Đổi mới nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy

Một phần của tài liệu Phát huy nguồn lực con người trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Hải Dương hiện nay (Trang 80 - 97)

quản lý về nguồn lực con người

Bộ máy quản lý phát triển nhân lực phải được hoàn thiện, nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả hoạt động bộ máy quản lý nhằm nâng cao hiệu quả phát triển nguồn lực con người trên địa bàn tỉnh nói chung và khu vực nông nghiệp, nông thôn nói riêng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

75

Nâng cao năng lực quản lý của các cơ quan chuyên trách tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh về phát triển nhân lực như: Sở Nội vụ, Sở Lao Động - Thương binh & Xã hội, Sở Giáo dục - Đào tạo và các bộ phận phụ trách công tác tổ chức, nhân sự của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh. Phân định rõ thẩm quyền và trách nhiệm quản lý của các cấp, các ngành trong việc theo dõi, dự báo, xây dựng kế hoạch phát triển nguồn lực con người. Xây dựng bộ phận tính toán đưa ra dự báo chính xác cung - cầu lao động của tỉnh nhất là khu vực nông nghiệp, nông thôn. Về cơ chế quản lý, thay đổi theo hướng tăng thêm tính chủ động cho cấp dưới, cấp cơ sở.

Mỗi địa phương phải xây dựng kế hoạch phát triển nguồn lực trong từng giai đoạn cụ thể, xác định bố trí việc làm và tiêu chuẩn lao động phù hợp, thực hiện tuyển dụng công khai, minh bạch. Có kế hoạch thu hút, đào tạo, bồi dưỡng nguồn lực. Sử dụng, đãi ngộ và đánh giá nguồn lực phải dựa vào hiệu quả lao động và năng lực chuyên môn. Tránh quan niệm hay tâm lý đánh giá quá cao bằng cấp một thái quá trong tuyển dụng nguồn lực con người. Thường xuyên rà soát, bồi dưỡng, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý theo quy định, khắc phục những bất hợp lí về chính sách, số lượng và cơ cấu của đội ngũ cán bộ hiện nay.

Các cấp, các ngành và các địa phương trên địa bàn tỉnh có sự phối hợp chặt chẽ trong việc phát triển nguồn lực con người. Trên cơ sở Quy hoạch phát triển nguồn lực tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011 - 2020, các cấp, các ngành, các địa phương tăng cường phối hợp trong xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nguồn lực cho ngành, lĩnh vực, địa phương mình. Tạo sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ, thống nhất tốt nhất cho sự phát triển nguồn lực trên địa bàn tỉnh.

Xác định rõ mối quan hệ giữa địa phương và các bộ, ngành trong công tác quản lý phát triển nguồn lực từ đó phân công, phân nhiệm cụ thể, rõ ràng.

76

Tăng cường mối quan hệ giữa các cơ quan quản lý nhà nước với các cơ sở đào tạo. Các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh thường xuyên báo cáo tình hình hoạt động, kết nối thông tin với cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn.

Tận dụng các lợi thế về vị trí, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội để mở rộng quan hệ giao lưu, trao đổi và hợp tác với các địa phương lân cận và cả nước, tạo cơ hội thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và của khu vực nông nghiệp, nông thôn. Các sở chuyên ngành tăng cường hợp tác với các tỉnh bạn liên kết trong công tác đào tạo, tuyển dụng nguồn lực, có sự chuyển giao hợp tác về nguồn lực giữa các tỉnh để điều tiết cung cầu lao động trên thị trường lao động.

Trong những năm tới để thực hiện được những mục tiêu nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với nguồn lực con người cho phát triển CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn cần thực hiện các giải pháp sau:

Thứ nhất: Tập trung nâng cao vai trò chỉ đạo của các cấp uỷ đảng đối với chiến lược phát triển nguồn lực con người thúc đẩy phát triển CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, giải quyết tốt mối quan hệ giữa cơ quan Đảng và chính quyền trong việc quy hoạch mục tiêu phát triển, cơ cấu tổ chức KT - XH sẽ tạo ra động lực vô cùng to lớn cho phát triển nguồn lực con người ở các địa phương, tạo định hướng cho các cấp thực hiện.

Thứ hai: Đổi mới cơ chế quản lý gọn nhẹ, hiệu quả đối với quá trình thu hút và sử dụng nguồn lực con người có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu phát triển của tỉnh, tạo cơ chế chính sách nhanh và hiệu quả cho sử dụng lao động một cách hợp lý.

Thứ ba: Có chính sách đãi ngộ tạo động lực cho nguồn lực con người phát huy hiệu quả, từ đó thu hút nguồn lực con người là đội ngũ các nhà quản lý, các nhà khoa học về công tác tại tỉnh, tạo môi trường làm việc thuận lợi cho cán bộ trẻ ổn định cuộc sống để thu hút cán bộ trẻ nhằm trẻ hoá đội ngũ cán bộ.

77

Thứ tư: Tiếp tục nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước bằng việc tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ cán bộ học tập rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn để đáp ứng yêu cầu quản lý phát triển nguồn lực con người của tỉnh.

