Doanh số cho vay hộ gia đình

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay đối với hộ gia đình tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố vĩnh long (Trang 55)

Xuất phát từ những nhu cầu thực tế của địa phương mà NHNo&PTNT CN TP Vĩnh Long đã thực hiện đầu tư cho vay theo khả năng đáp ứng vốn của mình. Nguồn vốn NH cho vay được tập trung từ nhiều nguồn khác nhau: Vốn huy động nhàn rỗi từ các tầng lớp dân cư, vay các tổ chức kinh tế,…Mục tiêu của NH là tiếp tục cho vay trên địa bàn cũ, mở rộng thêm địa bàn mới nhằm phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu vốn cho sản xuất - kinh doanh. NH phục vụ khách hàng theo phương châm: nhanh gọn, chính xác, bảo mật, uy tín, đơn giản những thủ tục hành chính giúp cho người vay tiền được trực tiếp vay tiền từ NH một cách dễ dàng, giảm thiểu tối đa chi phí cho khách hàng. Vì thế, doanh số cho vay hằng năm lớn và liên tục tăng qua các năm. Điều này cho thấy quy mô hoạt động của NH ngày càng mở rộng dưới sự tín nhiệm của khách hàng. Cụ thể năm 2011 DSCV hộ gia đình đạt 211.654 triệu đồng, năm 2012 đạt 321.360 triệu đồng và năm 2013 đạt 418.201 triệu đồng.

4.2.1.1 Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng đối với hộ gia đình

Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng đối với hộ gia đình qua 3

năm 2011-2013

Phân tích DSCV theo kỳ hạn để thấy được ngân hàng đã phát ra cho vay từng loại tín dụng với mức bao nhiêu trong một thời gian nhất định. Từ đó cho thấy quy mô vay của ngân hàng cho từng kỳ hạn tín dụng.

Tỷ trọng cho vay theo hình thức khoản vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao so với hình thức cho vay trung - dài hạn, và luôn chiếm hơn 90% tổng doanh số cho vay. Từ đó cho thấy, hình thức vay vốn ngắn hạn luôn được hộ gia đình ưu tiên lựa chọn do chi phí sử dụng nguồn vốn này thấp, phù hơp với chu kì sản xuất kinh doanh của hộ gia đình, bên cạnh đó lãi suất cho vay ngắn hạn thấp hơn so với lãi suất cho vay trung – dài hạn nên DSCV ngắn hạn liên tục tăng qua các năm.

Bảng 4.3: Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng đối với hộ gia đình của NHNo&PTNT CN TP Vĩnh Long giai đoạn 2011-2013 Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 2013/2012

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

1. Ngắn hạn 194.514 91,90 292.787 91,11 380.600 91,01 98.273 50,52 87.813 29,99 2. Trung – dài hạn 17.140 8,10 28.573 8,89 37.601 8,99 11.433 66,70 9.028 31,60

Doanh số cho vay HGĐ 211.654 100 321.360 100 418.201 100 109.706 51,83 96.841 30,13

Doanh số cho vay ngắn hạn

Nhìn chung doanh số cho vay ngắn hạn của Ngân hàng luôn chiếm tỷ trọng cao nhất và qua các năm đều tăng, cụ thể: năm 2011 cho vay ngắn hạn đạt 194.514 triệu đồng chiếm 91,90%. Doanh số cho vay ngắn hạn hộ gia đình tăng nhanh trong năm 2011 do ảnh hưởng của việc áp dụng từ Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 về chính sách tín dụng cho vay nông nghiệp, nông thôn và Quyết định số 131/QĐ-NHNN ngày 23/01/2009 về hỗ trợ lãi suất cho các khoản vay ngắn hạn ngân hàng bằng VND theo hợp đồng tín dụng được ký kết và giải ngân trong năm của các tổ chức, cá nhân để làm vốn lưu động sản xuất – kinh doanh, nhằm giúp cho các tổ chức, cá nhân vượt qua khó khăn sau ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới kéo dài. Năm 2012 DSCV ngắn hạn chiếm 91,11% DSCV ngắn hạn tăng 98.273 triệu đồng tương ứng tăng 50,52% so với năm 2011 do ảnh hưởng của một loạt các chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN đã đưa lãi suất trong nền kinh tế tăng cao trong suốt năm 2012, trong những tháng đầu năm lãi suất cho vay phổ biến 14% - 17%, cuối năm 2012 cuộc đua lãi suất lại bùng phát trở lại trước áp lực lạm phát và các quy định của Thông tư 13 làm cho lãi suất cho vay tăng lên tới mức 19% - 20% cũng đã làm ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động cho vay ngắn hạn hộ gia đình trong năm này. Tuy nhiên, cho vay ngắn hạn hộ gia đình vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng năm 2012, vì khoản cho vay ngắn hạn có khả năng thu hồi vốn nhanh, tạo ra nhiều vòng quay vốn nên ngân hàng tập trung đầu tư nhiều nhất.

