ĐÌNH TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VĨNH LONG
5.1.1 Tồn tại
Tuy đội ngũ cán bộ trẻ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao nhưng kinh nghiệm chưa sâu đôi khi cũng dẫn đến thiếu sót. Bên cạnh đó, đối vối hoạt động tín dụng, mỗi cán bộ quản lí một địa bàn rộng lớn nên chưa đi sâu vào từng hộ để tìm hiểu nhu cầu vay vốn của KH cũng như quản lý nợ dẫn đến tình trạng quá tải trong quản lý KH. Bên cạnh đó cho vay cá nhân, hộ gia đình mà chủ yếu là trong lĩnh vực nông nghiệp thường nhỏ lẻ, mỗi cán bộ tín dụng quản lý rất nhiều món vì thế cán bộ tín dụng chưa bám sát món vay, chậm trễ trong việc kiểm tra vốn và đôn đốc nhắc nhở người vay trả nợ lãi và gốc dẫn đến lãi cao, nơ quá hạn nhiều.
DSCV hộ gia đình qua các năm luôn tăng đạt kế hoạch nhưng số lượng KH bị giảm do trong năm qua Ban Giám Đốc đã chỉ đạo từng cán bộ tín dụng phải thường xuyên xuống địa bàn để nắm tình hình, quan hệ tốt với chính quyền địa phương và tiếp cận KH mới với chỉ tiêu 02 khách hàng/1 cán bộ/tuần, nhưng vấn đề này CBTD chỉ làm mang tính hình thức, chưa thật sự có chiều sâu nên chưa giữ được KH cũ cũng như tăng trưởng số lượng KH mới.
Nợ xấu hộ gia đình tuy có giảm nhưng vẫn ở mức cao, do bị ảnh hưởng chung của nền kinh tế, tình hình dịch bệnh, giá cả tăng cao, đất đai bán chậm nên những KH có dư nợ lớn chưa trả được nợ. Đoàn xử lý nợ còn thiếu kiên quyết trong việc xử lý nợ, xử lý chưa có trọng tâm và phương án xử lý nợ còn chung chung chưa thực sự cụ thể.
Hoạt động huy động vốn chưa thu hút được nhiều người dân vào gửi tiền, lãi suất huy động tương đối thấp, khó cạnh tranh với các NHTM cổ phần khác, các chính sách hậu chăm sóc KH chưa tốt, chủ yếu vào KH VIP, KH tiềm năng… nhưng đối với địa bàn nông thôn, chủ yếu huy động các nguồn vốn nhỏ nhưng những đối tượng này lại ít được quan tâm chăm sóc.
Thủ tục vay còn rườm rà, mất nhiều thời gian cho KH và CBTD. Bởi có những người dân trình độ dân trí thấp khi tới NH vay vốn phải làm nhiều thủ
tục rắc rối đôi khi khiến họ ngại giao dịch. Điều này có thể làm giảm hiệu quả cho hoạt động tín dụng của NH. Bên cạnh đó, tài sản thế chấp đa phần là đất nông nghiệp, việc định giá tài sản thế chấp còn thấp so với thị trường, làm cho giá trị tài sản thế chấp có thể thấp hơn nhu cầu vay vốn của người dân muốn xin vay.
Công tác kiểm tra sau khi cho vay của CBTD vẫn được thực hiện thường xuyên, tuy nhiên vẫn còn tình trạng đánh giá KH chưa đúng nên còn tiềm ẩn rủi ro.
5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ GIA ĐÌNH TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VĨNH LONG
Trên cơ sở các nguyên nhân tồn tại trong hoạt động tín dụng hộ gia đình tại NHNo&PTNT CN TP Vĩnh Long, đề tài đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động cho vay hộ gia đình tại ngân hàng.
Giải pháp đối với việc cho vay hộ gia đình
Nhìn chung danh số cho vay hộ gia đình của ngân hàng qua 3 năm từ 2011 – 2013 điều tăng nhưng để thực hiện tốt hơn nữa thì trong thời gian tới ngân hàng cần tập trung thực hiện một số giải pháp sau:
-Tiết tục quán triệt nghị quyết của ủy ban nhân dân tỉnh, chủ trương của ngành và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, trên cơ sở các chương trình dự án để có phương án cho vay phù hợp với các thành phần kinh tế, chú trọng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa, mạnh mẽ đầu tư cho hộ gia đình, kinh doanh dịch vụ, cơ sở hạ tầng, đời sống,… thực hiện chuyển dịch cây trồng vật nuôi, khắc phục sâu bệnh, thiên tai.
