Hoàn tất và lập báo cáo kiểm toán

Một phần của tài liệu Luận văn một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng công thương đống đa hà nội (Trang 29 - 30)

I. CƠ Sở LÝ LUậN CHUNG Về KIểM TOÁN

c.Hoàn tất và lập báo cáo kiểm toán

Lập và công bố báo cáo kiểm toán và lưu trữ hồ sơ kiểm toán: là quá trình kiểm toán viên tổng hợp công bố và lưu trữ những kết quả làm việc của đoàn kiểm toán về những nội dung kiểm toán trên cơ sở những bằng chứng kiểm toán thu thập được, những vấn đề phát hiện được, những ý kiến, nhận xét và đánh giá, kết luận đồng thời đưa ra các kiến nghị đối với đơn vị được kiểm toán cũng như đối với các cơ quan quản lý Nhà nước trong quản lý kinh tế nhằm hoàn chỉnh và đổi mới cơ chế, chính sách của Nhà nước.

Báo cáo kiểm toán: là sản phẩm của quá trình kiểm toán, vì vậy, khi lập báo cáo kiểm toán phải tuân thủ những tiêu chuẩn, chuẩn mực nhất định, trong đó, yêu cầu của báo cáo kiểm toán phải lập thành văn bản, một báo cáo kiểm toán phải có đầy đủ các yếu tố cơ bản sau:

./ Tiêu đề

./ Địa chỉ gửi báo cáo đi (gửi cho ai?) ./ Căn cứ pháp lý của cuộc kiểm toán.

./ Xác định nội dung công việc kiểm toán (kiểm toán về vấn đề gì). ./ Xác định đối tượng kiểm toán (phòng nào, bộ phận nào trong cơ quan). Kết quả kiểm toán trên các nội dung, ý kiến nhận xét và các kiến nghị của kiểm toán viên.

Ký tên, ngày ký và lập báo cáo kiểm toán. - Các bước lập báo cáo kiểm toán:

+ Chuẩn bị lập báo cáo kiểm toán: thu thập, tổng hợp bằng chứng kiểm toán. + Soạn thảo báo cáo kiểm toán thông qua dự thảo báo cáo.

+ Xét duyệt và công bố kết quả kiểm toán. + Phát hành BCKT.

+ Lưu trữ hồ sơ BCKT . * Các loại báo cáo kiểm toán: Báo cáo chấp nhận toàn bộ. - Báo cáo chấp nhận từng phần. - Báo cáo ý kiến đối ngược. - Báo cáo ý kiến từ bỏ.

Một phần của tài liệu Luận văn một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng công thương đống đa hà nội (Trang 29 - 30)