Mặt bằng lãi suất năm 2013 đã giảm mạnh và ở mức thấp, chỉ bằng 50% lãi suất năm 2012, tương đương mức lãi suất giai đoạn 2005-2006 điều này cũng làm cho DSCV ngắn hạn của năm 2013 tiếp tục tăng so với năm 2012 là 87.813 triệu đồng chiếm 91,01% trong tổng DSCV.

Như vậy, DSCV ngắn hạn trong thời gian qua đều tăng liên tục qua các năm là do số hộ gia đình đến giao dịch với ngân hàng ngày càng nhiều. Có thể giải thích những nguyên nhân này như sau:

- Trong những năm qua mức sống của người dân trên địa bàn phát triển lên nên nhu cầu vay vốn tiêu dùng của họ cũng tăng lên.

- Diện tích đất canh tác chưa được vay còn nhiều do đó diện tích tiềm năng còn nhiều nên ngày càng có nhiều nông dân đến giao dịch.

- Nguồn thu nhập của nông dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp nên khi gặp thiên tai hay mất giá bà con không có nguồn thu khác để bù đắp, dẫn đến nguồn thu tích lũy để tái sản xuất thấp thậm chí không có. Hơn nữa

mọi chi tiêu trong gia đình đều dựa vào sản xuất nông nghiệp nên mỗi khi sản xuất gặp rủi ro bà con đều thiếu vốn sản xuất nên phải dựa vào nguồn vốn vay của ngân hàng.

- Ngân hàng nâng mức cho vay ngắn hạn đến người nông dân để giúp bà con nông dân có đủ vốn để đáp ứng các khoản chi phí sản xuất như: phân bón, thuốc trừ sâu, cải tạo vườn… từ đó năng suất càng được giữ vững. Hơn nữa việc đáp ứng vốn cho nông dân còn có ý nghĩa thiết thực thể hiện sự quan tâm của ngân hàng đối với người nông dân góp phần hạn chế bớt tình trạng người đi vay nặng lãi từ vốn bên ngoài. Bên cạnh đó, theo định hướng Vĩnh Long vừa trở thành thành phố loại ba nên trong những năm qua Tỉnh đã được sự quan tâm rất lớn của Đảng và Nhà nước, đã có nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ Ngân hàng trong địa bàn nhằm thực hiện tốt mục tiêu phụ vụ cho nhu cầu của khách hàng vay vốn.

Doanh số cho vay trung – dài hạn

Đối với ngân hàng thì việc cho vay trung – dài hạn chủ yếu là cho vay để xây dựng, sửa chữa nhà, cho vay đi xuất khẩu lao động, mua sắm máy nông nghiệp. Hơn nữa vay trung – dài hạn thì lãi suất cao hơn, thủ tục và hồ sơ vay cũng khó khăn hơn tốn kém thời gian nhiều hơn nhất là thủ tục đăng ký thế chấp tài sản thường mất nhiều thời gian và công sức. Do đó nó chưa chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay. Tuy chiếm tỷ trọng thấp hơn doanh số cho vay ngắn hạn nhưng đây cũng là nguồn cho vay chủ yếu của Ngân hàng. Đối với các khoản vay trung – dài hạn, ngân hàng thường xuyên có biện pháp theo dõi tình hình sử dụng vốn của người đi vay. Đồng thời ngân hàng kết hợp với chính quyền địa phương, các tổ trưởng tổ vay vốn xem xét tính khả thi của dự án, phương án sản xuất cũng như tình hình thu nhập của người dân. Vì thế mà DSCV trung – dài hạn của Ngân hàng tăng trưởng liên tục qua các năm. Mặc khác, vì ngân hàng muốn hạn chế khả năng mất vốn khi cho nông hộ vay khoản vay dài hạn tình hình dịch bệnh bùng phát mạnh mẽ, khó đoán trước được, tính hình kinh tế nước ta thường xuyên gặp nhiều khó khăn, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của nông hộ nên ngân hàng hạn chế triệt để khoản vay này.

