Theo dõi việc thực hiện kiến nghị đã được Giám đốc thông qua

Một phần của tài liệu Luận văn một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng công thương đống đa hà nội (Trang 59)

I. CƠ Sở LÝ LUậN CHUNG Về KIểM TOÁN

d.Theo dõi việc thực hiện kiến nghị đã được Giám đốc thông qua

Công việc này còn gọi là phúc tra kết quả kiểm toán nhằm kiểm tra lại việc triển khai thực hiện những kiến nghị những đề nghị xử lí và những giải pháp đã nêu trong báo cáo kiểm toán ở các bộ phận được kiểm toán.

Chương II

thực trạng công tác kiểm toán nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng công thương Đống Đa.

I. Đặc điểm kinh tế xã hội của địa bàn quận Đống đa.

Cùng với sự phát triển không ngừng kinh tế xã hội của Thành phố Hà nội, quận Đống Đa đã và đang chuyển mình hoà nhập vào tình hình chung của Thành phố, của đất nước. Quận Đống Đa là một trong bẩy quận nội thành của Thành phố Hà nội có mật độ dân cư đông đúc và diện tích rộng với khu công nghiệp lớn, tập trung nhiều trung tâm công nghiệp, nhiều nhà máy xí nghiệp công nghiệp lớn như ngành cơ khí, chế biến cao su, thuốc lá, may mặc, giầy da...và nhiều mặt hàng phổ biến có giá trị kinh tế khác.

Quận Đống Đa với đặc thù là khu trung tâm sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của Thành phố, cũng là khu trung tâm tập trung các dịch vụ phục vụ đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân, lại là vùng có số dân đông và diện tích, tập trung nhiều đầu mối kinh tế giao dịch quan trọng cho nên hoạt động kinh tế trên địa bàn rất sôi động với tất cả các thành phần kinh tế nhất là khu vực kinh tế tư nhân, các thể có khả năng tiềm tàng rất lớn. Phần lớn các doanh nghiệp quốc doanh và một số lớn các công ty tư nhân đóng trên địa bàn quận đều mở tài khoản và thực hiện thanh toán tại ngân hàng công thương Đống Đa. Được tự do cạnh tranh, bình đẳng trước pháp luật cho nên tất cả các thành phần kinh tế, hộ sản xuất cá thể, tư nhân, các doanh nghiệp lớn nhỏ, có vốn, có khả năng sản xuất kinh doanh đều vươn ra thị trường mong chiếm được một chỗ đứng , một địa vị xã hội nhất định.

Ngân hàng công thương Đống Đa đóng trên địa điểm được coi như trung tâm của quận, hiện số khách hàng đang mở tài khoản(TK) là 4155 TK, tăng 194 tài khoản so với năm 1999. Trong đó số TK tiền gửilà 2639 TK, số TK doanh nghiệp là 427 TK, tài khoản ngoài quốc doanh là 759 TK, số TK tư nhân, cá thể là 1453 TK, TK cho vay là 820 TK.

Trong đó số khách hàng trên địa bàn quận mở TK tiền gửi, tiền vay, TK cá nhân khá lớn, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số TK mở tại Ngân hàng.

Theo báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm và phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2000 của Uỷ ban nhân dân quận Đống Đa về tình hình sản xuất kinh doanh như sau:

- Sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm 2000 là 82999 (tr đ), đạt 41% kế hoạch năm.

- Kinh tế tập thể tăng 34% so với cùng kỳ, tập trung ở các hợp tác xã đã cổ phần hoá.

- Kinh tế cá thể tăng 41% so với cùng kỳ năm 1999.

Nhìn chung 6 tháng đầu năm 2000 kinh tế quận tăng trưưởng đều đặn, tuy nhiên một số doanh nghiệp Nhà nước trong địa bàn quận có phần chững lại, hiệu quả kinh doanh kém ổn định. Quận đã tìm biện pháp tháo gỡ, củng cố tình hình làm ăn, với phương hướng và nhiệm vụ đặt ra trong 6 tháng cuối năm 2000 là: giá trị sản lưưượng công nghiệp đạt 111802(tr đ) và đạt 59% kế hoạch năm, tăng 20.7%so với cùng kỳ năm 1999. Giá trị xuất khẩu tăng 28,8 % so với năm 1999, cho tới nay, về cơ bản quận đã hoàn thành kế hoạch nhiệm vụ đặt ra và đang tiếp tục phát triển, đạt những bưưước tiến mới trong năm 2001, năm đầu của thiên niên kỷ mới.

