Phương pháp điều tra:

Một phần của tài liệu Luận văn một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng công thương đống đa hà nội (Trang 33 - 58)

I. CƠ Sở LÝ LUậN CHUNG Về KIểM TOÁN

e.Phương pháp điều tra:

Là phương pháp kiểm toán mà theo đó bằng các cách khác nhau, kiểm toán viên tiếp cận đối tượng kiểm toán nhằm tìm hiểu, thu thập các thông tin cần thiết về tình huống, thực chất, thực trạng của một số sự vụ, bổ sung căn cứ cho viẹc đưa ra những đánh giá, nhận xét hay kết luận kiểm toán.

f. Phương pháp thực nghiệm (còn gọi là phương pháptrắc nghiệm).

Là phương pháp tái diễn các hoạt động hoặc các nghiệp vụ để xác minh lại kết quả của một quá trình, một sự việc đã qua hoặc sử dụng thủ pháp kỹ thuật, nghiệp vụ để

tiến hành phép thử nhằm xác định một cách khách quan chất lượng công việc, mức độ chi phí.

- Phương pháp này thường được áp dụng khi đã thu thập một lượng thông tin nhất định về đối tượng kiểm toán và thường được sử dụng kết hợp với các phương pháp khác như: điều tra, kiểm kê.

g. Phương pháp chọn mẫu kiểm toán :

Phương pháp này cũng có thể coi là một kỹ thuật điển hình khi kiểm toán. - Khái niệm: Chọn mẫu là việc kiểm toán viên chọn các phần tử "đại diện" có đặc điểm như tổng thể, đủ độ tiêu biểu cho tổng thể, làm cơ sở cho kiểm tra, đánh giá, rút ra kết luận về tổng thể.

- Phương pháp áp dụng: chọn ngẫu nhiên, chọn theo xét đoán, ước tính, chọn hệ thống trên cơ sở phân cấp, có thể chọn bằng máy vi tính.

Khi lựa chọn các phương pháp kiểm toán, không nhất thiết phải chọn một phương pháp mà kiểm toán viên có thể lựa chọn, quyết định sử dụng phối hợp một số các phương pháp kiểm toán để có được những kết quả cao nhất, tuy nhiên cũng phải nghiên cứu xem kết hợp phương pháp nào với phương pháp nào cho phù hợp, tránh sử dụng phương pháp kiểm kê với phương pháp chọn mẫu vì nếu chưa đủ độ tin cậy của các thông tin thì không nên sử dụng phương pháp chọn mẫu, trong khi đó, sử dụng phương pháp kiểm kê là để nắm bắt mọi thông tin về đối tượng kiểm toán.

II . KIểM TOáN ngân hàng thương mại TRONG NềN KINH Tế THị TRƯờNG: 1. Sự cần thiết phải kiểm toán ngân hàng :

Theo pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và tổ chức kinh tế 23-5-1990, pháp lệnh quy định:

- “NHTM là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nhiệm vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán.’

Ngân hàng thương mại và những trung gian tài chính nói chung cũng như các doanh nghiệp khác tổ chức mọi hoạt động để kinh doanh kiếm lợi nhằm tồn tại, phát triển và thịnh vượng.

Tuy nhiên, ngân hàng thương mại khác các tổ chức kinh tế khác ở chỗ nó kinh doanh một mặt hàng đặc biệt là tiền tệ và dịch vụ ngân hàng. Hoạt động của ngân hàng chứa rất nhiều rủi ro, không những là rủi ro mất vốn tự có của ngân hàng mà còn có rủi ro do mất vốn của khách hàng. Vì vậy, khi có rủi ro xảy ra đối với ngành ngân hàng cũng có nghĩa là rủi ro đối với cả kinh tế, bởi lẽ hoạt động của ngân hàng liên quan đến mọi đối tượng trong nền kinh tế, kết quả hoạt động của ngành ngân hàng chi phối đến kết quả, triển vọng của các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân liên đới với ngân hàng .

Trong hoạt động ngân hàng, tổn thất trong kinh doanh là điều khó tránh khỏi. Việc bảo vệ an toàn vốn tiền gửi của khách hàng và đảm bảo an toàn vốn đầu tư không những đựơc các nhà kinh doanh tiền tệ quan tâm mà còn là mối quan tâm của toàn xã hội. Đứng trên tầm vĩ mô thì trách nhiệm của cơ quan quản lí Nhà nước là vô cùng lớn đối với sự an toàn và phát triền của hệ thống Ngân hàng và phát triển thương mại. Vì lẽ đó, Nhà nước đã tăng cường càc công cụ quản lý của mình đối với các Ngân hàng thương mại bằng việc xây dựng hành lang pháp lý bảo vệ hoạt động Ngân hàng, tổ chức các hoạt động kiểm tra kiểm soát các Ngân hàng thương mại nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra.