Cụ thể năm 2011 DSCV trung – dài hạn của ngân hàng là 17.140 triệu đồng chiếm 8,10% trong tổng DSCV. Sang năm 2012, DSCV trung – dài hạn đạt 28.573 triệu đồng tăng 11.433 triệu đồng tương ứng tăng 66,70% so với năm 2011. Mặc dù, mặt bằng lãi suất cho vay trung hạn trong năm 2011 và 2012 vẫn còn rất cao, nhưng DSCV vẫn đạt như trên là do Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định 443/QĐ-TTg về hổ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá

nhân vay vốn trung và dài hạn ngân hàng để đầu tư mới phát triển sản xuất kinh doanh, kết cấu hạ tầng. Chính sách này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án tiếp tục thi công. Đến năm 2013, tuy là năm có sự biến động kinh tế chung của cả nước nhưng tình hình sản xuất của người dân vẫn ổn định cộng với ý thức đầu tư tăng trưởng kinh tế của tỉnh chỉ đạo phát triển vườn cây ăn trái, du lịch miệt vườn, tạo thế mạnh cho tỉnh nên DSCV trung – dài hạn cũng tăng đạt 37.601 triệu đồng tăng 9.028 triệu đồng tương ứng tăng 31,60% so với năm 2012

Để có được kết quả như trên là do những năm qua Ủy ban nhân dân tỉnh đã có những chính sách khuyến khích các hộ gia đình chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi từ loại cây, con giống cho hiệu quả kinh tế thấp sang loại cây con giống cho hiệu quả kinh tế cao hơn. Đồng thời Ủy ban nhân dân tỉnh còn khuyến khích bà con nông dân cải tạo vườn tạp hình thành vườn chuyên canh với những loại cây đặc sản, nổi tiếng của tỉnh như: nhãn, cam, bưởi Năm Roi… Mặt khác, nhu cầu xây dựng, sửa chữa nhà ở của người dân trong tỉnh càng tăng cao nên nhu cầu vốn cũng tăng cao hơn. Đây chính là những nguyên nhân góp phần làm cho DSCV trung – dài hạn của ngân hàng liên tục tăng trưởng trong các năm.

Tóm lại, qua phần phân tích trên cho thấy DSCV ngắn hạn luôn cao hơn DSCV trung – dài hạn. Vì thông thường kỳ hạn tín dụng càng dài, mức độ rủi ro tín dụng càng cao và làm cho tính thanh khoản của ngân hàng khó khăn hơn. Thời hạn tín dụng ngắn cho phép ngân hàng tránh rủi ro, khả năng thanh toán được đảm bảo hơn. Phần lớn các khoản cho vay là ngắn hạn, việc quản lý cũng như thu hồi nợ sẽ nhanh chóng hơn giúp ngân hàng tránh được rủi ro vì cho vay với thời hạn trả nợ dài sẽ có biến động nhiều do hoạt động kinh doanh của hộ gia đình phải đối mặt với nhiều yếu tố: thiên tai, dịch bệnh, thị trường… nhưng nếu hạn chế cho vay trung – dài hạn thì ngân hàng sẽ mất đi phần lợi nhuận không nhỏ từ hoạt động. Tăng doanh số cho vay là đều mà các NHTM luôn mong muốn, là điều cần thiết trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, nhưng ngân hàng cần phải biết lựa chọn khách hàng khi cho vay, phải đặt chất lượng hoạt động tín dụng lên hàng đầu.

Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng đối với hộ gia đình 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014

Dựa vào bảng số liệu ta thấy:

Tỷ trọng cho vay ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng cho vay cao nhất so với hình thức cho vay trung – dài hạn, chiếm hơn 90% trong tổng DSCV ngân hàng. Ta có thể thấy, hình thức cho vay ngắn hạn luôn được ngân hàng chú

trọng đầu tư, đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng nguồn vốn sản xuất kinh doanh của các hộ gia đình.

