6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2.1. Đặc điểm môi trường kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB
a. Môi trường pháp lý
- Chế độ, chính sách của nhà nước về kiểm soát thanh toán vốn đầu tư
XDCB:
KBNN Hòa Vang kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB trên cơ sở các chế độ, chính sách của nhà nước, các qui định của UBND thành phố Đà Nẵng về quản lý, kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB từ NSNN,cụ thể :
+ Các luật do Quốc hội ban hành, gồm: Luật Ngân sách Nhà nước, Luật
đấu thầu.
+ Nghị định do Chính phủ ban hành, gồm: Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009 Về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định
BAN GIÁM ĐỐC
TỔ TỔNG HỢP
HÀNH CHÍNH TỔ KẾ TOÁN
35
112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; Nghị định 48/2010/NĐ-CP ngày 07/5/2010 về hợp đồng trong hoạt
động xây dựng; Nghịđịnh 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 về hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu theo Luật Xây dựng.
+ Thông tư do Bộ Tài chính ban hành: trong thời kỳ 2008 đến tháng 6/2011,việc kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB thực hiện theo Thông tư
27/2007/TT-BTC ngày 03/4/2007 và Thông tư số 130/2007/TT-BTC ngày 02/11/2007 sửa đổi bổ sung thông tư 27/2007/TT-BTC; từ tháng 7/2011 đến nay thực hiện theo Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/ 2011 Quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn NSNN.
+ Quyết định của UBND thành phố Đà Nẵng: từ tháng 01/2004 đến tháng02/2010 thực hiện theo Quyết định số 190/2003/QĐ-UBND ngày 30/12/2003; từ tháng 03/2010 đến nay thực hiện Quyết định số 04/2010/QĐ- UBND ngày 12/02/2010 Qui định một số vấn đề mua sắm và quản lý đầu tư
xây dựng trên địa bàn thành phốĐà Nẵng.
+ Văn bản điều hành ngân sách trong từng thời kỳ Chính phủ, Bộ Tài chính: Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Thủ tướng Chính phủ
vềnhững giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ
mô, bảo đảm an sinh xã hội; Chỉ thị 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ
tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ…
- Qui trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB.
KBNN Hòa Vang thực hiện kiểm soát thanh toán vốn đầu tư theo qui trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư do KBNN ban hành và áp dụng thống nhất trong hệ thống KBNN. Từ tháng 5/2012 đến nay áp dụng qui trình ban hành kèm theo Quyết định số 282/QĐ-KBNN ngày 20/4/2012 của KBNN.
b. Phạm vi kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB
36
thành phố Đà Nẵng, UBND thành phố quyết định đầu tư các dự án thuộc nguồn ngân sách thành phố và giao cho các Sở, ban, ngành và UBND quận, huyện làm chủ đầu tư các dự án thuộc ngân sách thành phố; UBND quận, huyện quyết định đầu tư và làm chủ đầu tư các dự án đầu tư thuộc ngân sách quận, huyện.
Xuất phát từ sự phân cấp quản lý vốn đầu tư của UBND thành phố và phân cấp kiểm soát thanh toán vốn đầu tư của KBNN, KBNN Hòa Vang kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB đối với các nguồn vốn đầu tư sau:
- Nguồn vốn đầu tư thuộc Ngân sách huyện Hòa Vang.
- Nguồn vốn đầu tư XDCB thuộc Ngân sách thành phố Đà Nẵng được UBND thành phố giao cho UBND huyện Hòa Vang làm chủđầu tư.
- Nguồn vốn đầu tư thuộc ngân sách xã: số lượng dự án, qui mô nhỏ, không đáng kể nên luận văn không nghiên cứu đối với nguồn vốn này.
Cơ cấu các nguồn vốn đầu tư theo kế hoạch vốn năm do KBNN Hòa Vang kiểm soát trong giai đoạn 2008-2012 xem Biểu đồ 2.1 và Bảng 2.2.