-Đơn giản hóa thủ tục, điều kiện cho vay đối với khách hàng gây phiền hà, tốn kém thời gian và tiền của khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng tiếp cận với đồng vốn của ngân hàng một cách kịp thời và có hiệu quả nhất. Hiện nay, để vay được tiền ở ngân hàng khách hàng phải chờ đợi khá lâu do quy trình cho vay còn phức tạp và do không có tổ thẩm định riêng nên thời gian để chờ đợi thẩm định cũng tương đối lâu đã làm cho khách hàng phải tốn nhiều thời gian và công suất để xét duyệt cho vay.
-Thực hiện nghiêm ngặt những qui định có liên quan đến việc cho vay, chú trọng các điều kiện vay vốn, tăng cường công tác thẩm định, cân nhắc kỹ trước khi quyết định cho vay. Trước khi xem xét và quyết định cho vay cán bộ tín dụng cần kiểm tra kỹ phương án sản xuất kinh doanh, ngành nghề kinh doanh của khách hàng để xem nó có khả thi hay không, cũng như khả năng trả
nợ có được đảm bảo hay không. Kiểm tra kế hoạch hoạt động và phương án hoạt động có phù hợp với thực tế hay không và tỷ suất lợi nhuận dự toán ra sao để từ đó cán bộ tín dụng có thể xem xét và quyết định có cho vay hay không nhằm đảm bảo khả năng trả nợ và tạo thu nhập cho người đi vay, giúp người cho vay có thể cải thiện được cuộc sống và góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội cho địa phương. Ngoài ra để đảm bảo cho việc sử dụng đồng vốn vay một cách có hiệu quả thì ngân hàng cũng cần phải xem xét đến trình độ của người sử dụng vốn vay.
Về lãi suất cho vay thì ngân hàng cần phải đề nghị với ngân hàng cấp trên cần có chính sách lãi suất phù hợp để có thể cạnh tranh với các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác. Ngoài ra, để tăng cường khả năng cạnh tranh với các ngân hàng và tổ chức tín dụng khác thì từng cán bộ tín dụng phải thật sự cần thiết nghiên cứu thật kỹ lại thị trường tại địa bàn mình đang quản lý để đưa ra giải pháp hữu hiệu đầu tư cho từng đối tượng vay vốn, tiếp cận nhiều thành phần kinh tế để có cơ hội mở rộng đầu tư hơn nữa.
Giải pháp tình hình thu nợ hộ gia đình
Nhìn chung tình hình thu nợ hộ gia đình của ngân hàng trong 3 năm qua từ 2011 – 2013 chưa thật tốt. Do đó để trong thời gian có thể thu nợ tốt hơn thì ngân hàng cần thực hiện một số biện pháp sau:
-Nâng cao chất lượng tín dụng, tích cực thu hồi các khoản nợ sắp đến hạn để có kế hoạch thu hồi đúng hạn.
-Tích cực kiểm tra vốn sau khi cho vay và thủ tục hồ sơ vay phải theo đúng quy định nhằm bảo đảm tính pháp lý đồng thời nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo thu nợ gốc và lãi đúng hạn. Song song với việc theo dõi giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng thì ngân hàng cũng cần phải thường xuyên kiểm tra tài sản thế chấp của khách hàng xem tình hình tài sản đó và giá trị sử dụng của nó so với thị trường để từ đó ngân hàng có hướng giải quyết hợp lý.
-Định kỳ tổ chức hội nghị khách hàng, đó là cơ hội để nắm bắt những vấn đề mà khách hàng quan tâm và đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng kịp thời phát hiện ra những khó khăn và vướn mắt của khách hàng để có hướng giải quyết thích hợp.
