MộT Số BIệN PHÁP NHằM KHắC PHụC HạN CHế, TồN TạI CủA CÔNG TÁC

Một phần của tài liệu Luận văn một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng công thương đống đa hà nội (Trang 117)

tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa.

1. Đề xuất về biện pháp khắc phục đối với những tồn tại, hạn chế của công tác kiểm toán tín dụng.

a. Giải pháp để nâng cao chất lượng công tác KTKTNB đối với hoạt động tín dụng. dụng.

Kết quả kiểm tra, kiểm toán của năm 2000 đối với những món vay, số dư nợ năm 1999 chưa cao, về số tương đối đạt là 42% tổng dư nợ thực tế đạt được của Ngân hàng trong năm 1999, về cơ cấu dư nợ cũng chưa kiểm tra hết (kiểm tra theo cơ cấu dư nợ) và chất lượng kiểm tra cũng chưa cao. Đồng thời những khoản cho vay, những món vay xuất hiện trong năm 2000 chưa được kiểm tra, kiểm toán vì thuộc nhiệm vụ năm 2001. Thực tế này cho thấy nên có những biện pháp, những thay đổi phù hợp trong kế hoạch, chương trình kiểm tra, kiểm toán để có thể hạn chế những sai phạm xảy ra, cụ thể:

* Về việc xây dựng kế hoạch kiểm toán, Ngân hàng không chỉ đề ra kế hoạch kiểm tra theo từng phòng kinh doanh (như nhiêm vụ kế hoạch năm 2000) mà nên đặt ra các chỉ tiêu cụ thể như: tỷ lệ dư nợ nhất định phải kiểm tra trong tổng dư nợ tại thời đIểm kiểm tra, kiểm toán. Đối với nợ quá hạn cũng đặt ra tỉ lệ phải kiểm toán nhất định. Mặt khác nên kiểm tra gối đầu giữa các kỳ và kiểm tra dứt điểm đê tránh không hoàn thành được nhiệm vụ kỳ kiểm toán.

* Trong mỗi kỳ kiểm toán cũng nên áp dụng một số phương pháp kiểm toán như: không kiểm toán lần lượt hoặc ngẫu nhiên các hồ sơ tín dụng của khách hàng mà có thể kiểm toán theo quy mô dư nợ, hay tuỳ theo mức độ trầm trọng sai phạm từ kỳ kiểm toán trước (còn gọi là kiểm toán theo nguyên tắc ưu tiên mức độ sai phạm). Hay kiểm toán theo hồ sơ của từng cán bộ tín dụng nắm giữ trong kỳ kế hoạch.

Việc kiểm toán theo những phương pháp này có tác dụng rất lớn trong việc tạo ra sự khoa học trong kiểm toán, tức là kiểm toán hết được các hồ sơ mà vẫn nhấn mạnh được những điểm cần chú ý, những sai phạm trọng yếu sẽ được phát hiện và làm giảm rủi ro trong kiểm tra, kiểm toán, những sai phạm mới nảy sinh cũng được phát hiện và sẽ được kết luận có được đưa vào danh mục những sai phạm cần tăng cường theo dõi và sửa chữa hay không?

* Về việc kiểm toán những hồ sơ có dư nợ nhỏ hoặc những khách hàng có nợ quá hạn nhỏ cũng không nên bỏ qua mà càng phả được quan tâm, chú trọng kiểm toán để tránh xảy ra rủi ro hệ thống, rủi ro dây truyền, kiểm toán những món vay này cũng nên kiểm toán theo những phương pháp đã nêu ở trên.

b. Tăng cường công tác kiểm soát từ xa và áp dụng cộng nghệ tin học vào kiểm tra kiểm toán tra kiểm toán

- Kiểm soát từ xa là hình thức kiểm tra của cán bộ kiểm tra đối với đối tượng được kiểm tra dưới các hình thức các biên bản, báo cáo, các thông tin hoạt động được cung cấp từ chính các đối tượng được kiểm tra đó mà các cán bộ kiểm tra không đến trực tiếp kiểm tra, kiểm toán.

