Cơ cấu nguồn vốn

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay đối với hộ gia đình tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố vĩnh long (Trang 49)

GIAI ĐOẠN 2011-2013 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013-2014

4.1.1 Cơ cấu nguồn vốn

Trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng thì vốn được đánh giá là yếu tố quan trọng nhất. Bất kỳ một doanh nghiệp, một tổ chức hay một cá nhân nào muốn hoạt động tốt mang lại hiệu quả kinh tế cao thì vấn đề cần và đủ đầu tiên là vốn. Hơn nữa, NH là một doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa đặc biệt là tiền tệ chính vì thế nguồn vốn là yếu tố rất quan trọng quyết định hiệu quả kinh doanh của NH, NH phải đảm bảo đầy đủ vốn để hoạt động thuận lợi và an toàn đặc biệt trong hoạt động tín dụng vì nghiệp vụ tín dụng là mảng kinh doanh chính của NH.

Chi nhánh NHNo&PTNT TP Vĩnh Long trong những năm qua đã không ngừng nâng cao nguồn vốn của mình thông qua việc nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hóa các hình thức huy động để thu hút nhiều hơn nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và trong doanh nghiệp để phân phối lại nguồn vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu. Trong thời gian qua công tác huy động vốn gặp không ít khó khăn nhưng được sự quan tâm đúng mức bằng nhiều hình thức huy động vốn với nhiều thể loại như: Tiền gửi tiết kiệm, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng…với lãi suất hấp dẫn đã thu hút số lượng tiền tạm thời nhàn rỗi khá lớn trên địa bàn thành phố để có nguồn vốn cho vay phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội và ổn định đời sống cho nhân dân địa phương.

Do là chi nhánh của Ngân hàng tỉnh nên trong cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng không có vốn tự có, và vốn huy động của khách hàng luôn lớn hơn cho vay khách hàng nên không có vốn điều chuyển từ Ngân hàng cấp trên, nên trong cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng gồm: vốn huy động, vốn và các quỹ, các khoản nợ khác, được thể hiện như sau:

Bảng 4.1: Cơ cấu nguồn vốn của NHNo&PTNT CN TP Vĩnh Long giai đoạn 2011-2013

Đvt: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Chênh lệch

2012/2011 2013/2012

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

1. Vốn huy động 544.000 85,64 633.151 85,93 704.355 85,20 89.151 16,39 71.204 11,25 2. Vốn và các quỹ 12.780 2,01 19.250 2,61 15.670 1,90 6.470 50,63 -3.580 -18,59 3. Các khoản nợ khác 78.468 12,35 84.398 11,46 106.635 12,90 5.930 7,56 22.237 26,35 Tổng nguồn vốn 635.248 100 736.799 100 826.660 100 101.551 15,99 89.861 12,20

Qua 3 năm nhìn chung tổng nguồn vốn của ngân hàng tăng liên tục, năm 2011 là 635.248 triệu đồng qua năm 2012 tăng lên thành 736.799 triệu đồng tăng hơn so với năm 2011 là 101.551 triệu đồng, sang năm 2013 tổng nguồn vốn của chi nhánh tiếp tục tăng trưởng đạt 826.660 triệu đồng, tăng 89.861 triệu đồng so với năm 2012. Điều này cho thấy hoạt động của chi nhánh ngày càng phát triển thể hiện qua qui mô vốn hoạt động tăng. Sự tăng trưởng nguồn vốn này xuất phát từ nhu cầu về vốn của các đơn vị kinh tế trong tỉnh ngày càng nhiều, chi nhánh ngày càng mở rộng phạm vi cho vay và công tác quản trị nguồn vốn của chi nhánh được quản lý tốt, có định hướng sẵn, mặt khác chi nhánh luôn duy trì khách hàng cũ song song với tìm kiếm thêm khách hàng mới, nhằm huy động được nhiều vốn nhàn rỗi phục vụ cho hoạt động của ngân hàng có hiệu quả hơn.

Vốn huy động

Trong tổng nguồn vốn thì vốn huy động luôn chiếm tỷ trọng cao trên 85% các khoản nợ khác tỷ trọng không lớn còn lại là vốn và các quỹ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn.

Vốn huy động là nguồn vốn rất quan trọng trong NH, nó là một bộ phận quan trọng cấu thành nguồn vốn của NH. Chính vì tầm quan trọng của nguồn vốn huy động nên trong thời gian qua chi nhánh luôn tìm cách nâng cao trong huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong các tổ chức kinh tế, trong dân cư để bổ sung vào nguồn vốn cho chi nhánh, đảm bảo nguồn vốn ổn định và tăng liên tục để phục vụ hoạt động của chi nhánh và giải quyết vấn đề thiếu hụt vốn như hiện nay.

