Biện pháp ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng

Một phần của tài liệu Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam hiện nay. ThS. Luật (Trang 91 - 102)

88

doanh xăng dầu hiện nay nhưng vẫn đảm bảo thủ tục gọn nhẹ, đơn giản, nâng cao hiệu quả hoạt động trong kinh doanh xăng dầu là vấn đề được nhiều người quan tâm. Vậy phải làm sao để pháp luật ngăn chặn được tham nhũng nhưng thủ tục phải đơn giản, chặt chẽ, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh xăng dầu, vì mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, phải chăng cần tăng cường hơn nữa tính công khai, minh bạch, phân cấp; đơn giản hóa thủ tục cấp phép kinh doanh xăng dầu, đi đôi với tăng cường kiểm tra, gắn trách nhiệm của Cơ quan kiểm soát cạnh, tránh tình trạng đùn đẩy trách nhiệm khi có "vấn đề" trong kiểm soát các thỏa thuận cạnh tranh.

Như đã phân tích, hiện nay có hiện tượng thỏa thuận, móc ngoặc giữa các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu với nhau và giữa các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu với cơ quan quản lý Nhà nước để thỏa thuận việc tăng hoặc giảm giá. Muốn khắc phục hiện tượng trên đây, thì cơ chế điều hành giá xăng dầu và các yếu tố cấu thành giá xăng dầu phải được công khai, minh bạch, chặt chẽ. Để làm được điều này, Nhà nước phải có các quy định pháp luật cụ thể về trách nhiệm pháp lý của từng cá nhân, tổ chức và xử lý nghiêm các vi phạm thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong kinh doanh xăng dầu, ngăn chặn và xử lý nghiêm hành vi tham nhũng của các cá nhân trong việc quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Một trong những nhiệm vụ được đặt ra khi nghiên cứu đề tài là nghiên cứu và đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về thoả thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam. Để giải quyết nhiệm vụ này, Chương 3 của Luận văn đã chỉ ra phương hướng nhằm hoàn thiện pháp luật về thoả thuận hạn chế cạnh tranh, gồm: hiệu lực thấp của văn bản về

89

kinh doanh xăng dầu; thiếu công khai, minh bạch trong hoạt động kinh doanh; tổ chức hệ thống kinh doanh xăng dầu; cơ chế điều hành, quản lý nhà nước.

Trên cơ sở xác định các phương hướng hoàn thiện pháp luật về thoả thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, Chương 3 của Luận văn đã phân tích các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật đối với các thoả thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực này, cụ thể: Luận văn đã đề ra 4 nhóm giải pháp là hoàn thiện văn bản pháp luật về kinh doanh xăng dầu; xây dựng cơ chế kiểm soát giá xăng dầu; tăng cường kiểm tra, giám sát; biện pháp ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng.

90

KẾT LUẬN

1. Luật Cạnh tranh ra đời đã thể hiện vai trò tích cực trong việc duy trì một môi trường cạnh tranh lành mạnh, trong đó có việc kiểm soát các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu. Tuy nhiên, pháp luật kiểm soát các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh cũng như cơ quan thực thi còn có nhiều hạn chế. Một trong những ví dụ minh chứng là từ khi thành lập Cục Quản lý cạnh tranh và Hội đồng cạnh tranh cho đến nay, số

lượng vụ việc thỏa thuận hạn chế cạnh tranh nói chung và trong lĩnh vực kinh

doanh xăng dầu nói riêng được điều tra, xử lý rất ít. Trong khi đó, thực tiễn cho thấy thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu đang

diễn biến rất phức tạp và ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế. Do đó, việc nghiên cứu

các vấn đề lý luận và thực tiễn về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong kinh doanh xăng dầu có ý nghĩa rất lớn và mang tính cấp thiết.