Tình hình cho vay ngắn hạn của 6 tháng đầu năm 2013, 6 tháng đầu năm 2014 có xu hướng tăng. Cụ thể:

Bảng 4.4: Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng đối với hộ gia đình của NHNo&PTNT CN TP Vĩnh Long giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013-2014 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 Chênh lệch 6 tháng 2014/2013

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

1. Ngắn hạn 169.712 89,53 174.682

93,45 4.970 2,92 2. Trung – dài hạn 19.861 10,47 12.247 6,55 -7.614 -38,34 Doanh số cho vay HGĐ

189.573 100 186.929 100 -2.644 1,39

(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT CNTP Vĩnh Long giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013-2014)

Doanh số cho vay ngắn hạn

Doanh số cho vay ngắn hạn 6 tháng đầu năm 2014 tăng 4.970 triệu đồng so với năm 2013 với tỷ lệ tăng 2,92%. Qua đó, DSCV ngắn hạn của ngân hàng ngày càng được mở rộng, trong 6 tháng đầu năm 2014 tình hình dịch bệnh trên vật nuôi, sâu hại trên cây trồng đã được kiểm soát. Bước sang năm 2014, trên cở sở xu hướng giảm vững chắc của lạm phát, NHNN tiếp tục điều chỉnh giảm đồng bộ các loại lãi suất từ ngày 18/03/2014. Theo đó, lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối với các lĩnh vực ưu tiên giảm 1%/năm, hiện phổ biến ở mức 7-8%/năm điều đó cũng làm cho nhu cầu vay vốn của hộ gia đình dần tăng lên, nên doanh số cho vay đã tăng lên so với cùng kỳ năm trước, tạo bàn đạp để cho Ngân hàng hoàn thành kế hoạch đã đặt ra, đạt được kế hoạch DSCV trong 6 tháng tiếp theo của năm 2014.

Doanh số cho vay trung – dài hạn

Doanh số cho vay trung – dài hạn 6 tháng đầu năm 2014 là 12.247 triệu đồng giảm 7.614 triệu đồng với tỷ lên giảm 38,34%. Trong năm 2013 và 2014 Ủy ban nhân dân tỉnh đã chủ động phối hợp với các ban ngành liên quan nghiên cứu xây dựng triển khai thí điểm các chương trình, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp với quy mô sản xuất lớn, mô hình sản

xuất áp dụng công nghệ cao…Tuy nhiên, do chi phí sử dụng nguồn vốn này cao hơn so với nguồn vốn vay ngắn hạn, NH tốn nhiều chi phí trong công tác thẩm định, thu nợ, lãi suất trung hạn vẫn còn cao. Ngoài ra, những hộ gia đình hiện nay đa phần có chu kỳ sản xuất ngắn nên nguồn vốn trung – dài hạn ít được người dân sử dụng.

4.2.1.2 Doanh số cho vay theo mục đích sử dụng vốn đối với hộ gia đình

Doanh số cho vay theo mục đích sử dụng vốn đối với hộ gia đình

qua 3 năm 2011-2013.

Khách hàng vay vốn của ngân hàng thuộc mọi thành phần kinh tế khác nhau. Việc nghiên cứu doanh số cho vay theo mục đích sử dụng vốn giúp ngân hàng hiểu đặc điểm từng nhóm khách hàng cụ thể, xác định khách hàng mục tiêu, khách hàng tiềm năng để phát triển.

Trong thời gian qua chi nhánh đã không ngừng mở rộng, đa đạng hóa hoạt động cho vay, điều này là rất quan trọng chính vì đa dạng hóa các thành phần kinh tế giúp cho chi nhánh chẳng những giảm bớt rủi ro khi tập trung cho vay ở một vài đối tượng mà còn giúp chi nhánh có thêm một lượng lớn khách hàng đến giao dịch. Để thấy rõ sự biến động của doanh số cho vay theo mục đích sử dụng vốn đối với hộ gia đình, ta xét doanh số cho vay qua bảng số liệu.

Kinh doanh – dịch vụ

Vĩnh Long là tỉnh có nhiều sông ngòi – kênh rạch, là vùng đất có nhiều vườn cây ăn trái nổi tiếng rất thích hợp với loại hình du lịch sinh thái miệt vườn. Vì thế chính quyền địa phương cùng sở du lịch kết hợp, hướng dẫn người dân đầu tư vào lĩnh vực này để thu hút khách tham quan. Vì vậy, mà nhu cầu vay vốn tại ngân hàng của người dân để đầu tư vào các vườn du lịch sinh thái cũng tăng cao. Bên cạnh những vườn cây ăn trái thì ngành chế biến, xay lúa gạo cũng là thế mạnh của vùng. Có thể nói đây là ngành thương nghiệp chính của địa bàn, luôn chiếm tỷ trọng cao trong DSCV theo mục đích kinh doanh – dịch vụ. Trong những năm qua do hoạt động sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay đối với hộ gia đình tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố vĩnh long (Trang 55)