Vốn huy động của chi nhánh qua các năm luôn tăng trưởng theo chiều hướng tích cực, nhưng tốc độ tăng không cao. Cụ thể như sau: năm 2012 là 633.151 triệu đồng tăng 89,151 triệu đồng tương đương 16,39% so với năm 2011. Nguyên nhân là do năm 2012, nền kinh tế vẫn còn ảnh hưởng của lạm phát làm cho giá cả của hàng hóa và giá vàng tăng đột biến, hàng loạt khách hàng rút tiền kinh doanh vàng, ít có nhu cầu gửi tiền vào ngân hàng, vì thế huy động vốn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó là sự cạnh tranh gay gắt của các NHTM khác cũng làm giảm nguồn vốn huy động của chi nhánh, tình trạng này kéo dài đến cuối năm 2012 cho nên nguồn vốn huy động của chi nhánh trong năm 2012 cũng không có sự tăng trưởng nhiều. Sớm nhận thấy điều đó, năm 2013 chi nhánh đã áp dụng nhiều biện pháp để huy động vốn như: mở thêm các hình thức tiết kiệm bậc thang với lãi suất có điều chỉnh hợp lý, với nhiều hình thức trả lãi như: trả hàng tháng, trả lãi giữa kỳ, tiết kiệm khuyến mại với mức lãi suất linh hoạt. Đồng thời chi nhánh còn tổ chức các chương trình duy trì khách

hàng truyền thống như tặng quà cho khách hàng vào các ngày lễ, tết… điều này đã tạo được mối quan hệ tốt với khách hàng, chẳng những giúp chi nhánh nhận được tiền gửi của khách hàng cũ mà thậm chí nhờ những khách hàng này giúp cho chi nhánh có được khách hàng mới. Bởi vì khi khách hàng cảm thấy dịch vụ ngân hàng có chất lượng, phong phú đa dạng, bản thân khách hàng cũng được NH quan tâm sâu sắc thì họ sẽ giới thiệu với người thân, bạn bè… đến giao dịch từ đó mà giúp chi nhánh có thêm khách hàng mới. Đây cũng là một cách thức quảng cáo mà chi nhánh không cần tốn chi phí nhưng lại đạt hiệu quả cao. Năm 2013 đạt 704.355 triệu đồng tăng 71.204 tương đương 11,25%. Nguyên nhân là trong năm 2013 các doanh nghiệp nhận được sự hỗ trợ lãi suất của chính phủ ở một số ngành quan trọng, từ đó cải thiện đáng kể hoạt động kinh doanh. Sang năm 2013 tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam tương đối ổn định và thuận lợi hơn các năm trước điều này đã giúp các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn từ đó mà nguồn vốn huy động của chi nhánh trong năm 2013 tăng lên.

Vốn và các quỹ

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy khoản mục này tăng liên tục qua các năm, tuy nguồn vốn này chiếm tỷ trọng rất nhỏ không quá 2% trong tổng nguồn vốn nhưng nó phần nào cũng giúp cho hoạt động của ngân hàng được tốt hơn. Cụ thể: năm 2011 đạt 12.780 triệu đồng chiếm 2,01%, năm 2012 đạt 19.250 triệu đồng chiếm 2,61%, tăng 6.470 triệu đồng tương đương 50,63% so với năm 2011, đến năm 2013 đạt 15.670 triệu đồng chiếm 1,90% giảm 3.580 triệu đồng tương đương 18,59% so với năm 2012. Nguyên nhân do lợi nhuận của Ngân hàng đều biến động qua các năm nên việc trích lập vốn và các quỹ cũng có sự biến đổi.

