Mô hình pháp luật về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh của Nhật Bản gần giống với mô hình của Mỹ. Luật Chống độc quyền tư nhân và duy trì cạnh tranh lành mạnh của Nhật Bản được ban hành vào năm 1947 và được sửa đổi, gần nhất vào năm 2005. Luật Chống độc quyền tư nhân và duy trì cạnh tranh lành mạnh của Nhật Bản được ban hành với mục đích “cấm độc quyền tư nhân, hạn chế thương mại bất hợp lý và kinh doanh không bình đẳng… cũng như tất cả các kiểu hạn chế không bình đẳng khác đối với các hoạt động kinh
44
doanh thông qua sự cấu kết, thoả thuận… nhằm thúc đẩy cạnh tranh tự do và công bằng…”.
Là cơ sở cho việc quy định về các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm, Luật chống độc quyền tư nhân và duy trì cạnh tranh lành mạnh của Nhật Bản xác định rõ nội hàm của khái niệm “hạn chế thương mại không hợp lý”. Theo đó, “hạn chế thương mại không hợp lý” được hiểu là các hoạt động kinh doanh với các doanh nhân khác, thông qua đó bất kỳ doanh nhân nào bằng các hợp đồng, thoả thuận hay bất kỳ các hoạt động thông đồng khác, không phụ thuộc tên gọi, cùng hạn chế hay tiến hành các hoạt động kinh doanh của họ theo cách thức cố định giá, duy trì hay tăng giá, hoặc để giới hạn sản xuất, công nghệ, sản phẩm, cơ sở sản xuất hay khách hàng hoặc các nhà cung cấp, gây ra hạn chế đáng kể đối với cạnh tranh trong bất kỳ lĩnh vực thương mại nào có hại cho lợi ích chung.
Tương tự như Luật Cạnh tranh của một số nước, Luật chống độc quyền tư nhân và duy trì cạnh tranh lành mạnh của Nhật Bản xác định rõ các “liên kết thương mại” (với ý nghĩa như hiệp hội). Theo đó, liên kết thương mại được hiểu là bất kỳ liên minh nào của hai doanh nhân trở lên với mục đích chính là tăng cường lợi ích kinh doanh chung của họ như là các doanh nhân.
Với mục tiêu chống độc quyền tư nhân, Luật cũng xác định cụ thể nội hàm của khái niệm độc quyền tư nhân. Độc quyền tư nhân được sử dụng theo nghĩa các hoạt động kinh doanh hay bất kỳ, cách nào khác mà thông qua đó các doanh nhân đơn lẻ hoặc câu kết với các doanh nhân khác loại trừ hay kiểm soát hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp khác, gây ra hạn chế cạnh tranh đáng kể trong bất kỳ lĩnh vực thương mại nào đi ngược lại với lợi ích công cộng.
Luật chống độc quyền tư nhân và duy trì cạnh tranh lành mạnh của Nhật Bản nghiêm cấm độc quyền hoá tư nhân hoặc hạn chế thương mại không hợp
45
lý. Luật quy định không doanh nhân nào được tham gia vào những thoả thuận hay hợp đồng quốc tế với những nội dung tạo ra hạn chế thương mại không hợp lý hay các hoạt động thương mại không bình đẳng.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Để có cơ sở đánh giá các nội dung pháp lý liên quan đến thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, Chương 1 của luận văn đã phân tích nguồn gốc của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh đồng thời đưa ra khái niệm của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, vì hiện nay theo quy định của Luật Cạnh tranh thì chỉ có các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được liệt kê chứ chưa có khái niệm thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.
Chương 1 của luận văn cũng tập trung làm sáng tỏ các đặc điểm pháp lý của các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh nói chung, đây được coi là yếu tố hết sức quan trọng bởi ngoài việc là căn cứ để xác định các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh thì các đặc điểm này có ý nghĩa nhất định trong việc xem xét các trường hợp miễn trừ cũng như đánh giá một hành vi bị coi là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.
Không thể phủ nhận vai trò của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh đối với nền kinh tế, tuy nhiên điều chỉnh các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh không những là nhu cầu mà còn là nhiệm vụ của pháp luật trong quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu. Nói cách khác, để thúc đẩy sự phát triển của thị trường kinh doanh xăng dầu, duy trì những lợi ích mà cạnh tranh mang lại, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực này cần phải được kiểm soát trong khuôn khổ của
pháp luật. Xuất phát từ mục tiêu này, luận văn đã phân tích nhu cầu điều chỉnh
bằng pháp luật đối với các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu. Trên cơ sở đó phân tích các nguyên tắc và nội dung cơ bản của pháp luật về các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực xăng dầu.
46
Việt Nam ban hành Luật Cạnh tranh tương đối muộn, do đó việc học tập kinh nghiệm lập pháp của các quốc gia phát triển trong việc xây dựng pháp luật
về cạnh tranh nói chung, pháp luật kiểm soát các hành vi thỏa thuận hạn chế
cạnh tranh nói riêng là một vấn đề cần thiết và có ý nghĩa. Luận văn đã dành một phần nhỏ trong Chương 1 để khái quát pháp luật về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh của một số nước trên thế giới như Mỹ, Đức, Pháp, Nhật Bản. Đây là những nội dung quan trọng có ý nghĩa tham chiếu và hoàn thiện pháp luật về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu của Việt Nam.
47
Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH