Tình hình nợ xấu hộ gia đình

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay đối với hộ gia đình tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố vĩnh long (Trang 83)

Trong hoạt động tín dụng, rủi ro tín dụng là một vấn đề không thể tránh khỏi, dù một NH có hoạt động tốt đến đâu, hiệu quả cách mấy đi nữa thì rủi ro tín dụng vẫn có thể xảy ra. Tuy nhiên, mức độ rủi ro của các khoản nợ còn tùy thuộc vào tình hình thị trường, khả năng trả nợ của người vay và sự đánh giá của nhân viên quản lý nợ. Biểu hiện của rủi ro tín dụng là NH có nợ xấu. Nợ xấu là chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng của NH. Nợ xấu phản ánh việc đầu tư vốn tín dụng có hiệu quả, đồng vốn không được khai thác tốt, cho thấy mặt yếu kém của NH khi đầu tư vốn. Mặt khác, nó cũng thể hiện việc sử dụng vốn chưa đạt hiệu quả của khách hàng dẫn đến khách hàng không trả được nợ cho NH. Để thấy được hoạt động cho vay hộ gia đình tốt không, tình hình nợ xấu ra sao ta đi vào phân tích tình hình nợ xấu qua các số liệu NH.

4.2.4.1 Tình hình nợ xấu theo thời hạn tín dụng đối với hộ gia đình

Nợ xấu theo thời hạn tín dụng đối với hộ gia đình qua 3 năm

2011-2013

Trong những năm qua, nợ xấu hộ gia đình của NH đều giảm, cụ thể như sau: năm 2011 nợ xấu khá cao 3.360 triệu đồng, sang năm 2012 nợ xấu đạt 2.224 triệu đồng, giảm 1.136 triệu đồng tương đương 33,81% so với năm 2011. Tình hình kinh tế trong năm 2011 khá bất ổn và việc thu nợ tăng giảm không ổn định, nhưng toàn thể nhân viên NH đã cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao nên tình hình nợ xấu nhưng năm sau được cải thiện. Đến năm 2012 tình hình nợ xấu giảm 1.136 triệu đồng so với năm 2011. Năm 2013 tình hình nợ xấu tiếp tục giảm 770 triệu đồng. Nợ xấu liên tục giảm là do chi nhánh đã áp dụng triệt để việc hạn chế khách hàng cơ cấu lại nợ. Vì vậy, NH đề ra những giải pháp tích cực như thẩm định một cách chính xác các dự án kinh doanh của khách hàng trước khi cho vay, đôn đốc các khách hàng trả nợ đúng hạn…để giảm tỷ lệ nợ xấu đến mức thấp nhất tránh ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của NH.

Bảng 4.15: Nợ xấu theo thời hạn tín dụng đối với hộ gia đình của NHNo&PTNT CN TP Vĩnh Long giai đoạn 2011-2013 Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 2013/2012

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1. Ngắn hạn 478 14,23 1.290 58,00 675 46,42 812 169,87 -615 -47,67 2. Trung – dài hạn 2.882 85,77 934 42,00 779 53,58 -1.948 -67,59 -155 -16,60

Nợ xấu HGĐ 3.360 100 2.224 100 1.454 100 -1.136 -33,81 -770 -34,62

Nợ xấu ngắn hạn

Qua bảng số liệu ta thấy nợ xấu ngắn hạn của NH không ổn định qua 3 năm. Năm 2011 nợ xấu ngắn hạn là 478 triệu đồng chiếm 14,23% trong tổng nợ xấu, năm 2012 nợ xấu đạt 1.290 triệu đồng tăng 812 triệu đồng tương ứng tăng 169,87% so với năm 2011 và chiếm tỷ trọng trong tổng nợ xấu là 58,00%. Nguyên nhân là do ảnh hưởng giá cả hàng hóa tăng liên tục, chỉ số giá tăng nhanh, người dân thực hiện tiết kiệm chi tiêu dẫn đến đồng vốn cho vay ra sử dụng không được hiệu quả gây nên tình trạng nợ xấu tăng cao.

Sang năm 2013, nợ xấu ngắn hạn 675 triệu đồng giảm so với năm 2012 là 615 triệu đồng tương ứng giảm 47,67%. Nợ xấu giảm chứng tỏ công tác thu hồi nợ của NH khá hiệu quả, chất lượng công tác tín dụng rất khả quan. Bên cạnh đó tỷ trọng nợ xấu ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng tình hình nợ xấu của hộ gia đình do người dân sử dụng nguồn vốn vay ngắn hạn có chu kì sản xuất ngắn nên có thể thu hồi vốn nhanh, người dân trả được nợ vay cho NH.