-Ngoài ra để nâng cao hơn nữa chất lượng thu nợ và hạn chế rủi ro tín dụng thì Ngân hàng cần phải phối hợp với các tổ chức đoàn thể xã hội như: Hội nông dân, Hội liên hiệp phụ nữ, Đoàn thanh niên… để quản lý nguồn vốn cho vay và thu nợ đúng hạn. Trong thời gian qua, vai trò thực tế của các cán
bộ đoàn thể này tuy mạnh về lượng nhưng yếu về khả năng nên chưa thật sự là cầu nối giữa ngân hàng và khách hàng đặc biệt là những khách hàng là cán bộ trong các tổ chức đoàn thể. Do vậy, ngân hàng và các tổ chức đoàn thể này cần có sự phối hợp chặt chẽ với nhau hơn nữa để giúp ngân hàng trong việc thu nợ. Tăng cường tập huấn các kiến thức cần thiết cho các cán bộ này để hỗ trợ nhau hoàn thành tốn nhiệm vụ được giao. Các cán bộ có trình độ, có năng lực của các tổ chức đoàn thể cơ bản sẽ là đầu mối trung gian quan trọng giúp giảm bớt khó khăn của ngân hàng trong công tác quản lý tín dụng và nhất là hạn chế các phát sinh nợ quá hạn.
Hạn chế nợ xấuhộ gia đình
Nợ xấu là một vấn đề luôn làm cho các nhà quản trị NHTM quan tâm. Bất cứ một NHTM nào dù có quản lý tài chính chặt chẽ tới đâu thì không thể triệt tiêu hết nợ xấu, bởi vì nguy cơ tiềm ẩn từ mọi nơi, mọi phía. Do đó, quản lý hạn chế rủi ro là hàng đầu của các NHTM. Bởi vì bản chất và chức năng của ngân hàng là một tổ chức tài chính trung gian chuyên huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế để cho các tổ chức và cá nhân có nhu cầu vay lại. Thực chất sở hữu những khoản vay là thuộc quyền sở hữu của những người gửi tiền vào ngân hàng. Do vậy, nếu một khoản vay nào bị thất thoát không thu hồi được thì ngân hàng sẽ phải sử dụng nguồn vốn của mình để trả cho người gửi tiền.
Ngay từ đầu khi thẩm định, xét duyệt hồ sơ cho vay vốn, cán bộ tín dụng phải thực hiện đúng quy trình cho vay.
- Khi giải ngân, cán bộ tín dụng phải theo dõi tình hình sử dụng vốn vay, tình hình sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ của đơn vị,… để có hướng xử lý kịp thời.
- Cán bộ tín dụng cần phối hợp với phòng kế toán nhiều hơn để theo dõi tình hình trả nợ và lãi vay của khách hàng đồng thời nắm được nợ đến hạn của khách hàng mà thông báo, đôn đốc khách hàng trả nợ.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát sau khi cho vay: cán bộ tín dụng không được lãng quên các khoản vay sau khi được giải ngân mà phải tiến hành kiểm tra định kỳ hay bất thường, đến khi khoản vay đó được trả hết. Đối với khoản vay lớn, cán bộ tín dụng phải kiểm tra định kỳ mỗi tháng một lần, đối với các khoản vay nhỏ thì có thể kiểm tra bất thường nơi khách hàng cư trú hoặc sản xuất. Mục đích của việc giám sát sau khi cho vay là kiểm tra việc thực hiện các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng tín dụng gồm:
+ Kiểm soát mức độ rủi ro tín dụng phát sinh trong quá trình sử dụng vốn vay.
+ Theo dõi việc thực hiện các điều khoản đả thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, từ đó kịp thời phát hiện những vi phạm để có những biện pháp sử lý thích hợp.
+ Nợ quá hạn do thiên tai, dịch bệnh. Trường hợp này, cán bộ tín dụng nên xuống tận địa bàn xem xét, tránh tình trạng cho gia hạn lầm gây thiệt hại cho ngân hàng hoặc gây khó khăn cho khách hàng.
- Đi đôi với việc tăng cường doanh số cho vay là công tác thu nợ, ngân hàng muốn hoạt động có hiệu quả thì cần phải có sự nỗ lực của cán bộ tín dụng trong việc phân loại khách hàng truyền thống có uy tín với ngân hàng, tích cực đôn đốc thu nợ đến hạn và quá hạn của khách hàng. Đối vối những khách hàng không trả được nợ cho ngân hàng bằng nguyên nhân bất khả kháng nhưng còn có khả năng sản xuất hay phương án kinh doanh có hiệu quả để khắc phục thì cán bộ tín dụng nên đề nghị xem xét cho gia hạn nợ hoặc có thể cho vay vốn tiếp để họ khôi phục sản xuất kinh doanh nhưng ngân hàng phải bám sát chặt chẽ những khách hàng này cho đến khi thu hồi được nợ. Nếu thấy không có khả năng thu hồi nợ thì sẽ tiến hành thủ tục khởi kiện để tiến hành phát mãi tài sản thế chấp để thu nợ giúp ngân hàng bảo toàn nguồn vốn hoạt động.