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư theo kế hoạch bình quân (2008 - 2012)
37
Bảng 2.2: Nguồn vốn đầu tư XDCB do KBNN Hòa Vang kiểm soát (2008-2012)
ĐVT: Triệu đồng Tên nguồn vốn KHV 2008 KHV 2009 KHV 2010 KHV 2011 KHV 2012 DA Số tiền DA Số tiền DA Số tiền DA Số tiền DA Số tiền TỔNG CỘNG (I+II+III) 98 53.507 69 63.788 72 70.595 66 63.987 69 66.747 I. Nguồn vốn ngân sách thành phố 29 27.913 32 45.055 41 53.692 29 40.397 36 47.543 1.Nguồn XDCB tập trung 5 656 12 7.949 17 17.315 13 12.145 20 9.958 2.Nguồn TW bổ sung có mục tiêu 3 17.000 5 24.000 3 12.500 2 20.000 1 18.000 3.Nguồn sử dụng đất, tăng thu SDĐ 5 4.192 11 8.278 3 5.737 9 2.963 7 3.651 5.Nguồn chuyển nguồn sang năm sau 3 4.578 14 14.762 4 4.425 5 1.740 6.Nguồn chuyển tạm ứng 1 150 1 250 4 3.378 1 864 3 6.593
7.Nguồn vốn khác 15 5.915 21 7.600
II. Nguồn vốn ngân sách huyện 58 24.949 35 18.615 29 15.385 34 22.191 33 19.204
1.Ngân sách tập trung 19 9.919 15 6.892 15 10.217 20 8.182 21 13.282 2.Nguồn vốn Kiến thiết thị chính 10 1.226 4 744 3,Nguồn sử dụng đất 2 1.278 2 6.046 4.Nguồn kết dư ngân sách 15 8.476 9 1.980 5.Nguồn vốn khác 12 4.050 5 2.953 14 5.168 14 14.009 12 5.922 III.Nguồn vốn ngân sách xã 11 645 2 118 2 1.518 3 1.399
38
c. Đặc điểm về quản lý, điều hành các dự án đầu tư của huyện
UBND huyện Hòa Vang không trực tiếp điều hành dự án mà ủy quyền cho các BQLDA. BQLDA được thành lập và hoạt động theo qui định tại Nghị định 16/2005/NĐ-CP và Nghị định 99/2007/NĐ-CP của Chính phủ (trước năm 2010), từ năm 2010 thực hiện theo Nghị định 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.Trong giai đoạn 2008-2012, tại huyện HòaVang có những BQLDA sau:
- Ban quản lý dự án chuyên trách: có 01 ban là BQLDA đầu tư và xây dựng huyện Hòa Vang.
- Ban Quản lý dự án không chuyên trách: tùy theo từng dự án mà UBND huyện ủy quyền quản lý, điều hành dự án cho các BQLDA hoạt động theo hình thức BQLDA không chuyên trách của các phòng chuyên môn trực thuộc UBND huyện, như phòng Giáo dục và Đào tạo, phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn…
Tuy nhiên, việc giao quản lý điều hành dự án cho các BQLDA kiêm nhiệmcó những hạn chế về quản lý năng lực quản lý dự án, việc cập nhật, nắm bắt và thực hiện các chế độ, chính sách của nhà nước về quản lý đầu tư, thanh toán vốn đầu tư chưa kịp thời.
d. Đặc điểm tổ chức bộ máy kiểm soát tại KBNN Hòa Vang
- Về phân công trách nhiệm kiểm soát thanh toán vốn đầu tư:
+ Tổ Tổng hợp - Hành chính: trực tiếp kiểm soát thanh toán vốn đầu tư
XDCB từ khâu tiếp nhận hồ sơ, kiểm soát, luân chuyển chứng từ và trả kết quả giải quyết hồ sơ cho khách hàng, gọi tắt là bộ phận kiểm soát thanh toán (bộ phận KSTT). Tại bộ phận KSTT có 04 CBCC, trong đó có 02 cán bộ làm công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư, gọi lắt là cán bộ kiểm soát (CBKS), có trình độ đại học về kinh tế, tài chính, được bồi dưỡng, huấn luyện để để
39 một hoặc một số BQLDA.
+ Tổ Kế toán: thực hiện kiểm soát lần cuối trước khi thanh toán vốn cho các đơn vị thụ hưởng và hạch toán chi NSNN về đầu tư XDCB, tổ Kế toán phân công 01 KTV chuyên quản về chi đầu tư XDCB.
- Về phân quyền phê duyệt kiểm soát thanh toán vốn đầu tư
+ Ban Giám đốc: Giám đốc phê duyệt chứng từ thanh toán do bộ phận Kế toán đệ trình; Phó Giám đốc phụ trách phê duyệt hồ sơ thanh toán do bộ
phận kiểm soát thanh toán đệ trình.
+Tại bộ phận kiểm soát thanh toán: trưởng bộ phận KSTT phê duyệt kết quả kiểm soát của CBKS.
+ Tại bộ phận Kế toán: KTT phê duyệt kết quả kiểm soát của KTV. Tuy nhiên, việc phân công cán bộ tại bộ phận KSTT tại đơn vị chưa tách bạch giữ chức năng phê duyệt và kiểm soát, trưởng bộ phận KSTT vẫn còn kiêm nhiệm việc kiểm soát thanh toán; chưa thực hiện luân phiên công việc giữa các CBKS trong thời gian dài.