Nợ xấu trung – dài hạn

Nợ xấu trung và dài hạn xảy ra khi các cơ sở sản xuất kinh doanh, các công trình do NH đầu tư cho vay xây dựng, các khoản vay cải tạo vườn của bà con nông dân… đã đến thời hạn trả mà NH không thu hồi được vốn đã phát vay thì số đó sẽ chuyển sang nợ xấu.

Mặc dù DSCV trung – dài hạn không chiếm tỷ trọng cao trong tổng DSCV như nợ xấu trung – dài hạn lại chiến tỷ trọng cao hơn nợ xấu ngắn hạn. Cụ thể năm 2011, nợ xấu trung – dài hạn có chuyển biến tốt giảm 1.948 triệu đồng tương ứng giảm 67,59% so với năm 2011. Năm 2013, nợ xấu trung – dài hạn tiếp tục giảm còn 779 triệu đồng tương ứng giảm 16,60% so với năm 2012 và chiếm tỷ trọng 53,58% trong tổng nợ xấu hộ gia đình.

Nhìn chung, tỷ lệ nợ xấu trung – dài hạn giảm dần qua 3 năm cho thấy công tác thu nợ của NH có hiệu quả và đời sống người dân được cải thiện với nhiều chính sách ưu đãi của Nhà nước. Song nợ xấu trung – dài hạn của NH luôn chiếm một tỷ lệ rất cao trong tổng nợ xấu. Điều này làm cho hiệu quả hoạt động của NH không tốt và có xu hướng giảm xuống. Do đó trong thời gian tới NH cần có những biện pháp thích hợp hơn để quản lý tốt nguồn vốn cho vay nhằm hạn chế tình trạng nợ xấu kéo dài gây ảnh hưởng không tốt cho hoạt động kinh doanh của NH.

Nợ xấu theo thời hạn tín dụng của NH 6 tháng đầu năm 2013 và 6

tháng đầu năm 2014

Bảng 4.16: Nợ xấu theo thời hạn tín dụng đối với hộ gia đình của NHNo&PTNT CN TP Vĩnh Long giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013-2014

Nợ xấu ngắn hạn

Tỷ trọng nợ xấu ngắn hạn của hộ gia đình qua 6 tháng đầu năm 2013 và 2014 thấp hơn so với tỷ trọng nợ xấu trung – dài hạn. Nợ xấu 6 tháng đầu năm 2013 là 782 triệu đồng, chiếm 48,06%. Đến 6 tháng đầu năm 2014, nợ xấu giảm còn 696 triệu đồng, giảm 86 triệu đồng với tỷ lệ giảm 10,99% so với 6 tháng đầu năm 2013. Trong thời gian này, DSCV ngắn hạn tăng lên nhưng nợ xấu ngắn hạn lại chiếm tỷ trọng thấp từ đó cho thấy, cho vay hình thức ngắn hạn ít rủi ro hơn, khả năng thu nợ tốt hơn nợ xấu ngắn hạn thấp hơn so với hình thức khác.

Nợ xấu trung – dài hạn

Cho vay hình thức trung – dài hạn luôn tìm ẩn nhiều rủi ro đối với NH. Vì vậy, tỷ trọng nợ xấu trung – dài hạn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nợ xấu. Tình hình nợ xấu 6 tháng đầu năm 2013 là 845 triệu đồng, chiếm 51,94%. Đến 6 tháng đầu năm 2014, nợ xấu đã giảm xuống còn 777 triệu đồng, giảm 68 triệu đồng với tỷ lệ giảm khoảng 8,05% so với 6 tháng đầu năm 2013. Mặc dù chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ xấu của hộ gia đình nhưng số tiền nợ xấu của NH giảm đáng kể đều đó cho thấy tình hình nợ xấu của NH đang ngày càng được kiểm soát, làm tốt công tác thẩm định khách hàng nên hạn chế nhiều rủi ro.

Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 Chênh lệch 6 tháng 2014/2013

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

1. Ngắn hạn 782 48,06 696 47,25 -86 -10,99

2. Trung – dài hạn

845 51,94 777 52,75 -68 -8,05

Nợ xấu HGĐ

1.627 100 1.473 100 -154 -9,47

(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT CNTP Vĩnh Long giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013- 2014)

4.2.4.2 Nợ xấu theo mục đích sử dụng vốn đối với hộ gia đình (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nợ xấu của từng mục đích sử dụng vốn đối với hộ gia đình thể hiện hiệu quả của từng mục đích sử dụng đó, phân tích nợ xấu từng mục đích sử dụng vốn đối với hộ gia đình là phân tích nguyên nhân xảy ra tình trạng ấy, sự biến động nợ xấu qua từng năm.