Các khoản nợ khác

Đây được xem là nguồn vốn dùng để bổ sung vốn lưu động khi cần thiết, thường là vốn vay từ các tổ chức tín dụng khác và nguồn vốn hình thành trong thanh toán cho doanh nghiệp và cá nhân, Ngân hàng cũng có thể huy động được bộ phận vốn đáng kể từ những quy định ký quỹ trong thanh toán như: séc bảo chi, thư tín dụng thẻ thanh toán ký quỹ…Nguồn vốn này chiếm tỷ trọng tương đối trong tổng cơ cấu nguồn vốn và có nhiều biến động đáp ứng nhu cầu vốn từ nền kinh tế. Tình hình cụ thể như sau: Năm 2011 đạt 78.468 triệu đồng chiếm 12,35%. Sang năm 2012 loại nguồn vốn này tăng nhưng ở mức tương đối, đạt 84.398 triệu đồng chiếm 11,46%, tăng 5.930 triệu đồng tương đương 7.56% so với năm 2011. Năm 2013 đạt 106.635 triệu đồng, chiếm 12,90%, tăng 22.237 triệu đồng. Nguyên nhân là do chính sách hỗ trợ lãi suất của NHNN đã có tác động tích cực gúp khách hàng hoạt động kinh

doanh có hiệu quả hơn, bên cạnh đó Ngân hàng cũng đã dùng nhiều biện pháp để tạo mối quan hệ với các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước như: trả lương qua tài khoản thẻ ATM, hoa hồng đại lý, thu tiền đại lý, chi hộ, thu hộ…nên làm cho loại nguồn vốn này trong năm tăng.

Tóm lại, trong thời gian qua chi nhánh luôn duy trì cho mình một nguồn vốn lớn, tăng trưởng liên tục, trong đó vốn huy động luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, còn vốn và các quỹ, khoản nợ khác chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn. Để có được kết quả như vậy, ngân hàng đã nỗ lực không ngừng trong việc tìm kiếm nguồn vốn tại địa bàn cũng như cạnh tranh với các ngân hàng khác để thu hút các KH khác đến gởi tiền.

4.1.1.2 Cơ cấu nguồn vốn của NH 6 tháng đầu năm 2013-2014

Bảng 4.2: Cơ cấu nguồn vốn của NHNo&PTNT CN TP Vĩnh Long giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013-2014 Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 Chênh lệch 6 tháng 2014/2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1. Vốn huy động 658.189 90,48 704.475 88,44 46.286 7,03 2. Vốn và các quỹ 9.120 1,25 11.530 1,44 2.410 26,43 3. Các khoản nợ khác 60.151 8,27 80.590 10,12 20.439 33,98 Tổng nguồn vốn 727.460 100 796.595 100 69.135 9,50

(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT CNTP Vĩnh Long giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013- 2014)

Vốn huy động

Qua bảng số liệu cho thấy vốn huy động của chi nhánh 6 tháng đầu năm 2014 đạt 704.475 triệu đồng chiếm 88,44% tổng nguồn vốn, tăng 46.286 triệu đồng tương đương 7,03% so với cùng kỳ năm trước. Tình hình hiện nay, các doanh nghiệp khó khăn trong đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, dòng tiền trong dân cư cũng không có nhiều lựa chọn ngoài kênh gửi tiền tiết kiệm ở các NH. Tuy lãi suất gửi ở NH không cao nhưng an toàn. Nguyên nhân chính của việc các NH giảm lãi suất huy động là do nguồn vốn huy động tăng trưởng tốt trong khi đầu ra tín dụng còn hạn chế (bởi sức hấp thụ vốn của doanh nghiệp còn yếu) nên hệ thống NH hiện đang thừa vốn. Ngoài ra, tỷ lệ lạm phát thấp

cũng là cơ sở để các NH xem xét, điều chỉnh giảm lãi suất huy động. Việc giảm lãi suất huy động giúp NH có cơ hội giảm lãi suất cho vay, tạo điều kiện cho khách hàng giảm chi phí tài chính, chủ động hơn trong đầu tư kinh doanh cũng như tiêu dùng cá nhân gia đình. Vì vậy, căn cứ vào khả năng cân đối vốn thanh khoản, cung và cầu về vốn mà các NH chủ động điều chỉnh giảm nhẹ lãi suất huy động ngắn hạn cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.

Kết quả trên cho thấy chi nhánh đã làm rất tốt công tác huy động vốn và tích cực thực hiện quảng bá về các chương trình huy động để thu hút vốn nhàn rỗi trong nhân dân bằng nhiều hình thức như: tiết kiệm học đường dành cho cá nhân, đầu tư tự động – lợi ích tự động dành cho tổ chức kinh tế…với nhiều kì hạn khác nhau, điều chỉnh mức lãi suất cho phù hợp với sự cạnh tranh của thị trường. Bên cạnh đó chất lượng phục vụ đối với khách hàng ngày càng được chú trọng, nhân viên của chi nhánh luôn giữ thái độ vui vẻ, nhiệt tình, lịch sự, thân thiện và tạo sự thoải mái cho khách hàng, điều này đã làm cho lượng khách hàng đến giao dịch ngày càng nhiều, chính vì vậy mà nguồn vốn huy động của chi nhánh ngày càng tăng, kết quả này cho thấy sự cố gắng của chi nhánh trong công tác huy động vốn.