Trong giai đoạn 2008-2012, kết quả thực hiện kế hoạch vốn đầu tư tại KBNN Hòa Vang xem Biểu đồ 2.2 và Bảng 2.3.
40
Bảng 2.3: Kết quả thực hiện kế hoạch vốn đầu tư XDCB (2008-2012)
ĐVT: Triệu đồng CHỈ TIÊU Tổng cộng 2008 2009 2010 2011 2012 I. Kế hoạch vốn 314.944 52.862 63.670 69.077 62.588 66.747 1. NS thành phố 214.600 27.913 45.055 53.692 40.397 47.543 2. NS huyện 100.344 24.949 18.615 15.385 22.191 19.204
II. Kết quả giải ngân 272.784 45.235 45.690 61.690 58.107 62.062
1. NS thành phố 189.352 26.738 31.720 49.066 38.621 43.207
2. NS huyện 83.432 18.497 13.970 12.624 19.486 18.855
III.Tỉ lệ giải ngân so với kế hoạch giao (%)
86,61 85,57 71,76 89,31 92,84 92,98
1. NS thành phố 88,23 95,79 70,40 91,38 95,60 90,88
2. NS huyện 83,15 74,14 75,05 82,05 87,81 98,18 Nguồn: Báo cáo tình hình thanh toán vốn KBNN Hòa Vang (2008-2012)
e. Đặc điểm về ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ kiểm soát.
KBNN Hòa Vang đã ứng dụng các chương trình tin học do KBNN phát triển vào phục vụ công tác kiểm soát thanh toán tại đơn vị, cụ thể:
- Chương trình Quản lý vốn đầu tư XDCB (ĐTKB/LAN): dùng để quản lý tình hình kiểm soát thanh toán vốn cho các dự án đầu tư từ kế hoạch vốn, tổng mức đầu tư, tổng dự toán, nguồn vốn của dự án; quản lý chi tiết đến từng hợp đồng, công việc chủ đầu tư ký kết với các nhà thầu hoặc tự thực hiện cũng như phục vụ cho công tác kiểm tra, đối chiếu, tổng hợp báo cáo tình hình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư. Dữ liệu chương trình được lưu trữ tại máy chủ của đơn vị.
+ Hệ thống thông tin ngân sách và Kho bạc (TABMIS): đây là hệ thống thông tin được triển khai trên toàn quốc của Bộ Tài chính phục vụ cho công
41
tác quản lý Ngân sách và KBNN, dữ liệu chương trình được quản lý tập trung tại KBNN Việt Nam và các đơn vị sử dụng thông qua hệ thống hạ tầng thông tin kết nối với trung tâm dữ liệu. Đơn vị sử dụng TABMIS để hạch toán các khoản thu chi NSNN, tổng hợp, theo dõi tình hình thu chi NSNN tại đơn vị.
Tuy nhiên, chương trình ĐTKB/LAN và TABMIS không thể kết nối dữ
liệu với nhau được, nên việc nhập liệu phải tiến hành song song.
2.2.2. Đánh giá rủi ro kiểm soát thanh toán vốn đầu XDCB
a. Rủi ro trong kiểm soát mở tài khoản thanh toán vốn đầu tư
- Sai phạm có thể xảy ra: Hồ sơ thủ tục chưa đầy đủ, chưa đảm bảo về
pháp lý; mở tài khoảnkhông đúng đối tượng.
- Mức độ ảnh hưởng: Đơn vị/cá nhân lợi dụng, sử dụng tiền không đúng mục đích hoặc thất thoát tiền, tài sản liên quan đến trách nhiệm của KBNN.
- Khả năng phòng tránh: Thực hiện công khai thủ tục mở tài khoản; CBKS phải kiểm tra, xem xét sự đầy đủ, hợp pháp của hồ sơ, ghi đầy đủ các nội dung theo mẫu đã qui định.
b. Rủi ro trong kiểm soát kế hoạch vốn đầu tư
- Sai phạm có thể xảy ra: Văn bản giao kế hoạch vốn là bản phô tô; nhập kế hoạch vốn không đúng với quyết định; nhập kế hoạch sai mã dự án.
- Mức độ ảnh hưởng: Số liệu kế hoạch vốn có thể bị chỉnh sửa dẫn đến thanh toán vốn không đúng với quyết định giao.
- Khả năng phòng tránh: Kiểm tra tính pháp lý, thẩm quyền ký quyết
định, lỗi số học; phân công cán bộ tổng hợp nguồn vốn và đối chiếu nguồn vốn với cán bộ chuyên quản.
c. Rủi ro trong kiểm soát tài liệu cơ sở của dự án
- Giai đoạn: Giao nhận hồ sơ với chủđầu tư, BQLDA
+ Sai phạm có thể xảy ra: Không lập thông báo kết quả tiếp nhận hồ sơ
42
+ Mức độ ảnh hưởng: Thanh toán quá thời gian qui định, xảy ra khiếu nại, khiếu kiện về thời gian thanh toán.