Nợ xấu theo mục đích sử dụng vốn đối với hộ gia đình qua 3 năm

2011-2013

Kinh doanh – dịch vụ

Nợ xấu của lĩnh vực này giảm liên tục qua các năm. Cụ thể, năm 2011, nợ xấu kinh doanh – dịch vụ đạt 2.518 triệu đồng chiếm 74,94% trong tổng nợ xấu. Sang năm 2012 nợ xấu giảm xuống còn 1.249 triệu đồng, giảm 1.269 triệu đồng so với năm 2011. Năm 2013, nợ xấu tiếp tục giảm còn 760 triệu đồng tương ứng giảm 39,15% so với năm 2012 và chiếm 52,27% trong tổng nợ xấu theo mục đích sử dụng vốn đối với hộ gia đình. Nợ xấu của lĩnh vực này giảm chứng tỏ công tác thu nợ của NH khá tốt, người dân có ý thức trả nợ đến hạn. Song cũng cho thấy kinh doanh – dịch vụ ở Vĩnh Long ngày càng phát triển với nhiều hình thức làm tăng thu nhập cho người dân cải thiện đời sống.

Chăn nuôi – trồng trọt

Cũng giống như kinh doanh – dịch vụ, nợ xấu chăn nuôi - trồng trọt cũng giảm liên tục qua 3 năm. Năm 2011, nợ xấu đối với chăn nuôi – trồng trọt là 501 triệu đồng chiếm 14,91% trong tổng nợ xấu theo mục đích sử dụng vốn đối với hộ gia đình. Năm 2012, nợ xấu giảm còn 312 triệu đồng, giảm 189 triệu đồng tương ứng giảm 37,72% so với năm 2011. Năm 2013, nợ xấu giảm 232 triệu đồng, tương ứng giảm 25,64% so với năm 2011. Đây là dấu hiệu đáng mừng cho NH trong việc sử lý nợ xấu. Cán bộ tín dụng đã có kinh nghiệm hơn trong biến động của thị trường nên rất chú trọng đến giám sát khách hàng sau khi cho vay, sử dụng vốn vay đúng mục đích, kinh doanh có hiệu quả, đôn đốc khách hàng trả nợ quá hạn của năm trước làm cho tình hình nợ xấu của nhóm này có chiều hướng giảm.

Tiêu dùng

Tình hình nợ xấu của việc cho vay tiêu dùng, xây dựng và sửa chửa nhà ở biến động không ổn định qua các năm. Tỷ lệ nợ xấu của các khoản vay này chiếm tỷ trọng khá lớn. Cụ thể năm 2011, nợ xấu là 341 triệu đồng chiếm 10,15% trong tổng nợ xấu. Nhưng sang năm 2012 nợ xấu đã tăng lên đến 663 triệu đồng so với năm 2011, nó tăng hơn 322 triệu đồng tương ứng tăng

Bảng 4.17: Nợ xấu theo mục đích sử dụng vốn đối với hộ gia đình của NHNo&PTNT CN TP Vĩnh Long giai đoạn 2011-2013 Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 2013/2012

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1. KD – DV 2.518 74,94 1.249 56,16 760 52,27 -1.269 -50,40 -489 -39,15 2. Chăn nuôi – Trồng trọt 501 14,91 312 14,03 232 15,96 -189 -37,72 -80 -25,64

3. Tiêu dùng 341 10,15 663 29,81 462 31,77 322 94,43 -201 -30,32

Nợ xấu HGĐ 3.360 100 2.224 100 1.454 100 -1.136 -33,81 -770 -34,62

94,43%. Sở dĩ nợ xấu trong năm này tăng là do dư nợ lĩnh vực này không trực tiếp tạo ra thu nhập hoặc không tạo ra thu nhập mà phải phụ thuộc vào nguồn thu từ các lĩnh vực khác dẫn đến việc trả nợ NH kém hiệu quả.

Đến năm 2013, nợ xấu giảm xuống chỉ còn 462 triệu đồng và chiếm 31,77% trong tổng nợ xấu, tức thấp hơn năm 2012 là 201 triệu đồng tương ứng 30,32%. Đây là kết quả rất khả quan nhờ trong năm này NH đã làm tốt công tác thu hồi nợ, giá cả nông sản cũng tăng làm cho nguồn thu nhập của người dân tăng nên tình hình nợ xấu giảm xuống.

Như vậy, mặc dù nợ xấu tiêu dùng này giảm không nhiều nhưng đang có xu hướng giảm xuống chứng tỏ hiệu quả hoạt động của vốn cho vay đối với đối tượng này ngày càng góp phần đáng kể làm giảm nợ xấu của NH.

