Hoàn thiện các quy định của pháp luật về kinh doanh xăng dầu là nội dung cần được xác định là trọng tâm trong các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về thoả thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu ở nước ta hiện nay. Bởi lẽ, sẽ không thể kiểm soát và xử lý các thoả thuận hạn chế cạnh tranh trong kinh doanh xăng dầu một cách có hiệu quả nếu nội dung các quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này không đầy đủ. Qua việc nghiên cứu các quy định của pháp luật về kinh doanh xăng dầu, xem xét thực trạng vận dụng pháp luật để điều chỉnh hoạt động này, Học viên cho rằng cần hoàn thiện các quy định pháp luật về kinh doanh xăng dầu ở những nội dung sau đây:
- Về phương thức quản lý, điều hành giá: phải tuân thủ theo đúng cơ chế quản lý giá của nền kinh tế thị trường. Theo nguyên tắc quản lý giá, đối với doanh nghiệp kinh doanh những sản phẩm độc quyền hoặc độc quyền nhóm thì giá cả phải do Nhà nước định giá. Căn cứ để xác định doanh nghiệp kinh doanh độc quyền Luật Cạnh tranh đã quy định: sản phẩm của một doanh nghiệp kinh doanh có thị phần chiếm 30% trên thị trường liên quan đó là doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh trong một cơ cấu thị trường độc quyền nhóm.
Trong Pháp lệnh giá năm 2002, tại Ðiều 7 đã quy định rõ: Ðối với hàng hóa, dịch vụ độc quyền do Nhà nước định giá, tùy theo mức độ độc quyền mà Nhà nước có các hình thức định giá khác nhau [47].
Nghị quyết lần thứ ba của BCH T.ƯBan Chấp hành Trung ương Ðảng khóa IX về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước cũng chỉ rõ: Ðối với doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong
82
lĩnh vực độc quyền cần có quy định kiểm soát giá và điều tiết lợi nhuận và cần tổ chức một số doanh nghiệp nhà nước cùng cạnh tranh bình đẳng.
Dựa trên kinh nghiệm của các nước trong khu vực và thế giới, căn cứ vào tình hình thực tiễn ở nước ta cần thiết thực hiện những biện pháp sau để kiểm soát giá sản phẩm độc quyền.
Trước mắt, cần nhanh chóng chấm dứt việc giao quyền tự định giá cho các doanh nghiệp độc quyền hoặc ngành độc quyền, căn cứ vào tính độc quyền của sản phẩm. Nhanh chóng rà soát và xác định các loại sản phẩm, dịch vụ độc quyền và độc quyền nhóm trong nền kinh tế quốc dân để làm căn cứ xác định đối tượng chịu sự điều chỉnh của chính sách định giá sản phẩm độc quyền và độc quyền nhóm. Ban hành và thực hiện nghiêm ngặt chính sách và tăng cường kiểm soát giá cả sản phẩm độc quyền và độc quyền nhóm bao gồm cả giá bán và giá mua.
Xuất phát từ thị trường kinh doanh xăng dầu vẫn còn tình trạng độc quyền và độc quyền nhóm (tùy thuộc từng loại hình thị trường sản phẩm liên quan). Nguồn xăng dầu tiêu thụ trong nước phụ thuộc chủ yếu là nguồn nhập khẩu, quản lý điều hành giá xăng dầu nội địa càng phải phù hợp với sự vận động của giá thị trường xăng dầu thế giới.
Ðể thực hiện được điều này, đòi hỏi cơ quan quản lý giá của Nhà nước phải có đội ngũ cán bộ có trình độ giỏi về nghiệp vụ kinh doanh xăng dầu, về hạch toán kế toán, luôn theo dõi sát diễn biến giá xăng dầu thế giới, có khả năng phân tích và dự báo ngắn, trung và dài hạn giá xăng dầu thế giới. Nhà nước có biện pháp loại trừ khả năng nảy sinh quan hệ tiêu cực giữa doanh nghiệp độc quyền và cơ quan chịu trách nhiệm trong việc định giá. Những tranh luận liên quan đến giá xăng dầu hiện nay chỉ chấm dứt khi cơ chế quản lý điều hành giá xăng dầu tuân thủ theo nguyên tắc cơ bản quản lý giá của cơ chế thị trường được quy định cụ thể và rõ ràng hơn trong văn bản pháp luật
83
làm công cụ quản lý hoạt động kinh doanh này [55].
- Đánh giá tình hình thực tiễn hoạt động kinh doanh xăng dầu, trên cơ sở đó nghiên cứu để quy định cụ thể các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong kinh doanh xăng dầu đảm bảo phù hợp với Luật Cạnh tranh. Luật Cạnh tranh có quy định về hành vi "thoả thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh", theo đó có thể hiểu đó là sự thoả thuận giữa các doanh nghiệp nhưng đôi khi như đã phân tích ở trên, chính hành vi này lại được sắp đặt bởi cơ quan chủ quản, cơ quan quản lý Nhà nước và vô hình chung đã loại bỏ doanh nghiệp khác tham gia thị trường.
Nếu làm tốt được điều này có thể hạn chế được sự cạn thiệp thô bạo, trái với các nguyên lý của thị trường của các cơ quan quản lý Nhà nước biểu hiện dưới các hình thức: "đồng tình" hoặc "thoả thuận" giữa cơ quan quản lý Nhà nước với một số doanh nghiệp nhất định, đặc biệt là các doanh nghiệp giữ vị trí thống lĩnh trong kinh doanh xăng dầu. Về nguyên tắc, chúng ta có thể vận dụng Điều 6 của Luật cạnh tranh để xử lý các hành vi kể trên. Tuy nhiên, điều đáng nói là, đến nay chưa có văn bản pháp luật nào chỉ rõ các chế tài pháp luật được áp dụng cho nhóm hành vi vi phạm pháp luật này.
- Để có thể xem xét các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong kinh doanh xăng dầu có thuộc diện bị cấm hay không thì cơ quan thực thi Luật Cạnh tranh phải làm các thủ tục "xác định thị trường liên quan" để xác định "thị phần kết hợp". Thực tiễn lập pháp và thi hành Luật Cạnh tranh của Việt Nam cho thấy việc áp dụng những kỹ thuật phức tạp trong thủ tục "xác định thị trường liên quan" để xác định "thị phần kết hợp" sẽ rất khó khăn, tốn kém - đặc biệt đối với nước ta khi điều kiện kinh tế còn hạn chế và trình độ của cán bộ điều tra, xử lý các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh còn chưa cao. Do đó, vấn đề nghiên cứu để quy định thị trường liên quan trong kinh doanh xăng dầu
84
làm cơ sở để xác định hành vi vi phạm thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm trong kinh doanh xăng dầu là một trong những nội dung cần thiết để hoàn thiện pháp luật về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực này.