Với nhiều khu dân cư lớn tập trung như: Kim liên, Vĩnh hồ, Giảng võ, Thành công, Khương thượng và nhiều khu tập trung sản xuất kinh doanh nhưưư: Nam đồng, Tôn đức thắng, khu Đường láng, Khâm thiên, Thái hà, Tây sơn... nhất là thành phần kinh tế tưư nhân, hộ kinh doanh cá thể, Đống Đa đã thực sự trở thành thành quận có tiềm năng kinh tế khá mạnh của Thành phố Hà nội , là điểm nóng mới cho các nhà đầu tưư nhất là các công ty xây dựng tất quan tâm trong điều kiện đô thị hoá theo kế hoạch của Nhà nước, kéo theo đó là một loạt các dịch vụ phục vụ đời sống, các thành phần kinh tế mới ra đời trong tưương lai không xa.

Hiện nay, Trên địa bàn quận Đống Đa đa số là các hộ gia đình có thu nhập trung bình trở lên, đời sống văn hoá dân trí được nâng lên nhiều, đặc biệt là trong thời đại kỹ thuật thông tin hiện đại ngày nay.

Ngân hàng công thương Đống Đa đóng trên đại điểm được coi là trung tâm của quận, là một đơn vị kinh doanh tiền tệ, tín dụng trực thuộc NHCTVN, hoạt động của ngân hàng góp phần thúc đẩy cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của quận trong việc cung cấp các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng đáp ứng các nhu cầu về vốn và thanh toán giúp cho các doanh nghiệp, cá nhân có điều kiện phát huy khả năng sản xuất kinh doanh của mình, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình luân chuyển vốn, thanh toán kịp thời giữa các đơn vị trên địa bàn quận, để quận Đống Đa ngày càng là một điểm sáng kinh tế - xã hội của Thủ đô.

II. đôi nét về hoạt động Ngân hàng Công thương Đống ĐA và kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

1. Khái quát về hoạt động của chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa:

Từ một nền kinh tế mang nặng tính tập trung quan liêu bao cấp, việc chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa có sự quản lý của Nhà nước có ý nghĩa quyết định về sự đổi mới của Đảng ta trong điều hành nền kinh tế.

Hoạt động của Ngân hàng là một mắt xích quan trọng cấu thành sự vận động nhịp nhàng của nền kinh tế, cùng với sự chuyển đổi nền kinh tế thì hệ thống Ngân hàng cũng có sự thay đổi cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh kinh tế mới, đổi mới về cả bộ máy tổ chức lẫn cơ chế hoạt động, có nội dung và phương pháp, cả đối nội cũng như đối ngoại.

Trước tình hình này, Ngân hàng công thương Đống Đa đã và đang tìm đi cách đi thích hợp cho mình. Cách đi này đảm bảo hai yếu tố: an toàn, lợi nhuận cho ngân hàng và thúc đẩy nền kinh tế.

NHCT khu vực Đống Đa trước năm 1988 là Ngân hàng Nhà nước quận Đống Đa, trực thuộc NHNN Thành phố Hà nội.

Từ ngày1-4-1993: NHCTĐĐ được đổi thành Ngân hàng công thương khu vực Đống Đa, trực thuộc NHCTVN, thực hiện việc hạch toán phụ thuộc NHCTVN.

Địa bàn hoạt động của Ngân hàng công thương Đống Đa là trên địa bàn quận Đống Đa. Quận Đống Đa là quận tập trung dân cư đông đúc, tập trung nhiều thành phần kinh tế thuận lợi cho chi nhánh mở rộng và phát huy các nghiệp vụ của mình.

Ngân hàng công thương Đống Đa hoạt động với cơ cấu tổ chức và chức năng như sau:

Ngân hàng cong thương Đống Đa hoạt động với đội ngũ cán bộ, công nhân viên đông đảo, có năng lực trình và lòng yêu nghề tâm huyết. Với số cán bộ là 340 người, một Giám đốc và ba phó Giám đốc, cơ cấu tổ chức của Ngân hàng gồm 10 phòng ban hoạt

động dưới sự lãnh đạo của Ban Giám đốc, mỗi phòng ban đều có những quy định rõ ràng cụ thể về chức năng và nhiệm vụ.

Các phòng ban:Phòng kinh doanh đối nội. Phòng kinh doanh đối ngoại Phòng nguồn vốn (PNV).

Phòng kế toán tài chính (PKT-TC).

Phòng tiền tệ kho quỹ( PTTKQ). Phòng thông tin điện toán (PTT-ĐT ) Phòng kiểm soát (PKS).

Phòng tổ chức hành chính (PTCHC) Hai phòng giao dịch Kim liên, Cát linh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhiệm vụ các phòng ban:

- Phòng kinh doanh đối nội: có chức năng cơ bản là thực hiện cho vay các tổ chức kinh tế thông qua các nghiệp vụ ngắn, trung và dài hạn bằng VND. + Phòng kinh doanh đối ngoại: bao quát các hoạt động thanh toán dịch vụ qưuốc tế, mua bán ngoại tệ, bảo lãnh quốc tế.

