Các bước tiến hành một cuộc kiểm toán 19 a.

Một phần của tài liệu Luận văn một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng công thương đống đa hà nội (Trang 26 - 28)

I. CƠ Sở LÝ LUậN CHUNG Về KIểM TOÁN

4.2.Các bước tiến hành một cuộc kiểm toán 19 a.

b. Phân loại kiểm toán theo chủ thể tiến hành

4.2.Các bước tiến hành một cuộc kiểm toán 19 a.

Khi tiến hành một cuộc kiểm toán, dù cuộc kiểm toán được tiến hành bởi chủ thể nào thì cũng phải tuân theo một trình tự nhất định của cuộc kiểm oán, phải đảm bảo tính khoa học và logic kể từ khi xuất hiện yêu cầu kiểm toán đến khi kết thúc cuộc kiểm toán.

Chuẩn mực về trình tự một cuộc kiểm toán chung áp dụng ở Việt Nam chưa được thông qua mặc dù trình tự kiểm toán Nhà nước và kiểm toán nội bộ đã được phê chuẩn, tuy nhiên nhận thức được tầm quan trọng của chất lượng kiểm toán ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới những quyết định trong quản lý, trong kinh doanh cũng như trong đầu tư của các bên quan tâm, trình tự kiểm toán phải đảm bảo được những nguyên tắc sau cơ bản sau:

- Đảm bảo đầy đủ công việc để kiểm toán một nội dung nào đó. - Phải đảm bảo trình tự các công việc của cuộc kiểm toán kể từ khi có quyết định kiểm toán đến khi kết thúc cuộc kiểm toán và những công việc sau kiểm toán.

Trình tự cuộc kiểm toán phải khoa học, logic, phù hợp với nội dung kiểm toán và đối với từng đối tượng được kiểm toán.

ki

Việc tuân thủ những nguyên tắc trên, không những đảm báo chất lượng cuộc ểm toán mà còn đảm bảo cho cuộc kiểm toán đó đạt được tính kinh tế, tính hiệu quả nhất định và đây là yêu cầu cao nhất của bất kỳ một chủ thể nào khi tiến hành kiểm toán.

Từ sự phân tích trên đây thì quy trình một cuộc kiểm toán bao gồm 4 bước như sau:

- Lập kế hoạch và chương trình kiểm toán. - Tiến hành kiểm toán.

- Lập báo cáo kiểm toán. - Theo dõi sau kiểm toán.

a. Lập kế hoạch và chương trình kiểm toán:

- Mục đích và tác dụng: trợ giúp cho công tác kiểm toán đạt chất lượng, đúng thời hạn, kế hoạch kiểm toán thích hợp sẽ giúp cho kiểm toán viên xác định đúng trọng tâm vấn đề cần thiết, có những chú ý và tránh được sai sót, tiết kiệm thời gian và tạo điều kiện tổ chức, phối hợp công việc giữa các thành viên tham gia kiểm toán cũng như sử dụng hiệu quả kinh nghiệm các chuyên gia, cho phép thu thập đầy đủ những bằng chứng để đưa ra các ý kiến xác đáng.

- Nội dung của kế hoạch, chương trình kiểm toán : + Tiến hành điều tra và phân tích rủi ro.

+ Xác định mục đích, yêu cầu của cuộc kiểm toán. + Xác định nội dung và phạm vi của cuộc kiểm toán.

+ Xác định phương pháp, kỹ thuật kiểm toán, xác định thời gian kiểm toán từ khi bắt đầu đến khi lập báo cáo kiểm toán.

- Các bước lập kế hoạch và chương trình kiểm toán. + Kế hoạch sơ bộ.

+ Kế hoạch tổng thể và kế hoạch chi tiết. + Chương trình kiểm toán.

Chương trình kiểm toán là một bước rất quan trọng của quá trình lập kế hoạch kiểm toán vì chương trình kiểm toán chính là việc rà soát lại những nội dung, những vấn đề của một cuộc kiểm toán, sắp xếp các nội dung đó theo một trình tự nhất định đảm bảo tính đầy đủ và khoa học của kế hoạch kiểm toán, tạo những tiền đề cơ bản cho bước thực hiện kiểm toán để cuộc kiểm toán đạt chất lượng cao.

Nội dung của chương trình kiểm toán với những vấn đề theo trình tự sau: - Thu thập thông tin về các bộ phận và phác thảo chương trình kiểm toán.

- Đối chiếu lại với kế hoạch kiểm toán xem có thích hợp không. - Lựa chọn trình tự kiểm toán.

- Đánh giá xem lựa chọn trình tự kiểm toán có đúng đắn không. - Lập chương trình kiểm toán cụ thể.

Một phần của tài liệu Luận văn một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng công thương đống đa hà nội (Trang 26 - 28)