+ Khả năng phòng tránh: Trong thông báo kết quả tiếp nhận hồ sơ cần ghi rõ hồ sơ đã tiếp nhận, thời gian nhận, thời gian giải quyết.
- Giai đoạn: Hồ sơ pháp lý của gói thầu.
+ Sai phạm có thể xảy ra: Chưa chấp hành đầy đủ trình tự thủ tục đầu tư; hồ sơ chưa đủ tính pháp lý; hồ sơ thừa hoặc thiếu so với qui định.
+ Mức độ ảnh hưởng: Thanh toán vốn vượt dự toán, vượt hợp đồng, vượt tổng mức đầu tư; các yếu tố, nội dung của văn bản có thể bị sai lệch; thanh toán thông đúng nội dung dự án; không đúng đối tượng thụ hưởng.
+ Khả năng phòng tránh: Kiểm tra sự đầy đủ, tính pháp lý của hồ sơ khi tiếp nhận hồ sơ; ghi rõ trên thông báo tiếp nhận về tính hợp pháp, hợp lý của hồ sơ, nêu rõ hồ sơ cần bổ sung, hoàn thiện; hoàn trả ngay các hồ sơ thừa.
d. Rủi ro trong kiểm soát tạm ứng vốn đầu tư
- Giai đoạn: Tạm ứng vốn đầu tư
+ Sai phạm có thể xảy ra: Tạm ứng vượt tỉ lệ thỏa thuận trong hợp đồng; thiếu bảo lãnh tạm ứng; tạm ứng không đúng đối tượng; sai đơn vị thụ hưởng.
+ Mức độ ảnh hưởng: Dẫn đến khả năng mất tiền nếu tạm ứng không
đúng đơn vị thụ hưởng, đơn vị thi công không thực hiện dự án; sử dụng vốn sai mục đích.
+ Khả năng phòng tránh: Kiểm tra điều kiện tạm ứng của hợp đồng; kiểm tra giấy bảo lãnh tạm ứng; đối chiếu với dự toán được duyệt; kiểm tra kỹ
thông tin đơn vị thụ hưởng, tài khoản đơn vị thụ hưởng trước khi thanh toán. - Giai đoạn: Thu hồi tạm ứng vốn đầu tư.
+ Sai phạm có thể xảy ra: Chưa thực hiện việc thu hồi tạm ứng theo qui
43
+ Mức độ ảnh hưởng: Dẫn đến chiếm dụng vốn NSNN, khả năng mất tiền có thể xảy ra.
+ Khả năng phòng tránh: Nắm vững qui định của nhà nước, qui định của hợp đồng về tỉ lệ tạm ứng, tiến độ thu hồi tạm ứng; mở sổ theo dõi tạm ứng;
đối chiếu số dư tạm ứng với chủ đầu tư; kiểm tra việc chấp hành và sử dụng vốn tạm ứng cho các dự án.
e. Rủi ro trong kiểm soát thanh toán khối lượng hoàn thành (trường hợp không thông qua hợp đồng)
- Sai phạm có thể xảy ra: Thanh toán khối lượng vượt khối lượng dự
toán được phê duyệt hoặc thanh toán khối lượng không có trong dự toán được phê duyệt
- Mức độ ảnh hưởng: Chủ đầu tư và các đối tượng có liên quan lợi dụng chiếm dụng vốn, sử dụng vốn không đúng mục đích, gây thất thất thoát tiền của nhà nước mà đơn vị phải chịu trách nhiệm về sự thất thoát này
- Khả năng phòng tránh: Thực hiện đối chiếu nội dung từng công việc, từng hạng mục trong hồ sơ đề nghị thanh toán với dự toán chi tiết được phê duyệt của từng công việc, từng hạng mục.
f. Rủi ro trong kiểm soát thanh toán khối lượng hoàn thành (trường hợp thông qua hợp đồng)
- Sai phạm có thể xảy ra: Thiếu bảng xác định giá trị khối lượng hoàn thành theo hợp đồng; thiếu chữ ký của các bên liên quan; thanh toán không
đúng qui định hợp đồng, vượt hợp đồng; trùng khối lượng; từ chối thanh toán thực hiện bằng văn bản.
- Mức độ ảnh hưởng: Chủ đầu tư chiếm dụng vốn, sử dụng không đúng mục đích, thất thoát tiền của Nhà nước; chủ đầu tư có thể kiện KBNN phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, phải bồi thường thiệt hại nếu thời gian kiểm