Những cán bộ trong bộ phận này phải đọc được các hợp đồng kinh tế, L/C, thanh tra soát...bằng tiếng anh và các ngoại ngữ khác.

Nhiệm vụ chủ yếu là kiểm tra các hợp đồng kinh tế để đảm bảo có lợi cho cả khách hàng và Ngân hàng. Phòng có sự phối hợp chặt chẽ với PKD đối nội.

Hoạt động của PNV hết sức sôi động, gồm 14 quỹ tiết kiệm nằm rải rác trên địa bàn hai quận Đống Đa, có nhiệm vụ hoạt động tiền gửi có và không có kỳ hạn của mọi tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước .

-Phòng kế toán - tài chính:

Với số lưượng trên 50 cán bộ, gồm hai bộ phận kế toán Ngân hàng và kế toán tiết kiệm.

Bộ phận kế toán Ngân hàng gồm: thanh toán bù trừ, kế toán liên hàng, kế toán chi tiết, kế toán thanh toán.

Với nhiệm vụ hạch toán kế toán mọi khoản phát sinh trong ngày tại ngân hàng. Đảm bảo mọi khoản thu chi đầy đủ, kịp thời chính xác.

Tham gia giám sát tình hình hoạt động của doanh nghiệp thông qua các tài khoản kế toán liên quan. Phối hợp với kiểm kê, quản lý tài sản cơ quan.

- Phòng tiền tệ - kho quỹ:

Hoạt động của phòng với nhiệm vụ về thu chi, quản lý tiền mặt, ngân phiếu và ngoại tệ.

Nhìn chung phòng gồm hai bộ phận: thu và chi nghiệp vụ, nhân sự gồm trên 50 cán bộ.

+ Hoạt động thu: thu tiền mặt, ngân phiếu và ngoại tệ của khách hàng đem đến nộp, để trợ giúp có các máy soi tiền để phát hiện tiền giả, nếu phát hiện sẽ lập biên bản thu giữ và nộp lên ngân hàng cấp trên.

Ngoài ra phòng còn được trang bị nhiều máy đếm tiềnn hiện đại, cuối ngày khoá sổ thì chuyển toàn bộ tiền mặt, ngân phiếu vào quỹ nghiệp vụ.

+ Bộ phận chi: Sau khi kế toán vào sổ và chuyển chứng từ bằng đường dây nội bộ xuống cửa chi, bộ phận này có nhiệm vụ chi tiền ra cho khách hàng. Khi chi yêu cầu

khách hàng kiểm đếm tại chỗ, tại quầy chi ngân hàng có bố trí một cán bộ, chứng kiến việc kiểm đếm của khách hàng.

Cuối ngày bộ phận này sẽ đối chiếu doanh số thu chi tồn quỹ với sổ sách kế toán. Ngoài ra nó còn có nhiệm vụ điều chuyển tiền nộp vào NHNN khi vượt quá mức tồn quỹ theo kế hoạch của cấp trên.

- Phòng thông tin điện toán.

Phòng này có nhiệm vụ là tập hợp số liệu phát sinh trong ngày vào mạng, xử lý thông tin và lập báo cáo hạch toán. Phục vụ lãnh đạo và các phòng ban bộ phận có liên quan .

- Phòng tổ chức hành chính.

+ Làm công tác tổ chức cán bộ và đào tạo, giúp Giám đốc xắp xếp đội ngũ cán bộ giữa các phòng ban, phù hợp với khả năng ngưưười lao động, đáp ứng đưưược yêu cầu nhiệm vụ.

+ Làm công tác quản trị hành chính: giao nhận công văn đi đến đầy đủ, kịp thời chính xác. Mua bán văn phòng phẩm để phân phát cho các phòng thực hiện nghiệp vụ một cách đầy đủ.

+ Ngoài ra phòng còn làm nhiệm vụ quản lý tài sản, sửa chữa bảo dưỡng tài sản Ngân hàng, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho Ngân hàng.

-Phòng kiểm tra, kiểm soát: mới được đổi tên là phòng kiểm tra, kiểm toán nội bộ. + Nhiệm vụ: kiểm tra, kiểm toán nội bộ mọi hoạt động nghiệp vụ trong năm qua. Phòng được chia làm nhiều bộ phận kiểm tra gọi là các tổ kiểm toán: tổ kiểm toán tín dụng, tổ kiểm toán nghiệp vụ kho quỹ, tổ kiểm toán tiết kiệm, tổ kiểm toán nghiệp vụ nguồn vốn, tổ kiểm toán nghiệp vụ kế toán tài chính.