- Tác dụng của hình thức kiểm tra này: nhằm hoàn thiện hệ thống thông tin của kiểm toán về đối tượng được kiểm tra, từ đó có những kết luận tổng quát, đầy đủ nhất về đối tượng đó cung cấp cho lãnh đạo ngân hàng những thông tin chính xác để có quyết định kinh doanh, quyết định quản trị đúng đắn .

Như vậy việc tăng cường công tác kiểm soát từ xa kết hợp kiểm tra tại chỗ của tổ kiểm tra tín dụng cũng như của phòng kiểm tra, kiểm toán Ngân hàng hết sức cần thiết, một mặt để hoàn thiện hệ thống thông tin Ngân hàng, mặt khác phát hiện sai phạm kịp thời, hạn chế và khắc phục rủi ro một cách hiệu quả, đảm bảo tính kinh tế .

Bên cạnh việc số lần kiểm tra, kiểm soát từ xa nhỏ, việc áp dụng công nghệ tin học vào kiểm tra còn nhiều bất cập. Hiện nay việc nối mạng chưa được thực hiện cũng như một hệ thống lập trình riêng về kiểm tra, kiểm toán làm cho công tác kiểm tra, kiểm toán chưa cập nhật được thông tin kịp thời, chi phí còn cao. Trên thực tế, muốn 3.1.1. Thang đo

Đề tài này nghiên cứu về sự thỏa mãn công việc của nhân viên văn phòng, đây là một dạng nghiên cứu thái độ của con người về một khía cạnh nào đó trong cuộc sống. Để xem xét đánh giá được thái độ của người trả lời, trong trường hợp này là sự thỏa mãn công việc thì người nghiên cứu có thể lựa chọn hai dạng câu hỏi trong bảng câu hỏi của mình. Dạng câu hỏi đầu tiên là câu hỏi dạng mở, nghĩa là người trả lời có thể tùy theo ý kiến của mình mà trả lời về cảm nhận của họ về sự thỏa mãn công việc của họ. Dạng câu hỏi thứ hai là dạng câu hỏi đóng, nghĩa là người thiết kế bảng câu hỏi sẽ đưa ra luôn những lựa chọn trả lời với các tuyên bố về thái độ của người trả lời như hoàn toàn đồng ý, đồng ý, không chắc, không đồng ý, hoàn toàn không đồng ý.

Ví dụ thay vì hỏi câu hỏi dưới dạng về mở “Anh/ chị cảm thấy lương của mình nhận được từ công ty như thế nào?” thì ta có thể hỏi câu hỏi dưới dạng đóng “Mức lương của anh/chị hiện nay là phù hợp với năng lực và đóng góp của anh/ chị đối với công ty” kèm theo năm lựa chọn trả lời là: hoàn toàn đồng ý, đồng ý, không ý kiến, không đồng ý và hoàn toàn không đồng ý. Với dạng câu hỏi đầu tiên, chúng ta sẽ nhận được các câu trả lời khác nhau và hầu như là mỗi người trả lời một cách. Điều này khiến ta không kiểm soát được câu trả lời của họ và cũng khó có thể lượng hóa hay rút ra được một kết luận chung về vấn đề mức lương của họ. Với dạng câu hỏi thứ hai và với câu trả lời có sẵn, khi nhận được câu trả lời chúng ta sẽ thấy được rõ hơn về đánh giá của người trả lời đối với mức lương của họ hiện nay.