2. Các vấn đề lý luận chung về thoả thuận hạn chế cạnh tranh và pháp luật về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu đã được phân tích ở Chương 1 của Luận văn. Theo đó, các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là một hiện tượng có nguồn gốc hình thành với những đặc điểm pháp lý nhất định. Trên cơ sở xác định được bản chất pháp lý của các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, nhận dạng và các hình thức thể hiện thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong kinh doanh xăng dầu, Luận văn đã xác định nhu cầu điều chỉnh bằng pháp luật đối với các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu; nghiên cứu các nguyên tắc và nội dung cơ bản của pháp luật về các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực xăng dầu.

So với các quốc gia có hệ thống pháp luật về cạnh tranh phát triển, Việt Nam ban hành Luật Cạnh tranh muộn, đồng thời còn có những hạn chế nhất định trong các quy định của pháp luật về vấn đề này. Do đó, tham khảo kinh

91

nghiệm của các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia có hệ thống pháp luật kiểm soát các thoả thuận hạn chế cạnh tranh hiệu quả là vấn đề cần phải được lưu ý. Do đó, Luận văn đã dành một phần tham khảo kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về các quy định pháp luật thoả thuận hạn chế cạnh tranh.

3. Trên cơ sở các vấn đề lý luận được phân tích tại Chương 1, Chương 2 của Luận văn tiến hành phân tích thực trạng pháp luật về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu và đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật về chống hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam hiện nay.

Việc khái quát thực trạng pháp luật và đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật về chống hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam trong thời gian qua đã khắc họa được phần nào bức tranh về các bất cập trong quản lý thoả thuận hạn chế cạnh tranh trong kinh doanh xăng dầu để từ đó có phương hướng xử lý phù hợp.

4. Trên cơ sở phân tích thực trạng pháp luật về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu và đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật về chống hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu qua việc chỉ ra những bất cập của Luật Cạnh tranh về kiểm soát các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực này ở Chương 2, Chương 3 của Luận văn đã xác định phương hướng và các giải pháp hoàn thiện pháp luật về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu. Theo đó, Luận văn đã đề ra 4 nhóm giải pháp gồm: hoàn thiện văn bản pháp luật về kinh doanh xăng dầu; xây dựng cơ chế kiểm soát giá xăng dầu; tăng cường kiểm tra, giám sát; biện pháp ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng.

Đề tài "Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam hiện nay" là một đề tài được tiếp cận từ nhiều chiều,

92

phức tạp cả về lý luận và thực tiễn. Vì vậy, với những nội dung nghiên cứu của đề tài, tác giả mong muốn có một cái nhìn khái quát nhất về những hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong kinh doanh xăng dầu, bên cạnh đó cũng mạnh dạn đề xuất một số giải pháp để trao đổi và có thể hoàn thiện hơn các quy định pháp luật quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu.

93

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1.Bộ Thương mại (2005), Thông tư số 19/2005/TT-BTM ngày 08/11/2005 hướng dẫn một số nội dung quy định tại Nghị định số 110/2005/NĐ-CP.

2.Bộ Luật Dân sự của nước Cộng hòa Pháp (1998), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

3.Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2003), Báo cáo đánh giá tình hình thi hành luật doanh nghiệp 1999.

4.Nguyễn Văn Cương (2006), Tiêu chí đánh giá tính cạnh tranh bất hợp pháp của một số nước và một số bình luận về Luật cạnh tranh của Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

5.Chính phủ (2005), Nghị định số 110/2005/NĐ-CP ngày 24/08/2005 về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp.

6.Chính phủ (2005), Nghị định số 116/2005/NĐ-CP ngày 15/09/2005 về việc Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh. 7.Chính phủ (2005), Nghị định số 120/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 về

xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh.

8.Chính phủ (2006), Nghị định số 05/2006/NĐ-CP ngày 09/01/2006 về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Hội đồng cạnh tranh.

9.Chính phủ (2006), Nghị định số 06/2006/NĐ-CP ngày 09/01/2006 về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý cạnh tranh.

