Một số chỉ tiêu phân tích hoạt động cho vay trong ngân hàng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay đối với hộ gia đình tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố vĩnh long (Trang 27)

Sau khi huy động vốn, các Ngân hàng tìm biện pháp để sử dụng nguồn vốn đó một cách có hiệu quả nhất. Ngân hàng luôn coi trọng công tác huy động vốn đi đôi với từng bước mở rộng quy mô tín dụng, gắn nhiệm vụ cho vay với sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng bởi vì tín dụng là hoạt động chủ yếu trong kinh doanh Ngân hàng.

Hoạt động cho vay của Ngân hàng làm phát sinh các chỉ tiêu sau:

Doanh số cho vay: Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các món nợ mà Ngân

hàng đã cho vay trong một khoản thời gian nào đó, không kể là món nợ đó đã thu hồi về hay chưa, doanh số cho vay thường được xác định theo tháng, quý, năm.

Cho vay là hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của bất cứ một NHTM. Sự chuyển hóa từ vốn tiền sang vốn tín dụng để bổ sung nhu cầu sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế, có ý nghĩa với nền kinh tế và cả ngân hàng. Vì hoạt động cho vay tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng để từ đó bồi hoàn lại tiền gửi của khách hàng, bù đắp các chi phí kinh doanh và tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Nhưng nó mang tính rủi ro lớn, nên phải quản lý các khoản cho vay một cách chặt chẽ thì mới có thể ngăn ngừa hoặc giảm thiểu các rủi ro trong quá trình hoạt động của ngân hàng.

Doanh số thu nợ: Đây là chỉ tiêu phản ánh tất cả các món nợ mà Ngân

hàng đã thu về từ khoản cho vay, kể cả của năm hiện tại và của năm trước đó sau khi giải ngân.

Hoạt động cho vay có nhiều rủi ro, đồng vốn mà ngân hàng cho vay có thể được thu hồi đúng hạn, trể hạn, hoặc không thu hồi được. Nên công tác thu hồi nợ được ngân hàng đặt lên hàng đầu, một ngân hàng muốn hoạt động tốt, không phải chỉ nâng cao doanh số cho vay mà còn chú trọng đến công tác thu nợ để đảm bảo đổng vốn bỏ ra và thu hồi lại đúng hạn, tránh thất thoát cho ngân hàng.

Vì vậy, thu hồi một khoản nợ đúng với các điều kiện đã cam kết trong hợp đồng tín dụng là thành công rất lớn trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Vì đã cho vay đúng đối tượng, người sử dụng vốn vay đúng mục đích có hiệu quả và người vay đã tạo lợi nhuận cho ngân hàng qua việc trả nợ và lãi đúng hạn.

Dư nợ: Đây là chỉ tiêu phản ánh tại một thời điểm xác định nào đó

Ngân hàng hiện còn cho vay bao nhiêu và đây là khoản mà Ngân hàng cần thu và sẽ phải thu về.

Mức dư nợ ngắn cũng như trung và dài hạn phụ thuộc vào mức độ huy động vốn của ngân hàng. Nếu nguồn vốn huy động tăng thì mức dư nợ sẽ tăng và ngược lại. Bất cứ một ngân hàng nào để hoạt động tốt thì không chỉ nâng cao doanh số cho vay mà còn phải nâng cao mức dư nợ trong hoạt động của mình.

Nợ xấu: Định nghĩa nợ xấu của Việt Nam tại Quyết định 493/2005/

QĐ- Ngân hàng Nhà nước ngày 22/04/2005 của Ngân hàng Nhà nước như sau: “Nợ xấu là những khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ), nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn)”.

Cụ thể nhóm 3 trở xuống gồm các khoản nợ quá hạn trả lãi hoặc vốn gốc trên 90 ngày, đồng thời Quyết định trên cũng quy định các ngân hàng thương

mại căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng để hạch toán các khoản vay vào các nhóm thích hợp.

Như vậy, nợ xấu được xác định theo hai yêu tố: thứ nhất, nợ quá hạn trên 90 ngày và thứ hai khả năng trả nợ đáng lo ngại.