Giải pháp huy động vốn
-Ngân hàng cần thường xuyên cũng cố, nâng cao kỹ năng, khả năng thuyết phục khách hàng, cải thiện phong tục tập quán và thói quen thích dự trữ tiền và vàng bên mình của người dân, rèn luyện thái độ, phong cách phục vụ của cán bộ nhân viên về công tác huy động vốn, hỗ trợ chi phí cho cán bộ nhân viên huy động vốn, tăng cường đi sâu bám sát vào địa bàn để nắm rõ được những nơi có nguồn vốn nhàn rỗi trong người dân mà NH có thể huy động được, tìm kiếm KH tiềm năng, áp dụng các hình thức chính sách huy động vốn hấp dẫn để thu hút người dân gửi tiền, quan tâm nhiều hơn vào chính sách chăm sóc KH và hậu chăm sóc KH, nhằm tạo sự hài lòng cho người dân.
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 Kết luận
Nhìn trên phương diện tổng thể, kết hợp với các chỉ tiêu đánh giá đề tài nhận thấy hoạt động cho vay đối với hộ gia đình tại NHNo&PTNT CN TP Vĩnh Long được thực hiện tốt nhất trong năm 2013 với một số kết quả đạt được như tỷ lệ nợ xấu vốn tín dụng hộ gia đình giảm, dư nợ gia tăng, có sự gia tăng vốn tín dụng trung dài hạn gia tăng thu nhập cho ngân hàng nhưng vẫn đảm bảo cơ cấu tín dụng hợp lý.
Tuy nhiên công tác thu hồi nợ hộ gia đình diễn biến tương đối chậm và có giá trị giảm đi (thu nợ chăn nuôi – trồng trọt). Điều này sẽ gia tăng rủi ro cho ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu giảm nhưng giá trị nợ xấu tương đối lớn. Những tồn tại này xuất phát chủ yếu từ phía các hộ gia đình và diễn biến không ổn định của nền kinh tế.
Dựa trên cơ sở một số nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động cho vay hộ gia đình từ đó đề tài đề xuất một số giải pháp nâng cao hoạt động cho vay hộ hộ gia đình tại ngân hàng, nhằm nâng cao sự kiểm soát dòng vốn ngân hàng cấp cho hộ gia đình, cũng như nhằm nâng cao khả năng thu hồi vốn của ngân hàng. Tuy nghiên, do còn nhiều hạn chế trong cách thức nhìn nhận vấn đề, nguyên nhân tìm ra có thể chưa xác đáng nên giải pháp kiến nghị chỉ mang tính chất tham khảo với mục đích nhằm nâng cao hoạt động cho vay đối với hộ gia đình của ngân hàng.
6.2 Môt số kiến nghị
6.2.1 Đối với chính quyền địa phương
- UBND tỉnh cần có kế hoạch cụ thể phù hợp với tình hình từng khu vực, nhằm phát triển nền nông nghiệp toàn diện, tránh tình trạng nông dân đầu tư tự phát,tràn lan. Có kế hoạch hàng năm đầu tư bao nhiêu số lượng diện tích cây trồng, vật nuôi. Từ đó có cơ sở giúp các ngân hàng có địa chỉ đầu tư đúng theo chương trình phát triển toàn địa phương.
- Sở nông nghiệp, sở khoa học công nghệ và môi trường cùng các ngành chức năng khác phối hợp giúp nông dân lựa chọn giống cây trồn vật nuôi tốt, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật.
- Đề nghị chính quyền địa phương cần có biện pháp chỉ đạo cụ thể cho các ngành các cấp như ngành giáo dục, trạm khuyến nông… thực hiện đồng bộ giải pháp thúc đẩy sự nghiệp phát triển nông nghiệp nông thôn bền vững.
Với chức năng nhiệm vụ của mình các ngành cần có chương trình hành động cụ thể, kết hợp với NHNo&PTNT thực hiện các giải pháp tích cực thúc đẩy kinh tế hộ gia đình trong địa bàn phát triển.