10. Chính phủ (2007), Nghị định số 55/2007/NĐ-CP ngày 06/4/2007 về kinh doanh xăng dầu.

94

11. Chính phủ (2009), Nghị định số 84/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 về kinh doanh xăng dầu.

12. Cục Quản lý cạnh tranh Bộ Công thương (2008), Quảng cáo dưới góc độ cạnh tranh, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.

13. Cục Quản lý cạnh tranh Bộ Công thương (2010), Báo cáo đánh giá cạnh tranh trong 10 lĩnh vực.

14. Cục Quản lý cạnh tranh Bộ Công thương (2008), Chính sách khoan hồng và tác động phá vỡ Cartel.

15. Cục Quản lý cạnh tranh Bộ Công thương (2010), Thông cáo báo chí về việc điều tra xử lý vụ việc thỏa thuận của 19 doanh nghiệp bảo hiểm, Hà Nội.

16. Dominique Brault (2006), Chính sách và thực tiễn pháp luật cạnh tranh của Cộng hoà Pháp (Tập 1), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 17. Dominique Brault (2006), Chính sách và thực tiễn pháp luật cạnh

tranh của Cộng hoà Pháp (Tập 2), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 18. David W. Pearce (1999), Từ điển Kinh tế học hiện đại, Nxb Chính

trị Quốc gia, Hà Nội.

19. Dự án hỗ trợ thực thi chính sách PIAP - Cơ quan phát triển quốc tế Canada, Bộ Thương mại Việt Nam (2006), Luật Cạnh tranh Canada - Một số hướng dẫn thi hành, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội.

20. Dự án hỗ trợ thương mại đa biên - Bộ Công thương (2009), “Hành vi hạn chế cạnh tranh một số vụ việc điển hình của Châu Âu”, tài liệu tham khảo.

21. Đồng Ngọc Dám (2006), Kiểm soát thoả thuận hạn chế cạnh tranh - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn cao học Luật, Trường Đại học Luật Hà Nội.

95

quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

23. Đặng Vũ Huân (1996), Chuyên đề về cạnh tranh, chống cạnh tranh không lành mạnh và kiểm soát độc quyền, Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp.

24. Đặng Vũ Huân (2004), Pháp luật về kiểm soát độc quyền và chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

25. Hiệp định Rome năm 1957.

26. Luật chống cạnh tranh không lành mạnh Cộng hòa Liên bang Đức. 27.Phạm Duy Nghĩa (2004), Sách chuyên khảo Luật kinh tế, Nxb Đại

học Quốc gia Hà Nội.

28. Nguyễn Như Phát, Trần Đình Hảo (2001), Cạnh tranh và xây dựng pháp luật cạnh tranh hiện nay ở Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

29. Nguyễn Như Phát, Lê Anh Tuấn (2006), “Một số quy định về tố tụng cạnh tranh theo Luật Cạnh tranh Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật (số 1), tr. 41-50.

30. Nguyễn Như Phát, Nguyễn Ngọc Sơn (2006), Phân tích và luận giải các quy định của Luật Cạnh tranh về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

31. Nguyễn Như Phát, Bùi Nguyên Khánh (2001), Tiến tới xây dựng pháp luật về cạnh tranh trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

32. Quốc hội Việt Nam (1995), Bộ luật Dân sự.

33.Quốc hội Việt Nam (2004), Luật Cạnh tranh.

96

35. Quốc hội Việt Nam (2005), Luật Doanh nghiệp.

36. Quốc hội Việt Nam (2005), Luật Đấu thầu.

37. Quốc hội Việt Nam (2005), Luật Đầu tư.

38.Quốc hội Việt Nam (2006), Luật Chứng khoán.