Mặt khác NHTM là các đơn vị được hoạt động được cấp vốn bởi ngân sách Nhà nước cho nên cũng là đối tượng thường xuyên phải kiểm toán của kiểm toán Nhà nước, kiểm toán Nhà nước thường kiểm tra việc sử dụng nguồn vốn Nhà nước cấp cho các ngân hàng thương mại, tình hình chấp hành cơ chế quản lý tổ chức của Nhà nước, của pháp luật.

Cũng xuất phát từ nhu cầu tìm hiểu thông tin về Ngân hàng, là đối tương mà các chủ thể kinh tế muốn đầu tư, đảm bảo quyền lợi cho họ trong quan hệ giao dịch, liên doanh, liên kết, đòi hỏi phải dựa trên những thông tin có đủ độ tin cậy để giúp họ đưa ra những quyết định đúng đắn. Vì vậy kiểm toán ngân hàng là cần thiết, là một nhu cầu tất yếu được đáp ứng đối với các đối tượng quan tâm, là một công cụ quan trọng của Nhà nước để quản lý và giám sát đối với hoạt động của hệ thống Ngân hàng, là cơ sơ cho việc

thực thi, xây dựng các chính sách kinh tế của Nhà nước, là một mảng công việc của kiếm toán Nhà nước nhằm hoàn thành nhiệm vụ được giao trong năm ngân sách trong việc kiểm tra, kiểm toán việc sử dụng, quản lý ngân sách Nhà nước tại từng ngân hàng trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.

2. Những hình thức kiểm toán trong ngân hàng thương mại.

Ngày nay, một ngân hàng đang chịu sự chi phối của các hình thức kiểm toán sau: kiểm toán Nhà nước, kiểm toán độc lập, kiểm toán nội bộ.

Sự tất yếu tồn tại kiểm toán Nhà nước tại các ngân hàng thương mại vì theo quyết định, chỉ thị của Chính phủ trong năm tài chính nhằm xem xét việc chấp hành các chính sách, luật lệ, chế độ của Nhà nước. Mặt khác kiểm toán Nhà nước còn có khả năng xác nhận tính đúng đắn, hợp pháp của tài liệu, số liệu kế toán, báo cáo quyết toán của ngân hàng và định giá sự hữu hiệu, hiệu quả của hoạt động ngân hàng trong việc sử dụng vốn và kinh phí của ngân hàng. Từ đó, có những góp ý, yêu cầu ngân hàng xử chữa sai phạm, kiến nghị với cấp có thẩm quyền những mặt còn hạn chế trong quản lý Ngân hàng, có đề xuất với Chính phủ về việc sửa đổi, cải tiến cơ chế quản lý tài chính, kế toán cần thiết đối với ngân hàng .

Như vậy, mọi hoạt động của Ngân hàng phải tuân theo pháp luật, các chính sách của Nhà nước, các chế độ về quản lý tài chính, kế toán của Nhà nước ban hành. Việc đánh giá đúng đắn những quy định này phải dựa trên báo cáo kiểm toán của kiểm toán Nhà nước, từ đó đảm bảo mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của ngân hàng đúng đắn, hiệu quả và an toàn .

Khi muốn có được những thông tin kế toán chính xác, trung thực, lãnh đạo Ngân hàng không chỉ dựa vào những số liệu do bộ phận kế toán đưa ra, mà cần phải kết hợp với sự xác nhận một cách khách quan, trung thực về số liệu trên báo cáo tài chính đó của các hãng kiểm toán độc lập. Mặt khác, nếu cơ quan Nhà nước cấp trên muốn biết chính xác về những thông tin phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh của một Ngân hàng thương mại nào đó, cơ quan Nhà nước đó có thể thuê một hãng kiểm toán độc lập tại địa bàn ngân hàng đó đang hoạt động hoặc một hãng kiểm toán độc lập ở một địa phương khác đến kiểm toán Ngân hàng đó (thường là thuê hãng kiểm toán cùng địa bàn vì lượng

thông tin nắm bắt về ngân hàng này sẽ lớn hơn, chính xác và tổng hợp hơn). Kinh phí thuê hãng kiểm toán này do cơ quan Nhà nước cấp trên đó chi trả . Các kiểm toán viên nội bộ, hệ thống kiểm soát nội bộ trong NHTM có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin theo yêu cầu của kiểm toán viên bên ngoài có thông qua ý kiến cấp lãnh đạo của NHTM đó.