Như vậy, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về nguồn lực con người là rất quan trọng. Trong thời gian tới để nâng cao đào tạo, thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn lực con người cần tiếp túc nâng cao hiệu lực quản lý của nhà nước về nguồn lực con người cần thực hiện đồng bộ các biện pháp trên.

Tóm lại: Để nâng cao hiệu quả hoạt động phát triển nguồn lực con người cho phát triển CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, Hải Dương không chỉ thực hiện một giải pháp mà cần phải thực hiện một cách đồng bộ các giải pháp trên. Vì mỗi giải pháp đều có tác động đến từng mặt của chất lượng nguồn lực con người mặt khác các giải pháp trên chỉ mang tính tương đối và đều nhằm mục tiêu của quá trình phát triển KT - XH, hướng tới 2015 và tầm nhìn 2020 tỉnh trở thành tỉnh công nghiệp và có nền nông nghiệp hiện đại.

78

KẾT LUẬN

Ngày nay nguồn lực con người được coi là một khâu đột phá trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH phát triển KT - XH, là nguồn lực nội sinh quan trọng hàng đầu trong quá trình phát triển. Nguồn lực con người là nguồn gốc, tiền đề vững chắc và là nhân tố quyết định đến tăng trưởng, phát triển kinh tế. Trong những năm qua, công tác phát triển nguồn lực ở tỉnh Hải Dương đã có những đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tiềm năng, cơ hội phát triển công tác này là rất lớn, nếu có cơ chế, chính sách đầu tư hợp lý sẽ tạo ra bước đột phá trong phát triển nguồn lực cho tỉnh. Thực hiện Quy hoạch Phát triển nguồn lực tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011-2020 có ý nghĩa quan trọng quyết định để thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ Hải Dương lần thứ XV và công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh.

Trong chiến lược phát triển KT - XH Hải Dương cũng đã xác định quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH nhằm phát triển KT - XH phải gắn liền với phát triển nguồn lực con người. Nghiên cứu thực trạng nguồn lực con người ở khu vực nông nghiệp, nông thôn ở Hải Dương hiện nay có thể thấy bên cạnh ưu thế về lực lượng lao động dồi dào, tính cần cù ham học hỏi, thông minh, sáng tạo nguồn lực con người ở khu vực nông nghiệp, nông thôn Hải Dương còn có những hạn chế không nhỏ thể hiện ở lực lượng lao động qua đào tạo còn thấp, thể lực còn nhiều hạn chế, kỹ năng lao động và tác phong công nghiệp cũng như cơ cấu chưa phù hợp.

Trước thực trạng về nguồn lực con người phục vụ cho nhu cầu phát triển CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn như đã phân tích, để có nguồn lực con người đáp ứng nhu cầu phát triển, đồng thời khắc phục những hạn chế trên trong thời gian tới Hải Dương cần xác định rõ các chính sách, có định

79

hướng cụ thể nhằm góp phần nâng cao chất lượng nguồn lực con người phục vụ nhu cầu lao động của Hải Dương trong giai đoạn tới.

Bên cạnh những quan điểm, phương hướng cụ thể luận văn đề xuất một số nhóm giải pháp như: Đào tạo nguồn lực con người cho CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn; Sử dụng có hiệu quả nguồn lực con người trên địa bàn nông thôn; Thu hút nguồn lực con người chất lượng cao ngoài tỉnh Hải Dương; Phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội, các lực lượng xã hội vào việc bồi dưỡng nguồn nhân lực hiện có chất lượng ngày càng cao cho nông thôn; Đổi mới nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý về nguồn lực con người. Các mhóm giải pháp đã được nêu ra nhằm mục đích nâng cao chất lượng nguồn lực con người một cách toàn diện phục vụ cho sự phát triển của tỉnh trong giai đoạn tiếp theo.

Với những giải pháp trên, cùng với sự đánh giá cao vai trò của nhân tố con người là khâu đột phá mà các cấp ủy Đảng của tỉnh, tác giả tin rằng nếu các giải pháp trên được thực hiện một cách đồng bộ, linh hoạt sẽ thúc đẩy việc nâng cao chất lượng nguồn lực con người ở Hải Dương đáp ứng tốt và tạo bước phát triển KT - XH của tỉnh trong giai đoạn 2011 - 2015 và tầm nhìn 2020.

Nghiên cứu dưới góc độ phát triển con người theo quan điểm của triết học duy vật lịch sử có sự kế thừa về mặt lý luận của những người đi trước cùng với sự tham khảo số liệu của địa phương để đề ra các giải pháp cho phù hợp. Tuy vậy, vấn đề mới chỉ đạt được những kết quả bước đầu, cần được bổ sung trong thời gian tiếp theo. Với những vấn đề được đề cập có thể chưa được đầy đủ từ nhiều góc độ, do sự hạn chế của bản thân. Vì vậy rất mong sự đóng góp của thầy, cô và bạn đọc để luận văn tiếp tục được bổ sung hoàn thiện phục vụ sự phát triển nguồn lực con người trong quá trình thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn của Hải Dương trong thời gian tới

80

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS. PTS Nguyễn Đức Bách (1992), "Những lợi ích kinh tế - xã hội tác động đến lòng tin của nông dân và con đường XHCN", Tạp chí Nghiên cứu lý luận, (2). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Hoàng Chí Bảo (1998), “Lý luận và phương pháp luận nghiên cứu về con người”, Tạp chí Triết học, (2).

