Cơ cấu tổ chức của bộ phận kiểm tra, kiểm toán nội bộ tại chi nhánh Ngân hàng

Một phần của tài liệu Luận văn một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng công thương đống đa hà nội (Trang 72 - 74)

III, THựC TRạNG CÔNG TÁC KIểM TOÁN NộI Bộ ĐốI VớI HOạT ĐộNG TÍN DụNG

a. Cơ cấu tổ chức của bộ phận kiểm tra, kiểm toán nội bộ tại chi nhánh Ngân hàng

nhánh ngân hàng công thương Đống Đa.

1. Tổ chức và hoạt động của bộ phận kiểm tra, kiểm toán nội bộ tại Chi nhánh Ngân hàng công thương Đống Đa. hàng công thương Đống Đa.

a. Cơ cấu tổ chức của bộ phận kiểm tra, kiểm toán nội bộ tại chi nhánh Ngân hàng công thương Đống Đa. hàng công thương Đống Đa.

Theo quyết định của Hội đồng quản trị NHCTVN số 066/QĐ -HĐQT-NHCT17 ngày 2-5-2000, ban hành quy chế tổ chức hoạt động bộ máy kiểm tra, kiểm toán và xét

khiếu tố NHCTVN thì các thành viên đơn vị trực thuộc NHCTVN như: các phòng giao dịch, các văn phòng đại diện, các chi nhánh đều phải thành lập phòng kiểm tra, kiểm toán nội bộ (KTKTNB) trực thuộc đơn vị đó, chi nhánh đó, tuy nhiên vẫn chịu sự chi phôí, quản lý điêù hành của cấp Trung ương về kế hoạch công việc trong năm theo kỳ kế hoạch như: thực hiện kiểm tra chéo giữa các chi nhánh trong hệ thống Ngân hàng công thương với nhau hoặc có mặt trong các đoàn kiểm tra theo trưng tập của Trung ương để kiểm tra các đơn vị thành viên trong hệ thống về các mặt hoạt động của đơn vị thành viên đó theo chưương trình kế hoạch do Trung ương đề ra và tuỳ theo mục tiêu của từng cuộc kiểm tra đã đưược Trung ương phê chuẩn. Hiện nay trong hệ thống Ngân hàng công thương có 71 đơn vị thành lập phòng (tổ) kiểm tra, kiểm toán và xét khiếu tố, bao gồm 400 cán bộ kiểm tra trong đó phòng kiểm tra của Chi nhánh Ngân hàng cong thương Đống Đa là một thành viên.

- Phòng KTKTNB trước có tên là phòng kiểm soát, được thành lập vào năm 1991 theo quyết định số 16/NH-QĐ ngày 10-9-1991, của Tổng Giám đốc NHCTVN .

Phòng có cơ cấu tổ chức cụ thể như sau:

Phòng có 9 cán bộ trong đó có một kiểm tra trưởng, một kiểm tra phó và 7 kiểm tra viên.

- Phòng được chia làm nhiều bộ phận kiểm tra gọi là các tổ kiểm tra. + Tổ kiểm tra nghiệp vụ tín dụng gồm ba kiểm tra viên (bao gồm hai kiểm tra viên và một kiểm tra phó) thực hiện kiểm tra, kiểm toán hoạt động kinh doanh tín dụng của Ngân hàng ở phòng kinh doanh và hai phòng giao dịch Kim liên và Cát linh.

+ Tổ kiểm tra nghiệp vụ tiền tệ kho quỹ gồm một kiểm tra viên thực hiện kiểm tra việc thu chi, quản lý tiền mặt, ngân phiếu và ngoại tệ của bộ phận tiền tệ kho quỹ.

+ Tổ kiểm tra nghiệp vụ huy động vốn: có một kiểm tra viên thực hiện kiểm tra, kiểm toán hoạt động của phòng nguồn vốn (bao gồm 14 QTK nằm rải rác ở địa bàn quận Đống Đa).

+ Tổ kiểm tra nghiệp vụ kế toán tài chính; có 2 kiểm toán viên thực hiện kiểm toán việc hạch toán kế toán, việc kiểm kê, quản lý tài sản của cơ quan của phòng kế toán tài chính.

- Kiểm tra trưởng: có trách nhiệm quản lý nắm mọi tình hình chung của phòng, đề ra chương trình, kế hoạch kiểm tra của từng tổ kiểm tra, tập hợp các báo cáo của các tổ và lập báo cáo kiểm tra chính thức về các mặt nghiệp vụ trình Giám đốc có những đề xuất và kiến nghị với Giám đốc Ngân hàng về việc chỉnh sửa các quy chế của Chi nhánh về các mặt nghiệp vụ cho phù hợp hay các kiến nghị khác.

- Kiểm tra phó: trong một số trường hợp có thể làm thay kiểm toán trưởng nếu được uỷ quyền, công việc chịu sự quản lý, phân công của kiểm tra trưởng.

- Về trình độ của các cán bộ phòng kiểm tra, kiểm toán nội bộ:

Các cán bộ phòng KTKTNB của Chi nhánh đều tốt nghiệp các trường đại học chuyên ngành tài chính kế toán Ngân hàng như trường Đại học kinh tế quốc dân, trường Đại học tài chính kế toán.

- Số năm công tác: các cán bộ công tác tại phòng kiểm tra hầu hết từ các bộ phận nghiệp vụ chuyển sang với số năm trung bình từ 10 năm trở lên. Các cán bộ kiểm toán đều có trình độ chuyên môn cao về phạm vi nghiệp vụ của mình, có kinh nghiệm trong công tác, ngoài ra các cán bộ còn có sự am hiểu nhất định về các mặt nghiệp vụ khác để có thể hoàn thành công việc của mình trong mối liên hệ với các mặt nghiệp vụ khác.

- Nhìn chung Ngân hàng có bộ phận kiểm tra, kiểm toán nội bộ với cơ cấu đơn giản, hoạt động với chức năng riêng biệt của từng tổ kiểm tra để tránh trường hợp chồng chéo giữa các tổ và giữa tổ kiểm tra nghiệp vụ với phòng nghiệp vụ được kiểm tra.

Một phần của tài liệu Luận văn một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng công thương đống đa hà nội (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)