+ Hàng tháng, hàng quý đề ra các chương trình kiểm tra, phát hiện các sai sót, các tồn tại có thể gây thiệt hại tài sản ngân hàng, kiến nghị để bổ sung sửa đổi cho đầy đủ các quyết định. Xem xét, xử lý các đơn thư, khiếu nại, phản ánh của khách hàng, của cán

bộ công nhân viên, kiểm tra, xác minh sự việc do đài báo phản ánh trình Giám đốc để có biện pháp xử lý, giải quyết.

- Hai phòng Giao dịch Kim liên và Cát linh:

Là đơn vị hạch toán báo sổ. Làm nhiệm vụ thu chi tiền cho các doanh nghiệp ở xa trung tâm Ngân hàng.

- Quy mô hoạt động có phần hẹp, cho vay đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Trưởng phòng giao dịch được duyệt cho vay tối đa là 200 tr đồng. - Cuối ngày hai phòng giao dịch đều đem chứng từ về nộp tại trụ sở chính Ngân hàng.

Trên đây là một số nét về quá trình hoạt động, cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ các phòng ban tại chi nhánh Ngân hàng công thương Đống Đa.

2. Khái quát về kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

Năm 2000 và những tháng đầu của năm 2001, nhìn chung hoạt động kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng công thương Đônga Đa vẫn ổn định và phát triển. Trong năm đã tăng thêm một số đơn vị có hoạt động lớn về quan hệ tiền gửi và vay vốn nhưư: chi nhánh kho bạc quận Đống Đa, quỹ hỗ trợ phát triển đầu tư, tổng công ty hàng hải và công ty tài chính bưu điện có cho vay tín dụng và cho vay đồng tài trợ. Rất nhiều những thành tựu cụ thể khác, thực hiện phương châm: "kinh tế phát triển, an toàn vốn, tôn trọng pháp luật, lợi nhuận hợp lý "và" kịp thời chấn chỉnh những tồn tại thiếu sót cũ, ngăn chặn những sai lầm mới, tiếp tục phát triển tín dụng lành mạnh", Ngân hàng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ sau:

- Lợi nhuận năm 2000 tăng so với năm 1999là 14,68%, về số tuyệt đối tăng 339 (trđ) so với kế hoạch Trung ương đề ra tăng 20.04%.

+ Doanh số cho vay cả năm đạt 1180 tỉ đ. + Doanh số thu nợ đạt 890 tỷ đ.

+ Số khách hàng có quan hệ tín dụng với Ngân hàng là 167 khách hàng tính đến 31- 12-2000, trong đó có 89 đơn vị quốc doanh.

+ Dư nợ đạt 1001 tỉ, tăng so với kế hoạch Trung ương giao là 19%, trong đó: ./ Dư nợ ngắn hạn đạt 579 tỉ , tăng 1,2% so với năm 1999 và chiếm 58% tổng dư nợ. ./ Dư nợ cho nay trung, dài hạn đạt 422 tỉ, bằng 337.2% cuối năm 1999, tăng287 tỉ, chiếm 42% tổng dư nợ.

Nợ quá hạn chiếm 2,4% tổng dư nợ chưa kể nợ quá hạn liên quan đến vụ án, so với năm 1999 đã giảm 1,4%.

Trong năm đã thu hút thêm được 22 khách hàng có quan hệ tín dụng với dư nợ tăng 290 tỉ, trong đó hai phòng Giao dịch đã thực hiện tốt công tác tiếp thị, góp phần tăng số lượng khách hàng mới.

- Công tác huy động vốn:

Tính đến 31-12-2000 tổng nguồn vốn huy động (cả VND và ngoại tệ) đạt 1850 tỉ, tăng 329 tỉ với tốc độ tăng 21,7%so với năm 1999 và so với kế hạch đã tăng 7,3% trong đó:

+ Tiền gửi VND đạt 1379 tỉ đ, bằng 113,35 năm 1999, tăng 167 tỉ đ, chiếm tỉ trọng 75% tổng nguồn vốn.

+ Tiền gửi ngoại tệ quy VND đạt 468 tỉ, bằng 152,4% cuối năm 1999, chiếm 25% tổng nguồn vốn.

+ Tiền gửi tiết kiệm của dân cư đạt 1198 tỉ, bằng 103,8%so với cuối năm 1999, tăng 45 tỉ, chiếm 65% tổng nguồn vốn.

+ Tiền gửi doanh nghiệp đạt 649 tỉ, bằng 163.8% so với 1999, chiếm 35% tổng nguồn vốn.

Đạt được kết quả trên đây là do mạng lưới huy động tiền gửi tiết kiệm của dân cư được mở rộng, tổ chức thu lưu động tại các đơn vị có tiền mặt lớn như: xí nghiệp bán lẻ

Một phần của tài liệu Luận văn một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng công thương đống đa hà nội (Trang 59)