Vốn huy động: Là nguồn vốn chủ yếu chiếm tỷ trọng rất lớn trong các

ngân hàng, gồm:

- Vốn tiền gửi từ các tổ chức kinh tế, vốn nhàn rỗi của dân cư… - Vốn huy động qua các chứng từ có giá: kỳ phiếu, trái phiếu. - Vốn vay từ NHTW, các tổ chức tín dụng khác…

- Các nguồn vốn khác: lợi nhuận giữ lại, khấu hao tài sản cố định…

2.1.2.7 Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình cho vay đối với hộ gia đình

- Tổng dư nợ HGĐ trên vốn huy động (%)

Tổng dư nợ HGĐ/Vốn huy động =

Tổng dư nợ HGĐ

X x 100% Vốn huy động

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn huy động của ngân hàng có hiệu quả hay không. Nó giúp so sánh khả năng cho vay của ngân hàng với nguồn vốn huy động được. Chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt, bởi vì nếu chỉ tiêu này quá lớn thì cho thấy khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp, số vốn huy động không đủ để ngân hàng cho vay dẫn đến ngân hàng bị thiếu vốn, rủi ro gây cho ngân hàng là mất khả năng thanh toán. Ngược lại nếu chỉ tiêu này quá nhỏ cho thấy ngân hàng đã sử dụng vốn huy động không có hiệu quả, ngân hàng phải chịu rủi ro thừa vốn, dẫn đến ngân hàng có thể bị lỗ.

-Vòng quay vốn tín dụng HGĐ (vòng)

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả của đồng vốn tín dụng và đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ vay nhanh hay chậm. Vòng quay càng nhanh thì càng hiệu quả và đem lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng.

Vòng vay vốn tín dụng HGĐ =

Doanh số thu nợ HGĐ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

x 100% Dư nợ bình quân HGĐ

Trong đó dư nợ bình quân được tính bằng công thức:

Dư nợ bình quân HGĐ =

Dư nợ đầu kỳ + Dư cuối kỳ 2

-Hệ số thu nợ HGĐ (%)

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả thu nợ của ngân hàng hay khả năng trả nợ vay của khách hàng, cho biết số tiền mà ngân hàng thu được trong một kỳ nhất định trên một đồng doanh số cho vay. Chỉ số náy càng lớn thể hiện khả năng thu nợ của Ngân hàng càng tốt và ngược lại.

Hệ số thu nợ HGĐ =

Doanh số thu nợ HGĐ

x 100% Doanh số cho vay HGĐ

-Nợ xấu HGĐ/Tổng dư nợ HGĐ (%)

Chỉ tiêu này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng, cho thấy nợ xấu chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng dư nợ. Những ngân hàng có chỉ số này càng thấp thì chất lượng tín dụng của ngân hàng này càng cao và ngược lại.

Nợ xấu HGĐ/Tổng dư nợ HGĐ =

Nợ xấu HGĐ

x 100% Tổng dư nợ HGĐ

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

- Thu thập số liệu từ bộ phận tín dụng, bộ phận kế toán của NHNo&PTNT CN TP Vĩnh Long:

+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. + Bảng cân đối kế toán.

- Đồng thời tham khảo ý kiến của cán bộ nhân viên trong Ngân hàng. - Thu thập số liệu, thông tin về Ngân hàng và một số tài liệu tham khảo có liên quan như giáo trình, tạp chí Ngân hàng ….

Mục tiêu 1 và 2: Sử dụng phương pháp so sánh số tương đối và số tuyệt đối; đồng thời tính tỷ trọng từng khoản mục nghiên cứu để thấy được tình hình thay đổi, biến động giữa các năm.

Mục tiêu 3: Sử dụng phương pháp phân tích các chỉ tiêu tài chính để đánh giá hoạt động cho vay đối với hộ gia đình của NHNo&PTNT CN TP Vĩnh Long.

Mục tiêu 4: Tổng hợp các kết quả từ các phân tích ở mục tiêu 1, 2 và 3 để thấy được những tồn tại và nguyên nhân của nó, từ đó đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng hộ gia đình tại NHNo&PTNT CN TP Vĩnh Long.

Phương pháp so sánh chênh lệch tuyệt đối: kết quả phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Phương pháp này được sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trước của các chỉ tiêu để xem xét kết quả biến động của các chỉ tiêu lựa chọn nhằm phục vụ công tác phân tích hoạt động tín dụng hộ gia đình của ngân hàng.

Y = Y1 – Y0

Trong đó:

Y: phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế. Y1: chỉ tiêu năm sau.