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2001), Giáo trình triết học, tập 3, dùng cho nghiên cứu sinh và cao học khối ngành không chuyên, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2006), Số liệu thống kê Lao động - việc làm ở Việt Nam, Nxb. Lao động - Xã hội, Hà Nội.

5. Mai Quốc Chánh (1999), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6. Nguyễn Trọng Chuẩn (1996), Nguồn lực trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7. Thành Duy (2002), Tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 8. Cục Thống kê Hải Dương (2006), Kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương 5

năm (1997 - 2006), Nxb. Thống kê, Hà Nội.

9. Cục Thống kê Hải Dương (2011), Kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương 5 năm (2006 - 2010), Nxb. Thống kê, Hà Nội.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

81

12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb. Sự thật, Hà Nội.

13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

14. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

18. Đảng Bộ tỉnh Hải Dương (2000), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XIV, Hải Dương.

19. Đảng Bộ tỉnh Hải Dương (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XV, Hải Dương.

20. GS Nguyễn Điền (1997), CNH nông nghiệp, nông thôn các nước châu Á và Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

21. Nguyễn Văn Hạ (1996), Nâng cao tính tích cực xã hội của người lao động Việt Nam trong quá trình đổi mới, luận án Phó tiến sĩ Khoa học Triết học, Hà Nội.

22. GS.TS Phạm Minh Hạc (2001), Về phát triển toàn diện con người thời kỳ CNH, HĐH, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

23. Nguyễn Văn Huyên (1992), “Chủ nghĩa Mác trong sự phát triển con người Việt Nam thời gian qua và triển vọng của nó”, Tạp chí triết học, (4).

24. Hội đồng lý luận trung ương chỉ đạo biên soạn (1999), Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

82

25. TS. Đặng Thị Thanh Huyền (2001), Giáo dục phổ thông với phát triển chất lượng nguồn nhân lực, những bài học thực tiễn từ Nhật Bản, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.

26. Đặng Hữu (2/2005), “Đào tạo nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa dựa trên tri thức ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Cộng sản. 27. Đoàn Văn Khái (2005), Nguồn lực con người trong quá trình công

nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội. 28. TS. Đoàn Khải (2005), Nguồn lực con người trong quá trình CNH,

HĐH ở Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

29. Kết quả điều tra lao động, việc làm “Tỷ lệ thất nghiệp giảm, lao động qua đào tạo tăng” (21/11/2005), Thời báo kinh tế Việt Nam, (231). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

30. Bùi Bá Linh (2003), Quan niệm của chủ nghĩa Mác-Ăngghen về con người và sự nghiệp giải phóng con người” Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 31. Nguyễn Đình Luận (2005), “Nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự

nghiệp CNH, HĐH đất nước”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, (14).

32. Phạm Thành Nghị (2004), “Bối cảnh văn hóa và quản lý nguồn nhân lực”, Tạp chí Nghiên cứu con người, (4/13) tr.32-40.

33. Nguyễn Thế Nghĩa (1996), “Nguồn lực, động lực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Tạp chí Triết học, (1).

34. Nguyễn Thế Nghĩa (1997), Triết học với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.

35. C.Mác - Ph. Ăggghen (1981), Toàn tập, tập 1, Nxb. Sự thật, Hà Nội. 36. C.Mác - Ph. Ăggghen (1981), Toàn tập, tập 3, Nxb Sự thật, Hà Nội. 37. C.Mác - Ph. Ăggghen (1981), Toàn tập, tập 6, Nxb. Sự thật, Hà Nội. 38. C.Mác - Ph. Ăggghen (1981), Toàn tập, tập 19, Nxb Sự thật, Hà Nội. 39. C.Mác - Ph. Ăggghen (1981), Toàn tập, tập 20, Nxb. Sự thật, Hà Nội.

83

40. C.Mác - Ph. Ăggghen (1981), Toàn tập, tập 27, Nxb. Sự thật, Hà Nội. 41. C.Mác - Ph. Ăggghen (1981), Toàn tập, tập 34, Nxb. Sự thật, Hà Nội. 42. C.Mác - Ph. Ăggghen (1981), Toàn tập, tập 42, Nxb. Sự thật, Hà Nội. 43. Đỗ Mười (1993), “Chăm sóc, bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người

vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh”, Tạp chí Thông tin lý luận, (3).

44. Hồ Chí Minh (1995), Về xây dựng con người mới, Nxb. Sự thật, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Phát huy nguồn lực con người trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Hải Dương hiện nay (Trang 80 - 97)