Bên cạnh hoạt động kiểm toán Nhà nước, kiểm toán độc lập diễn ra trong NHTM, một hoạt động kiểm toán không thể thiếu trong nội bộ một ngân hàng đó là kiểm toán nội bộ ngân hàng. Theo luật các tổ chức tín dụng thông qua trong Quốc hội khoá 10, kỳ họp thứ 2 (12-12-1997) quy định:

“Tổ chức tín dụng phải lập hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ thuộc bộ máy điêù hành, giúp tổng Giám đốc hoặc Giám đốc điều hành thông suốt, an toàn và đúng Pháp luật mọi hoạt động nghiệp vụ của tổ chức tín dụng”.

Vị trí và vai trò của kiểm toán nội bộ càng được khẳng định sau khi quyết định số 03-98 QĐ/NHNN3 ngày 3-1-1998 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước được ban hành vê quy chế: "Mẫu về tổ chức và hoạt động kiểm tra, kiểm toán nội bộ trong tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam".

Trong điều 5 của quy định có nêu:

“Tất cả các tổ chức tín dụng quy định tại điều 2, khoản 1 quy chế này phải thành lập bộ máy kiểm tra nội bộ chuyên trách tại trụ sở chính và các đơn vị thành viên. Bộ máy này trực thuộc tổng giám đốc hoặc Giám đốc”.

Các tổ chức tín dụng quy định tại điều 2, khoản 1 quy chế này là:

Ngân hàng quốc doanh (bao gồm cả ngân hàng phục vụ người nghèo và Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long), Ngân hàng thương mại cổ phần, các Công ty tài chính (bao gồm cả các Công ty tài chính 100% vốn nước ngoài, Công ty tài chính liên doanh với nước ngoài tại Việt Nam, Công ty cho thuê tài chính), các Ngân hàng liên doanh, các chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, quỹ tín dụng nhân dân Trung ương ... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như vậy, một Ngân hàng thương mại phải chịu sự chi phối của các loại kiểm toán trên, cả 3 loại hình kiểm toán này đều đem lại những tác dụng nhất định cho hoạt động sản xuất kinh doanh của NHTM, giúp các Ngân hàng hoạt động và phát triển một cách lành mạnh, an toàn và hiệu quả.

3. Những lĩnh vực kiểm toán chủ yếu trong Ngân hàng thương mại

NHTM hoạt động với rất nhiều lĩnh vực, rất nhiều nội dung, xét một cách khoa học thì các lĩnh vực kiểm toán chủ yếu trong NHTM là :

Kiểm toán tài sản và nguồn vốn, kiểm toán hoạt động tín dụng, kiểm toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh, kiểm toán tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước.

a. Trong Kiểm toán tài sản và nguồn vốn, kiểm toán các nội dung sau:

+ Kiểm toán các khoản tiền (số hiệu tài khoản:10), kiểm toán các khoản đầu tư (số hiệu tài khoản: 11,13), kiểm toán khoản phải thu (số hiệu tài khoản :36,37).

+ Kiểm toán các khoản phải trả (số hiệu tài khoản: 40,41,42,43, 44,46,47).

+ Kiểm toán các khoản cộng dồn dự thu (số hiệu tài khoản:117, 127,137,207, 217, 227, 237, 247, 257,277).

+ Kiểm toán công cụ lao động và vật liệu (số hiệu tài khoản: 311 ,312, 313). + Kiểm toán tài sản cố định.

+ Kiểm toán chi phí xây dựng cơ bản dở dang. + Kiểm toán nguồn vốn và các quỹ.

./ Nguồn vốn chủ sở hữu (số hiệu tài khoản: 60,61,63,69). ./ Nguồn kinh phí sự nghiệp (số hiệu tài khoản: 422).

- Mục đích:

Xác định ảnh hưởng của nó đến kết quả tài chính và mức độ ảnh hưởng của phải được lượng hoá thành tiền. Mục tiêu này được cụ thể bằng những yêu cầu sau:

+ Rà soát, phản ánh mức độ phù hợp với các văn bản pháp quy trong quy chế, quy trình, thủ tục tín dụng của Ngân hàng và ảnh hưởng của nó đến hiệu quả kinh doanh.

+ Phản ánh việc chấp hành các quy định trong các văn bản pháp quy về từng loại nghiệp vụ tín dụng.

+ Phản ánh số liệu chính xác về doanh số cho vay, thu nợ và số dư từng nghiệp vụ tín dụng.

