động tích cực, chính sách quản lý vàng quy định tại nghị định 63/1993/NĐ-CP cũng bộc lộ những hạn chế nhất định thể hiện ở sự yếu kém của thị trƣờng vàng trang sức, tỷ lệ vàng dùng trong thanh toán cất trữ vẫn chƣa giảm triệt để, các doanh nghiệp kinh doanh vàng nhiều nhƣng không mạnh, quy mô quá nhỏ, công nghệ lạc hậu, không chú trọng đến đầu tƣ sản xuất vàng trang sức. Vì vậy việc ban hành một chính sách mới phù hợp hơn là một đòi hỏi tất yếu.

Để triển khai thực hiện Luật Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam [19], phù hợp với quy định tại Nghị định 63/1998/ NĐ-CP ngày 17/8/1998 của Chính phủ về quản lý ngoại hối [2] và Nghị định 11/1999/NĐ-CP ngày 3/3/1999 của Chính phủ quy định về hàng hóa cấm lƣu thông [3], dịch vụ thƣơng mại cấm thực hiện; hàng hóa, dịch vụ thƣơng mại hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện, khắc phục những nhƣợc điểm Nghị định 63/1993/NĐ-CP ngày 24/9/1993 của Chính phủ về quản lý Nhà nƣớc đối với hoạt động kinh doanh vàng, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 174/1999/NĐ-CP ngày 19/12/1999 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng [4] (nghị định có hiệu lực

thi hành từ ngày 03/01/2000), đồng thời để hƣớng dẫn thi hành Nghị định 174/1999/NĐ-CP, NHNN đã ban hành thông tƣ số 07/2000/TT-NHNN [4].

Nghị định 174/1999/NĐ-CP đƣợc xây dựng đồng thời với việc ban hành Luật doanh nghiệp nên đã kế thừa đƣợc những tƣ tƣởng thông thoáng của Luật doanh nghiệp. Quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp đƣợc đề cao, những biện pháp hành chính đƣợc giảm nhiều. Nghị định chỉ đề cập một số vấn đề mang tính chất đặc thù còn các lĩnh vực khác đã đƣợc thể hiện trong Luật thƣơng mại và các văn bản khác thì không đƣa ra các quy định. Phạm vi quản lý hoạt động kinh doanh vàng của NHNN đã đƣợc thu hẹp, chỉ quản lý một số hoạt động liên quan đến chính sách tiền tệ nhƣ sản xuất vàng miếng, xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu, còn các hoạt động khác đƣợc coi là những hoạt động kinh doanh bình thƣờng giống nhƣ các loại hàng hóa khác.

Sau một thời gian thực hiện Nghị định 174/1999/NĐ-CP, do vai trò của vàng ngày càng giảm, hoạt động kinh doanh vàng đƣợc coi là một hoạt động kinh doanh bình thƣờng nên Chính phủ đã ban hành Nghị định 64/2003/NĐ-CP [5] sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 174/1999/NĐ-CP. Trong đó, bỏ quy định về vốn pháp định đối với hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ, vàng miếng. Đồng thời, Nghị định quy định NHNN chỉ cấp giấy phép đối với hoạt động xuất nhập khẩu vàng vàng nguyên liệu dƣới dạng khối, thỏi, hạt, miếng. Còn các loại vàng trang sức, mỹ nghệ, vàng nguyên liệu dƣới dạng khác không cần có giấy phép của NHNN mà thực hiện theo Luật Thƣơng mại [22].

Ngày 03/10/2000 Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc đã ban hành Quyết định 432/2000/QĐ-NHNN [8] về nghiệp vụ huy động và sử dụng vốn bằng vàng, bằng VNĐ bảo đảm. Việc ban hành Quyết định 432/2000/QĐ- NHNN đã tạo cơ sở pháp lý cho các Tổ chức tín dụng (TCTD) huy động vàng nhàn rỗi trong dân cƣ đồng thời sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này phục vụ

hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện có một số vấn đề phát sinh cần đƣợc chỉnh sửa cho phù hợp với thực tiễn.

Cùng điều chỉnh lĩnh vực này còn có Quyết định số 07/2008/QĐ- NHNN [9] ngày 24/3/2008 của NHNN về việc ban hành Quy chế phát hành giấy tờ có giá trong nƣớc của TCTD có quy định về phạm vi điều chỉnh bao gồm giấy tờ có giá bằng vàng, bằng VNĐ bảo đảm giá trị theo giá vàng thực hiện theo quy định hiện hành của NHNN về huy động và sử dụng vốn bằng vàng, bằng VNĐ bảo đảm giá trị theo giá vàng. Việc huy động vốn bằng vàng theo hình thức phát hành chứng chỉ (phát hành giấy tờ có giá).

Một phần của tài liệu Hoạt động quản lý kinh doanh vàng ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp (Trang 37 - 40)