Như vậy sử dụng câu hỏi đóng trong nghiên cứu thái độ nói chung là thuận lợi hơn. Ngoài ra, vì một trong những mục tiêu của đề tài này là tìm hiểu, xác định mức độ thỏa mãn công việc nên việc sử dụng câu hỏi dạng đóng với các lựa chọn trả lời dạng thang đo Likert là phù hợp nhất. Với câu trả lời của người trả lời dưới dạng thang đo này, ta sẽ thấy được sự thỏa mãn công việc của người nhân viên ở từng khía cạnh, từng nhân tố trong công việc ở mức thỏa mãn hay không thỏa mãn và ở mức độ nhiều hay ít (đối với Likert năm và bảy mức độ). Đồng thời, vì thang đo Likert là thang đo khoảng nên ta có thể sử dụng số liệu thu

thập được để xử lý, phân tích định lượng để xác định mối quan hệ tương quan, quan hệ tuyến tính giữa các biến nói chung, cũng như giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc.

Tuy nhiên để đảm bảo tính phù hợp của thang đo, theo Kumar (2005) cần giải quyết hai vấn đề sau:

- Ai là người quyết định thang đo nào được sử dụng để đo lường cái cần đo?

- Làm thế nào để biết được một công cụ nào đó phù hợp dùng để được cái cần đo?

Câu trả lời cho câu hỏi thứ nhất chính là các nhà nghiên cứu chuyên gia trong lĩnh vực liên quan. Đối với đề tài này đó là các nhà nghiên cứu về sự thỏa mãn công việc. Đó là Smith, Kendall và Hullin, những người đã dùng thang đo Likert để đo lường sự thỏa mãn công việc của người lao động ở năm nhân tố gồm bản chất công việc, tiền lương, thăng tiến, đồng nghiệp, và sự giám sát của cấp trên. Đề tài nghiên cứu này về cơ bản cũng sử dụng thang đo Likert để đo lường sự thỏa mãn công việc của nhân viên. Tuy nhiên, một số nhân tố được thay đổi chút ít về tên gọi cũng như nội dung. Nhân tố

‘tiền lương’ được đổi thành ‘thu nhập’, nhân tố ‘thăng tiến’ được đổi thành ‘đào tạo thăng tiến’. Việc lấy tên mới trên nhằm mở rộng và bao quát hóa các nhân tố của sự thỏa mãn công việc. Ngoài ra, trên cơ sở nghiên cứu của các chuyên gia và các nhà nghiên cứu khác trong lĩnh vực này và xem xét tình hình cụ thể ở Việt Nam, hai nhân tố khác cũng theo thang đo Likert là điều kiện làm việc và phúc lợi công ty đã được thêm vào để xem xét và kiểm định tính phù hợp của nó.

Câu hỏi thứ hai rất quan trọng, có hai phương pháp để tạo dựng nên tính phù hợp của một công cụ nghiên cứu, đó là dùng lập luận logic và dùng bằng chứng thông kê. Rõ ràng dùng phương pháp thứ hai thì thuyết phục hơn. Trong thực tế từ các nghiên cứu liên quan đến sự thỏa mãn công việc thì thang đo Likert đã được các nhà nghiên cứu sử dụng rộng rãi và thừa nhận tính phù hợp của nó.

Về độ tin cậy của công cụ đo lường, hệ số alpha của Cronbach sẽ được sử dụng để kiểm định độ tin cậy của các biến (câu hỏi) được sử dụng trong bảng câu hỏi. Ngoài ra, phân tích nhân tố cũng được tiến hành để kiểm định tính đơn khía cạnh của các câu hỏi trong nhóm thuộc từng khía cạnh (nhân tố).