+ Phân tích, đánh giá chính xác về chất lượng tín dụng, dự kiến mức độ rủi ro và trích lập dự phòng theo quy định.

Quy trình kiểm toán phải thận trọng, trung thực, khách quan, thể hiện tính độc lập cao.

- Nội dung :

+ Kiểm toán nghiệp vụ cho vay :

Nhận về hồ sơ cho vay có đảm bảo tính pháp lý không, có đầy đủ không. Việc áp dụng đố tượng cho vay so với qui chế cho vay.

Nhận xét bên cho vay về các điều kiện vay vốn,

Nhận xét việc áp dụng các phương thức cho vay có phù hợp không.

Nhận xét việc chấp hàng các qui định khác: mức cho vay, lãi suất, thời hạn cho vay. Nhận xét việc kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau cho vay, xử lý nợ có đúng qui định không, việc gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ có đúng nguyên nhân khách quan không ?

+ Kiểm toán nghiệp vụ bảo lãnh :

Kiểm tra tổng số dư bảo lãnh của Ngân hàng có vượt mức quy định so với qũi bảo lãnh không ?

Có trích qũi bảo lãnh không?

Các quy định áp dụng khi bảo lãnh cho vay vốn nước ngoài, bảo lãnh trong nước có được thực hiện đúng và đầy đủ không?

+ Đối với nghiệp vụ cho thuê tài chính : Nhận xét bên thuê có đủ điều kiện không ?

Kiểm tra, nhận xét hồ sơ xin thuê có đầy đủ không? Kiểm tra tính chất phù hợp của thời hạn thuê. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kiểm tra việc tuân thủ quy định về sử dụng nguồn vốn của công ty cho thuê tài chính (Nguồn vốn vay không quá 20 lần vốn tự có, tổng giá trị tài sản cho thuê một khách hàng không qúa 30% vốn tự có).

+ Đối với dịch vụ cầm đồ:

Kiểm tra: "Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ cầm đồ" do chi nhánh ngân hàng Nhà nước cấp cho chi nhánh ngân hàng thương mại, nếu trong điều lệ tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại không có dịch vụ này .

+ Đối với nghiệp vụ chiết khấu :

Kiểm tra, nhận xét việc chấp hành các quy định về chiết khấu, trong đó chú ý kiểm tra luật lưu thông hối phiếu, giấy tờ có giá có được tuân thủ không.

c. Kiểm toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh:

- Kiểm toán các khoản doanh thu: thu về hoạt động tín dụng, thu về dịch vụ thanh toán, ngân quỹ, thu từ các hoạt động khác như: thu lãi góp vốn, mua cổ phần, thu

từ việc tham gia thị trường tiền tệ, thu từ nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, thu từ các khoản thu nhập bất thường.

- Kiểm toán các khoản chi phí: chi về hoạt động huy động vốn, chi về dịch vụ thanh toán, ngân quỹ, chi về nghiệp vụ trị trường mở, chi về kinh doanh ngoại hối, vàng bạc, chi nộp thuế và các khoản phí, lệ phí, chi cho nhân vien, chi cho hoạt động quản lý và công cụ, chi về tài sản, chi cho dự phòng, bảo toàn và bảo hiểm tiền gửi của khách hàng.

- Kiểm toán kết quả kinh doanh bao gồm: kết quả hoạt động kinh doanh chính và kết quả hoạt động bất thường.

* Kiểm toán tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước:

Kiểm toán lại số thuế và các khoản thanh toán với ngân sách Nhà nước của ngân hàng, đã được trình bày trên báo cáo tài chính có đúng, đầy đủ, kịp thời không?

Tóm lại tất cả các hoạt động của Ngân hàng đều có thể xảy ra rủi ro, rủi ro do khách quan, cũng có thể do chủ quan, vì thế tất cả các lĩnh vực, hoạt động Ngân hàng đều phải được kiểm toán, để đảm bảo rằng một NHTM với tất cả các nghiệp vụ, các lĩnh vực của nó đều hoạt động đúng nguyên tắc, đúng quy chế, đúng pháp luật, góp phần đem lại hiệu quả kinh tế trong kinh doanh ngân hàng, để các NHTM ngày càng phát triển, khẳng định được vị thế và vai trò của mình trong nền kinh tế thị trường.

III. KIểM TOáN NộI Bộ ĐốI VớI HOạT ĐộNG TíN DụNG TạI các NGÂN HàNG

Một phần của tài liệu Luận văn một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng công thương đống đa hà nội (Trang 33 - 58)