Theo dõi sau kểm toán:

Một phần của tài liệu Luận văn một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng công thương đống đa hà nội (Trang 30 - 32)

I. CƠ Sở LÝ LUậN CHUNG Về KIểM TOÁN

d. Theo dõi sau kểm toán:

Theo dõi sau kiểm toán là quá trình kiểm tra đơn vị được kiểm toán thực hiện kiến nghị của đoàn kiểm toán hoặc bộ phận kiểm toán nội bộ như thế nào? Có coi trọng các kiến nghị này hay không và đã làm đến đâu? Bằng các phương pháp điều tra trực

ki

tiếp hay điều tra gián tiếp để kiểm toán viên có kết luận về tính chủ động, trách nhiệm trong công việc, tính quy củ trong hoạt động sau kiểm toán của đơn vị.

- Bước này là bước rất quan trọng vì nó quyết định đến tính hiệu lực, hiệu quả hay không của cuộc kiểm toán.

Trên đây là các bước, các nội dung của quy trình một cuộc kiểm toán. Tuân thủ theo quy trình, các nguyên tắc áp dụng trong quy trình kiểm toán sẽ tránh được các rủi ro kiểm toán, loại bỏ những nhân tố ảnh hưởng xấu đến chất lượng một cuộc kiểm toán, nâng cao hiệu quả cuộc kiểm toán, tiết giảm các chi phí không cần thiết.

4.3. Các phương pháp, kỹ thuật sử dụng trong quá trình kiểm toán.

Khi tiến hành cuộc kiểm toán, các kiểm toán viên và các đoàn kiểm toán có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để thu thập bằng chứng kiểm toán, xác minh và đánh giá các thông tin kinh tế, sau đây là một số phương pháp kiểm toán chủ yếu có thể lựa chọn trong quá trình kiểm toán để đạt được mục tiêu của cuộc kiểm toán.

a. Phương pháp kiểm toán cơ bản:

Khái niệm: là phương pháp dùng để thu thập bằng chứng về mức độ trung thực, hợp lý của những số liêu kế toán.

Phương pháp này bao gồm hai bộ phận: phương pháp phân tích và phương pháp ểm tra chi tiết nghiệp vụ và số dư.

- Phương pháp phân tích: là việc so sánh các thông tin, nghiên cứu các mối quan hệ bằng các tỷ lệ, các chỉ số để phát hiện và nghiên cứu về các trường hợp bất thường, chẳng hạn mối quan hệ:

+ Vốn bằng tiền và tài sản lưu động của đơn vị được kiểm toán, tỷ suất này > 0.1 và < 0.5 thì đảm bảo tồn quỹ tiền mặt không quá lớn mà vẫn đảm bảo khả năng thanh khoản.

+ Mối quan hệ giữa thông tin tài chính và thông tin phi tài chính: chi phí nhân công và số lượng lao động.

+ Sử dụng phương pháp phân tích để kế hoạch kiểm toán khoa học, giúp kiểm toán viên sử dụng thông tin tài chính và phi tài chính, có phạm vi rộng về việc thu thập các bằng chứng để phân tích, nhận xét và củng có thông tin nhằm đưa ra ý kiến xác đáng trong báo cáo kiểm toán. Sử dụng phương pháp phân tích để xét lại tổng thể các thông tin từ đó đi đến kết luận một cách tổng quát về tính hợp lý của các thông tin đó.

- Phương pháp kiểm tra chi tiết nghiệp vụ và số dư.

Phương pháp này thường được sử dụng để kiểm tra các đối tượng riêng lẻ nhằm nhấn mạnh vào chiều sâu của các vấn đề hoặc các dfdối tượng có quy mô nhỏ, cá nghiệp vụ không phức tạp, tuy nhiên phương pháp này có thể xảy ra những rủi ro nằm trong mối tương quan giữa các đối tượng, đồng thời tốn kém về nhân lực và thời gian.

Một phần của tài liệu Luận văn một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng công thương đống đa hà nội (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)