Hoạt động xuât, nhập khẩu vàng
Giai đoạn 1997-2002, thị trƣờng vàng trong nƣớc và quốc tế tƣơng đối ổn định do hoạt động bán vàng ra của NHTW các nƣớc Châu Âu, nên không
xảy ra các cú sốc biến động giá vàng nhƣ những năm đầu của thập kỷ 90. Kể từ tháng 4/2002-2004, mặc dù giá vàng quốc tế tăng liên tục, nhƣng thị trƣờng vàng trong nƣớc cũng không xảy ra các đợt sốc giá lớn, một phần do chính sách xuất nhập khẩu vàng thông thoáng hơn trƣớc (nghị định 174/1999/NĐ- CP), một phần do hoạt động đầu cơ vàng của dân chúng giảm mạnh vào các năm từ 1991-2004.
Kể từ năm 2005 đến nay, ngƣời dân lại có xu hƣớng găm giữ vàng, số vàng nhập khẩu tăng nhanh chóng từ mức 20 tấn năm 2004, lên mức 48 tấn năm 2005, và lên mức trung bình 80 tấn/ năm giai đoạn 2006-2008. Tuy nhiên NHNN đã điều tiết thị trƣờng vàng thông qua hoạt động cấp phép cho doanh nghiệp nhập khẩu vàng. Và do vậy, NHNN không cần sử dụng đến lƣợng vàng dự trữ để can thiệp thị trƣờng, hơn nữa lƣợng vàng dự trữ cũng còn ở mức khiêm tốn so với nhu cầu nắm giữ của ngƣời dân.
Kể từ tháng 5 năm 2008, do cán cân thanh toán Việt Nam có nguy cơ bị thâm hụt lớn, NHNN đã ngừng cấp giấy phép nhập khẩu vàng và cho phép doanh nghiệp đƣợc xuất khẩu vàng. Do trong suốt những năm trƣớc đây, Việt Nam đã nhập khẩu vàng tƣơng đối nhiều, nên nhiều thời điểm trong năm 2008-2009, giá vàng trong nƣớc thấp hơn giá thế giới và Việt nam đã xuất khẩu đƣợc 10,85 tấn trong năm 2008 và 25,06 tấn năm 2009.
Với hoạt động đầu cơ đẩy giá vàng lên, giá vàng trong nƣớc vào dịp cuối năm 2009 đầu năm 2010 có một số thời điểm bị đẩy lên cao hơn giá vàng quốc tế một chút, và NHNN đã cấp phép cho doanh nghiệp nhập khẩu vàng trở lại để can thiệp bình ổn giá vàng trong nƣớc.
Theo thống kê của NHNN, trong 10 năm qua, các doanh nghiệp, NHTM đã nhập khẩu theo giấy phép của NHNN với khối lƣợng tổng cộng là 338 tấn vàng. Số lƣợng nhập khẩu tăng dần qua các năm, từ mƣc 5,5 tấn trong năm 2001 đã tăng lên mức hơn 90 tấn trong năm 2008. Số lƣợng các doanh
nghiệp, NHTM đƣợc phép nhập khẩu và tham gia vào hoạt động nhập khẩu vàng cũng tăng từ khoảng 10 đơn vị lên đến 32 đơn vị trong năm 2008. Tuy nhiên, việc nhập khẩu vàng cũng đƣợc tập trung vào một số NHTM lớn và doanh nghiệp có hoạt động sản xuất vàng miếng.
Việc nhập khẩu vàng của các đơn vị đã đáp ứng dƣợc nhu cầu của thị trƣờng trong nƣớc ngày càng tăng. Trong giai đoạn này, giá vàng trong nƣớc biến động đồng hành với giá vàng thế giới và không có cơn sốt giá vàng nào.
Về xuất khẩu vàng, từ trƣớc năm 2008, NHNN không cấp giấy phép xuất khẩu vàng. Từ giữa năm 2008, đầu năm 2009, nhằm thu ngoại tệ, giảm nhập siêu và tranh thủ khi giá vàng quốc tế tăng cao, NHNN đã cho phép một số đơn vị xuất khẩu vàng.
Trong hai năm 2008, 2009 giá vàng thế giới biến động thất thƣờng khoảng từ 40% đến 60%, thị trƣờng chứng khoán đã sụt từ 40%-60& cộng với tâm lý lo ngại về việc tiếp tục mất giá của đồng Việt Nam hoạt động đầu tƣ, đầu cơ vào vàng gia tăng mạnh mẽ. Dƣới góc độ thị trƣờng để xem xét thì đây cũng là một nhu cầu khách quan. Hơn nữa nói về mặt lịch sử ngay cả thời kỳ giá vàng thấp và ổn định thì Việt Nam vẫn đƣợc xem là nƣớc ngƣời dân có thói quen cất trữ và sử dụng vàng nhiều trong khu vực và thế giới. Thực tế cho thấy trong hai năm 2008, 2009 ta không cho nhập khẩu vàng, nhƣng riêng quý II/2009, ta đã xuất đến trên 80 tấn vàng, thu về gần 2,6 tỷ USD.
Ngoài ra, hoạt động xuất nhập khẩu vàng lậu hay không chính thức cũng rất phổ biến và ở quy mô lớn (theo đánh giá, năm 2009 nhập khẩu lậu vàng vào Việt Nam cũng ở mức 30-40 tấn. Việt Nam không phải là nƣớc khai thác vàng, do vậy, để có đƣợc vàng ta phải mất ngoại tệ. Khi xuất đƣợc vàng, ta cũng thu đƣợc ngoại tệ cho đất nƣớc. Nói một cách khác, vàng cũng là ngoại tệ. Việc bình ổn thị trƣờng vàng cũng góp phần quan trọng vào việc bình ổn thị trƣờng ngoại tệ một cách trực tiếp và gián tiếp.