Nợ xấu theo mục đích sử dụng vốn đối với hộ gia đình của NH 6

tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014

Bảng 4.18: Nợ xấu theo mục đích sử dụng vốn đối với hộ gia đình của NHNo&PTNT CN TP Vĩnh Long giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013-2014

Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 Chênh lệch 6 tháng 2014/2013

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

1. KD – DV 576 35,40 548 37,20 -28 -4,86

2. Chăn nuôi – trồng trọt 217 13,22 145 9,91 -72 -33,18

3. Tiêu dùng 843 51,38 780 52,92 -54 -6,47

Nợ xấu HGĐ 1.627 100 1.473 100 -154 -9,47

(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT CNTP Vĩnh Long giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013-2014)

Kinh doanh – dịch vụ

Tỷ trọng nợ xấu của lĩnh vực này chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ xấu của hộ gia đình, tỷ trọng tăng trong 6 tháng qua mặc dù số tiền nợ xấu lại giảm. Tình hình, nợ xấu 6 tháng đầu năm 2013 là 576 triệu đồng, chiếm 35,40%. Đến 6 tháng đầu năm 2014, nợ xấu của NH đã giảm xuống 548 triệu đồng chiến 37,20%, giảm 28 triệu đồng, với tỷ lệ giảm khoảng 4,86%. Tình hình nợ xấu đối với kinh doanh – dịch vụ đã được giảm, cho thấy trong 6

tháng đầu năm nay, người dân đã kinh doanh có hiệu quả nên trả được số nợ quá hạn cho NH và cũng nhờ kế hoạch thu nợ có hiệu quả của CBTD.

Chăn nuôi – trồng trọt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tình hình nợ xấu 6 tháng đầu năm 2013 là 217 triệu đồng, chiếm 13,22%. Đến 6 tháng đầu năm 2014, nợ xấu giảm xuống còn 145 triệu đồng, chiếm 9,91%, giảm 72 triệu đồng với tỷ lệ giảm khoảng 33,18%. Tình hình nợ xấu đã giảm trong 6 tháng đầu năm nay cho thấy người dân đã chăn nuôi, trồng trọt có hiệu quả, tình hình dịch bệnh được kiểm soát nên hiệu quả kinh tế của hộ gia đình cũng được nâng cao, NH thực hiện công tác thu nợ tốt nên tình hình nợ xấu đã giảm.

Tiêu dùng

Tình hình nợ xấu 6 tháng đầu năm 2013 là 843 triệu đồng, chiếm 51,38%. Đến 6 tháng đầu năm 2014, nợ xấu của NH giảm xuống còn 780 triệu đồng, tức giảm 54 triệu đồng, với tỷ lệ giảm 6,47%. Từ số liệu cho thấy hiệu quả sử dụng vốn và thu hồi vốn của lĩnh vực này, công tác thu nợ CBTD, do đó số nợ xấu đã giảm được rất nhiều.

Tóm lại: tình hình nợ xấu liên tục giảm qua các năm và rủi ro tín dụng

luôn được kiểm soát ở mức độ cho phép, đạt được kết quả trên là do chi nhánh thường xuyên phân tích, đánh giá tình hình khách hàng, theo dõi quá trình sử dụng vốn vay, chủ động thu nợ gốc và lãi đúng hạn, không để phát sinh nợ gia hạn, nợ quá hạn dẫn đến phải trích dự phòng rủi ro. Hạn chế đến mức thấp nhất nợ cần chú ý, nợ xấu phát sinh. Chỉ đạo tích cực thu hồi nợ cần chú ý, nợ xấu, nợ xử lý rủi ro, lãi treo, thực hiện bằng nhiều biện pháp có hiệu quả, bám sát từng khách hàng, từng khoản nợ, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình xử lý tài sản để thu nợ.

4.3 Đánh giá hoạt động cho vay hộ gia đình của NHNo&PTNT CN TP Vĩnh Long

Đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay hộ gia đình tại NH là đánh giá xem NH sử dụng vốn có hiệu quả hay không, vòng quay vốn tín dụng cao hay thấp, DSCV hộ gia đình so với tổng DSCV như thế nào… Mặt khác cũng đánh giá xem việc cho vay vốn hộ gia đình của NH có phục vụ chính sách phát triển kinh tế địa phương hay không. Tác động của nó trong việc tăng trưởng, tăng cường cơ sở vật chất – kỹ thuật trên địa bàn để trả lời cho vấn đề này ta đi vào phân tích các chỉ tiêu đánh giá tình hình cho vay hộ gia đình tại NHNo&PTNT CN TP Vĩnh Long.

Bảng 4.19: Tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay hộ gia đình tại NHNo&PTNT CN TP Vĩnh Long giai đoạn

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay đối với hộ gia đình tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố vĩnh long (Trang 83)