Y0: chỉ tiêu năm trước.

Phương pháp so sánh tương đối: Là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Phương pháp này được sử dụng để xem xét so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu, so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các năm.

Y = Y1 : Y0

Trong đó: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Y: phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế. Y1: chỉ tiêu năm sau.

Y0: chỉ tiêu năm trước.

%Y: biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế.

Phương pháp thống kê mô tả: Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả dữ liệu bao gồm nhiều công cụ và kỹ thuật phân tích dữ liệu. Đề tài lựa chọn biểu

diễn dữ liệu bằng các bảng số liệu nhằm mục đích tóm tắt dữ liệu, mô tả và so sánh dữ liệu.

Sử dụng các chỉ số tài chính để đánh giá hoạt động cho vay hộ gia đình của ngân hàng.

Phương pháp xác định giá trị bình quân của một chỉ tiêu: được sử dụng để xử lý số liệu mang tính thời điểm. Được áp dụng để tính toán trong chỉ tiêu dư nợ bình quân - một trong các thành phần để xác định được chỉ số vòng quay vốn tín dụng, nhằm phục vụ công tác đánh giá hoạt động tín dụng hộ gia đình của ngân hàng.

Y = (Y1 + Y0)/2

Trong đó:

Y: Giá trị bình quân của chỉ tiêu kinh tế.

Y0: Giá trị thời điểm của chỉ tiêu kinh tế đầu kỳ xác định. Y1: Giá trị thời điểm của chỉ tiêu kinh tế cuối kỳ xác định.

CHƯƠNG 3

TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VĨNH LONG

3.1 Tổng quan về ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Thành Phố Vĩnh Long nhánh Thành Phố Vĩnh Long

3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

- Chi nhánh NHNo&PTNT TP Vĩnh Long chịu sự quản lý và chỉ đạo trực tiếp của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Vĩnh Long.

- Trụ sở đặt tại số 14, đường Hùng Vương, Phường 1, Thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long.

- Thành lập theo quyết định số 14/QĐNH-TCCB ngày 01/05/1995 với tên gọi ban đầu là: NHNo&PTNT chi nhánh Long Châu.

- Từ tháng 10/2002 được đổi tên thành: NHNo&PTNT chi nhánh Thị xã Vĩnh Long theo quyết định 170/QĐHĐQT ngày 13/08/2002 của Chủ Tịch Hội đồng Quản Trị.

- Ngày 30/04/2009 khi Thị xã Vĩnh Long được nâng lên Thành phố Vĩnh Long trực thuộc tỉnh Vĩnh Long thì NHNo&PTNT chi nhánh Thị xã Vĩnh Long cũng đổi thành NHNo & PTNT chi nhánh TP Vĩnh Long.

- Chi nhánh NHNo&PTNT TP Vĩnh Long có: + Tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam.

+ Con dấu riêng, có mã hiệu Ngân hàng trong hệ thống thanh toán. + Bảng cân đối kế toán theo qui định pháp luật Việt Nam.

+ Chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ trong phạm vi vốn và tài sản thuộc sở hữu Nhà nước do Chi nhánh NHNo&PTNT TP Vĩnh Long quản lý.

+ Tổ chức hoạt động theo quy chế của NHNo&PTNT Việt Nam với nhiệm vụ huy động tiền gửi các tổ chức kinh tế, DN, hộ dân cư,… cho vay vốn các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, hộ sản xuất, thương nghiệp, dịch vụ,…thu, chi tiền mặt và các nhiệm vụ khác do Giám đốc NHNo&PTNT tỉnh Vĩnh Long giao.

3.1.2 Những lĩnh vực hoạt động chính của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Thành phố Vĩnh Long và Phát triển Nông thôn chi nhánh Thành phố Vĩnh Long

- Mở tài khoản tiền gửi bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn của các đơn vị tổ chức kinh tế và cá nhân trong và ngoài nước tiền gửi khách hàng được bảo hiểm đầy đủ theo quy định của nhà nước.

- Mua - bán ngoại tệ theo phương thức giao ngay (Sport), hoán đổi (Swap), kỳ hạn (Forward), và quyền chọn tiền tệ ( Currency Option).

- Thanh toán thẻ trong nước và quốc tế.