Thực tiễn trên cho thấy một cơ chế xuất nhập khẩu vàng hợp lý cùng với các biện pháp hỗ trợ khác (đặc biệt là cơ chế can thiệp vàng trực tiếp của) sẽ không chỉ làm bình ổn giá vàng trong nƣớc, tranh đầu cơ, xuất nhập khẩu vàng lậu, mà còn góp phần bình ổn thị trƣờng ngoại tệ.
Hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Tính đến hết năm 2009, cả nƣớc có 24 doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, gia công vàng trang sức mỹ nghệ. Trong những năm từ 2000-2004, doanh số xuất khẩu của các Công ty có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tăng trƣởng đều đặn từ con số khoảng 30 triệu USD trong năm 2000, năm 2001 doanh số xuất khẩu đã tăng lên mức 43 triệu USD.
Bảng 2.2 Hạn ngạch vàng qua các năm Năm Hạn ngạch (Kg) Thực nhập (Kg) Giá trị xuất khẩu (Triệu USD) Số lƣợng doanh nghiệp 2005 5.042 3.045 48 14 2006 6.109 3.164 3.319 16 2007 7.447 3.456 17 2008 11.242 3.197 81 18 2009 10.897 3.128 18 2010 10.897 24
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Vụ quản lý ngoại hối (2010), Báo cáo tình hình kinh doanh vàng 06 tháng đầu năm 2010 [30]
Để giá vàng trong nƣớc biến động sát giá thế giới và tạo công cụ bảo hiểm rủi ro về biến động giá vàng cho các doanh nghiệp, cuối năm 2006 NHNN đã cho phép một số NHTM và doanh nghiệp đƣợc kinh doanh vàng trên tài khoản ở nƣớc ngoài. Đến cuối năm 2009, NHNN đã cấp giấy phép kinh doanh vàng trên tài khoản ở nƣớc ngoài cho 19 đơn vị [30].
Do năng lực tài chính và kinh nghiệm kinh doanh vàng trên tài khoản của các đơn vị không đồng đều nên có đơn vị kinh doanh đạt hiệu quả cao, có đơn vị đạt hiệu quả thấp, giá vàng trong nƣớc hình thành không thống nhất, mang tính tự phát. Việc cho phép các NHTM, doanh nghiệp kinh doanh vàng đƣợc phép kinh doanh vàng trên tài khoản ở trong nƣớc là điều kiện để các đơn vị này thành lập và tham gia kinh doanh Sàn giao dịch vàng cũng nhƣ thực hiện chuyển đổi nguồn vốn huy động bằng vàng ra tiền đồng để cho vay.
Hoạt động huy động và cho vay bằng vàng.
Để khơi thông nguồn vốn bằng vàng của dân cƣ, theo quy định tại Quyết định 432/2000/QĐ-NHNN, các NHTM đƣợc phép huy động, cho vay bằng vàng, bằng VNĐ đảm bảo giá trị theo vàng. Trong những năm qua, tỷ trọng huy động nguồn vốn này của các NHTM tăng mạnh. Đặc biệt trong hai năm 2008, 2009 vừa qua. Sau đây là tình hình thực hiện huy động, cho vay bằng vàng của các NHTM trong năm 2009.
Theo quyết định 432/2000/QĐ-NHNN ngày 3/10/2000 của Thống đốc NHNN thì các TCTD đƣợc phép huy động nguồn vốn bằng vàng trong xã hội để cho vay bằng vàng hoặc chuyển đổi thành nguồn vốn VNĐ đáp ứng các nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh. Tỷ lệ chuyển đổi thành nguồn vốn VNĐ không đƣợc vƣợt quá 30% khối lƣợng vàng huy động.
Nhƣ đã trình bày ở trên, trong giai đoạn 2000-2007 giá vàng trong nƣớc và quốc tế khá ổn định. Do tập quán, một khối lƣợng lớn vàng vẫn đƣợc
cất giữ trong dân. Quyết định 432/2000/QĐ-NHNN đã có tác dụng huy động số vốn “nhàn rỗi” này trong dân để phục vụ phát triển kinh tế đất nƣớc. Hơn nữa vào thời điểm đó ngƣời dân vẫn có tập quán thanh toán bằng vàng cho các giao dịch lớn, đặc biệt là mua bán bất động sản. Do vậy, nhu cầu vay bằng vàng để phục vụ thanh toán và làm nguyên liệu để chế tác hàng trang sức mỹ nghệ kinh doanh và xuất khẩu là khá lớn. Quyết định 432/2000/QĐ-NHNN cũng đã có tác dụng tốt phục vụ nhu cầu chính đáng của xã hội.
Tuy nhiên khi thị trƣờng vàng quốc tế và trong nƣớc có những biến động mạnh thì Quyết định 432/2000/QĐ-NHNN cũng bộc lộ những bất cập và rủi ro cho nền kinh tế. Các TCTD cũng không thể chuyển đổi vàng thành tiền để cho vay nền kinh tế, ngƣời dân và doanh nghiệp cũng không còn nhu cầu và cũng không dám vay vàng để thanh toán hay chế tác trang sức mỹ nghệ. Nhƣ vậy, mục tiêu chính đáng ban đầu của Quyết định 432/2000/QĐ- NHNN không còn nữa mà thay vào đó là tạo điều kiện cho đầu cơ phát triển, gia tăng mức độ rủi ro cho các TCTD lẫn ngƣời vay vàng. Vụ vỡ nợ của doanh nghiệp “Tuấn Tài” thời gian qua là một điển hình [18].