Bảng 3-1 Các thang đo được sử dụng trong bảng câu hỏi nghiên cứu

Nhân tố Biến Thang đo

Thông tin cá nhân

Thông tin phân loại nhân viên

Họ tên Định danh

Email Định danh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giới tính Định danh

Năm sinh Tỷ lệ

Thời gian bắt đầu làm việc Tỷ lệ

Trình độ học vấn Cấp bậc

Vị trí công việc Cấp bậc

Loại hình doanh nghiệp Định danh

Thông tin về sự thỏa mã n từng khía cạnh chi tiết trong công việc

Đánh giá chi tiết về mức độ thỏa mãn ở từng khía cạnh của công việc

Các chỉ số đánh giá về thu nhập

Likert 5 mức độ

Các chỉ số đánh giá về đào tạo thăng tiến

Các chỉ số đánh giá về cấp trên

Các chỉ số đánh giá về đồng nghiệp

Các chỉ số đánh giá về đặc điểm công việc

Các chỉ số đánh giá về điều kiện làm việc

Các chỉ số đánh giá về phúc lợi công ty

Thông tin về sự độ thỏa mãn của từng nhân tố

Đánh giá chung về mức độ thỏa mãn công việc

Hài lòng về thu nhập

Likert 5 mức độ

Hài lòng về đào tạo thăng tiến

Hài lòng về cấp trên

Hài lòng về đồng nghiệp

Hài lòng về đặc điểm công việc

Hài lòng về điều kiện làm việc

Hài lòng về phúc lợi công ty

3.1.2. Chọn mẫu

3.1.2.1.Tổng thể

Như đã định nghĩa ở phần mở đầu của đề tài, nhân viên văn phòng trong nghiên cứu này sẽ bao gồm toàn bộ những người làm việc ăn lương, tức không phải làm chủ doanh nghiệp, hầu hết thời gian làm việc của họ là ở trong văn phòng, nơi công tác có thể là các tổ chức, công ty, chi nhánh, văn phòng đại diện, phòng giao dịch, v.v. đặt tại TP.HCM. Như vậy, tổng thể của khảo sát này là tất cả những người thỏa đủ ba đặc điểm là nhân viên văn phòng, làm công ăn lương và nơi làm việc là TP.HCM.

3.1.2.2.Phương pháp chọn mẫu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra ở phần mở đầu của đề tài, thiết kế chọn phi xác suất với hình thức chọn mẫu ngẫu nhiên thuận lợi đã được sử dụng và được xem là hợp lý để tiến hành nghiên cứu đề tài này. Lý do để lựa chọn phương pháp chọn mẫu này vì người trả lời dễ tiếp cận, họ sẵn sàng trả lời bảng câu hỏi nghiên cứu cũng như ít tốn kém về thời gian và chi phí để thu thập thông tin cần nghiên cứu.

Theo Cooper và Schindler (1998), lý do quan trọng khiến người ta sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất là tính tiết kiệm về chi phí và thời gian. Về mặt này thì phương pháp chọn mẫu phi xác suất vượt trội so với chọn mẫu xác suất. Ngoài ra, hai tác giả cũng nhắc nhở rằng chọn mẫu xác suất không phải lúc nào cũng đảm bảo tính chính xác và trong một số trường hợp chọn mẫu xác suất là không thể thực hiện được. Tuy nhiên hai tác giả này cũng khẳng định nhược điểm lớn nhất của phương pháp chọn mẫu phi xác suất là sự chủ quan thiên vị trong quá trình chọn mẫu và sẽ làm méo mó biến dạng kết quả nghiên cứu. Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thị Cành (2007) cho rằng chọn mẫu phi xác suất là dễ phác thảo và thực hiện nhưng nó có thể cho kết quả sai lệch bất chấp sự phán đoán của chúng ta, do ngẫu nhiên nên có thể chúng không đại diện cho tổng thể.

Vì đây là nghiên cứu khám phá cùng với phân tích như trên, phương pháp chọn mẫu phi xác suất với hình thức chọn mẫu thuận tiện là phù hợp nhất. Các bảng câu hỏi nghiên cứu sẽ được gửi trực tiếp đến bạn bè, người quen để trả lời đồng thời cũng nhờ những người này gửi cho bạn bè của họ để trả lời thêm cho đến khi đạt được số lượng mẫu cần thiết.

-

Một phần của tài liệu Luận văn một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng công thương đống đa hà nội (Trang 117)