39. Quốc hội Việt Nam (2006), Luật Hàng không dân dụng Việt Nam.

40. Quốc hội Việt Nam (2009), Luật Viễn thông.

41. Nguyễn Ngọc Sơn (2006), “Kiểm soát tập trung kinh tế theo pháp luật cạnh tranh và vấn đề của Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp. (số 7), tr. 54-64.

42. Trần Minh Sơn (2005), Tìm hiểu Luật Cạnh tranh năm 2004, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

43. Trường Đại học Luật Hà Nội (2003), Giáo trình lý luận Nhà nước và pháp luật, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

44.Trường Đại học Luật Hà Nội (2009), Giáo trình Luật Thương mại, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

45. Bùi Nguyễn Anh Tuấn (2010), Chính sách cạnh tranh từ góc độ quốc gia đang phát triển, Bài nghiên cứu nghiên cứu - 18, Trung tâm nghiên cứu Kinh tế và Chính sách Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.

46. Trường Đại học Kinh tế - Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2010),

Giáo trình Luật Cạnh tranh.

47.Uỷ ban thường vụ Quốc hội (2002), Pháp lệnh Giá.

48. Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế (2005), Chính sách và thực tiễn Pháp luật cạnh tranh của Cộng hoà Pháp, Tập 1: “Thiết lập các điều kiện cần thiết cho cạnh tranh”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

97

Chuyên đề: Dự báo nhu cầu tiêu dùng trong nước và tái xuất xăng dầu Việt Nam, Hà Nội.

50. Viện Nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật (2002), Cạnh tranh và xây dựng pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

51. Viện Khoa học Pháp lý - Bộ Tư pháp (2004), Chuyên đề: Cơ quan quản lý cạnh tranh, kinh nghiệm của Pháp và một số nước - Đề xuất một mô hình cho Việt Nam, Hà Nội.

52. Viện Khoa học Pháp lý - Bộ Tư pháp (2006), Từ điển Luật học,

Nxb Từ điển Bách khoa - Nxb Tư pháp, Hà Nội.

Website

53. Bộ Tài chính - Công Thương tranh cãi về giá xăng.

www.vnexpress.net ngày 20 tháng 9 năm 2011. 54. Cần xem lại cách tính giá xăng dầu.

www.vnexpress.net ngày 18 tháng 8 năm 2011. 55. Cần hoàn thiện cơ chế điều hành giá xăng, dầu.

www.nhandan.com.vn ngày 27 tháng 9 năm 2011. 56. Cơ chế giá xăng thiệt thòi cho người tiêu dùng.

www.vnexpress.net ngày 18 tháng 8 năm 2011.

57. Đừng điều hành giá cả theo kiểu “đánh du kích!”.

http://phapluattp.vn ngày 19 tháng 3 năm 2012.

58. Không có chuyện muốn tăng giá xăng bao nhiêu cũng được.

http://taichinh.vnexpress.net ngày 25 tháng 7 năm 2012. 59. Kinh nghiệm một số quốc gia trong việc quản lý cartel.

http://www.vcad.gov.vn ngày 14 tháng 7 năm 2009.

98

http://www.vcad.gov.vn ngày 21 tháng 8 năm 2009.

61. Nhất quán điều hành kinh doanh xăng dầu theo cơ chế thị trường.

www.baocongthuong.com.vn ngày 24 tháng 4 năm 2012. 62. Nhập nhèm giá xăng dầu.

http://.vef.vn ngày 04 tháng 7 năm 2011.

63. Những bất cập trong điều hành giá xăng dầu.

www.vnexpress.net ngày 23 tháng 9 năm 2011.

64. Tăng cường kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật trong kinh doanh xăng dầu.

www.baocongthuong.com.vn ngày 23 tháng 3 năm 2012.

65. Tổng quan thị trường xăng dầu Việt Nam và định hướng phát triển.

www.petrolimex.com.vn ngày 21 tháng 9 năm 2009. 66. Viết lại công thức cho giá xăng, dầu.

Một phần của tài liệu Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam hiện nay. ThS. Luật (Trang 91 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)