- Chiết khấu chứng từ hàng hóa và thực hiện chuyển tiền qua hệ thống SWIFT bảo đảm nhanh chóng, chi phí hợp lý, an toàn và các hình thức thanh toán bằng L/C,….

- Thực hiện giao dịch ngân quỹ, chi lương, thu chi hộ, thu chi tại chỗ, thu đổi ngoại tệ, nhận và chi trả kiều hối, chuyển tiền trong và ngoài nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thanh toán quốc tế.

- Bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu. - Cho vay sản xuất kinh doanh và tiêu dùng.

- Cho vay ngắn hạn, trung – dài hạn, cho vay đồng tài trợ, cho vay theo hình thức thấu chi, theo hạn mức tín dụng và cho vay đồng tài trợ.

- Cho vay tài trợ xuất nhập khẩu và cho vay các dự án đầu tư phát triển sản xuất theo chỉ định của chính phủ với lãi suất thấp.

- Tư vấn đầu tư tài chính, đầu tư chứng khoán.

- Các dịch vụ đa dạng về địa ốc, Home Banking, Telephone Bangking

và các dịch vụ khác.

3.1.3 Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Ngân hàng: hàng:

3.1.3.1 Cơ cấu tổ chức

- Tổng số nhân viên của Ngân hàng là 55 người. - Ban Giám đốc có 03 người.

- Phòng Kế toán - Ngân quỹ - Hành chánh có 19 người. Phụ trách phòng gồm 01 trưởng phòng phụ trách chung và 01 phó phòng. Phụ trách phòng có nhiệm vụ duyệt các khoản thanh toán chuyển tiền đi của khách hàng, kiểm tra kiểm soát chứng từ, duyệt các khoản thanh toán chi tiêu nội bộ khóa sổ quyết toán hằng ngày với Ngân hàng cấp trên. Phòng Kế toán - Ngân quỹ - Hành chánh chiếm vị trí trung tâm, làm nhiệm vụ kế toán thanh toán và theo dõi hoạt động phát sinh hằng ngày, kiểm tra chặt chẽ sự hoạt động của nguồn vốn,

thu chi tiền mặt, bảo quản an toàn kho quỹ. Thực hiện nhiệm vụ lập kế hoạch tài chính hàng quý năm, quyết toán tài chính, quyết toán lương với Ngân hàng cấp trên.

+ Nhân viên kế toán: thực hiện các thủ tục thanh toán, thu nhận tiền gửi, thu thập thông tin phát sinh hằng ngày, thực hiện chi trả lương cho cán bộ công nhân viên trong đơn vị, thực hiện các khoản trích nộp Ngân hàng cấp trên.

+ Nhân viên ngân quỹ: Thực hiện nghiệp vụ thu chi đối với các khoản giao dịch lớn, phát vay, chi trả tiền gửi, ...

+ Nhân viên hành chánh: quản lý văn thư, lưu trữ hồ sơ, tài sản trong đơn vị, nắm bắt thông tin về biến động thị trường, lãi suất, ...

- Phòng nghiệp vụ kinh doanh: 09 người.

Gồm 01 trưởng phòng, 01 phó phòng và các nhân viên, là phòng quan trọng chuyên sâu về nghiệp vụ tín dụng và cũng là phòng quyết định kết quả kinh doanh của Ngân hàng. Trực tiếp chỉ đạo, quản lý toàn bộ hoạt động của nghiệp vụ tín dụng, sản phẩm dịch vụ của hội sở và 02 phòng giao dịch. Thường xuyên kiểm tra công tác tín dụng, kịp thời phát hiện sai sót trong việc sử dụng vốn của khách hàng. Mỗi cán bộ tín dụng được phân công phụ trách khu vực trong thành phố, có thể 1 hoặc 2 phường xã, mỗi nhân viên phải đảm trách quản lý được cơ cấu tiền vay mà Ngân hàng đã quy định với từng loại khách hàng thông qua Ban Giám Đốc. Trong từng địa bàn quản lý, mỗi nhân viên sẽ thực hiện nghiệp vụ giải quyết cho vay đối với các thành phần kinh tế, thực hiện thẩm định các dự án kinh doanh và nghiên cứu các đơn xin vay để thông qua đó làm có sở cho Ngân hàng thực hiện nghiệp vụ của mình nhằm

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay đối với hộ gia đình tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố vĩnh long (Trang 27)