Vốn và các quỹ

Sang những tháng đầu năm 2014 nguồn vốn này tăng lên thành 11.530 triệu đồng chiếm 1,44%, tăng 2.410 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước.

Nguyên nhân do chi nhánh hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn làm cho lợi nhuận tăng trưởng so với 6 tháng đầu năm 2013 nên công tác trích lập cũng quỹ cũng được thực hiện tốt.

Các khoản nợ khác

Bước vào năm 2014, tình hình trong nước và quốc tế đã xuất hiện những khó khăn, thách thức mới. Kinh tế thế giới có những diễn biến phức tạp: Tăng trưởng kinh tế chậm lại, giá lương thực, thực phẩm, dầu thô và nguyên vật liệu cơ bản trên thị trường quốc tế tiếp tục tăng cao…Trong nước, nền kinh tế tiếp tục phải đối mặt với những khó khăn, thách thức lớn hơn so với dự báo cuối năm 2013. Tăng trưởng kinh tế (GDP) có xu hướng chậm lại…Trước tình hình đó, Chính phủ đã ban hành giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô được xác định là nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên hàng đầu, nỗ lực thực hiện đồng bộ các giải pháp kiểm soát giá cả, điều tiết cung cầu, bình ổn thị trường nên vốn tín dụng được ưu tiên cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, trước hết là khu vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Lãi suất cho vay đã có dấu hiệu giảm, vì vậy khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, hoạt

động thanh toán trở nên nhiều hơn so với năm trước. Nên đã làm tăng loại nguồn vốn của chi nhánh trong 6 tháng đầu năm 2014, đạt 80.590 triệu đồng chiếm 10,12% tổng nguồn vốn chi nhánh, tăng 20.439 triệu đồng tương đương 33,98% so với cùng kỳ năm trước.

4.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ GIA ĐÌNH CỦA NHNo&PTNT CN TP VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2011-2013 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013-2014

4.2.1 Doanh số cho vay hộ gia đình

Xuất phát từ những nhu cầu thực tế của địa phương mà NHNo&PTNT CN TP Vĩnh Long đã thực hiện đầu tư cho vay theo khả năng đáp ứng vốn của mình. Nguồn vốn NH cho vay được tập trung từ nhiều nguồn khác nhau: Vốn huy động nhàn rỗi từ các tầng lớp dân cư, vay các tổ chức kinh tế,…Mục tiêu của NH là tiếp tục cho vay trên địa bàn cũ, mở rộng thêm địa bàn mới nhằm phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu vốn cho sản xuất - kinh doanh. NH phục vụ khách hàng theo phương châm: nhanh gọn, chính xác, bảo mật, uy tín, đơn giản những thủ tục hành chính giúp cho người vay tiền được trực tiếp vay tiền từ NH một cách dễ dàng, giảm thiểu tối đa chi phí cho khách hàng. Vì thế, doanh số cho vay hằng năm lớn và liên tục tăng qua các năm. Điều này cho thấy quy mô hoạt động của NH ngày càng mở rộng dưới sự tín nhiệm của khách hàng. Cụ thể năm 2011 DSCV hộ gia đình đạt 211.654 triệu đồng, năm 2012 đạt 321.360 triệu đồng và năm 2013 đạt 418.201 triệu đồng.

4.2.1.1 Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng đối với hộ gia đình

Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng đối với hộ gia đình qua 3

năm 2011-2013

Phân tích DSCV theo kỳ hạn để thấy được ngân hàng đã phát ra cho vay từng loại tín dụng với mức bao nhiêu trong một thời gian nhất định. Từ đó cho thấy quy mô vay của ngân hàng cho từng kỳ hạn tín dụng.

Tỷ trọng cho vay theo hình thức khoản vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao so với hình thức cho vay trung - dài hạn, và luôn chiếm hơn 90% tổng doanh số cho vay. Từ đó cho thấy, hình thức vay vốn ngắn hạn luôn được hộ gia đình ưu tiên lựa chọn do chi phí sử dụng nguồn vốn này thấp, phù hơp với chu kì sản xuất kinh doanh của hộ gia đình, bên cạnh đó lãi suất cho vay ngắn

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay đối với hộ gia đình tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố vĩnh long (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)