Các yếu tố truyền thống văn hóa

Một phần của tài liệu Phát huy nguồn lực con người trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Hải Dương hiện nay (Trang 36)

Hải Dương là tỉnh có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, có truyền thống đấu tranh kiên cường bất khuât. Truyền thống văn hóa từ ngàn xưa chính là niềm tự hào, đồng thời là cội nguồn tạo nên sức sống mãnh liệt, sức bật mạnh mẽ của mảnh đất này trong công cuộc xây dựng đất nước hôm nay. Những di tích lịch sử như Côn Sơn - Kiếp Bạc, Phượng Hoàng (Chí Linh),... những danh nhân vĩ đại như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Chu Văn An,... cùng với những lễ hội truyền thống, văn hóa của mảnh đất “địa linh, nhân kiệt” được hình thành, tạo dựng từ truyền thống yêu nước, kiên trung, cách mạng của con người Hải Dương.

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế, tình hình văn hoá - xã hội của tỉnh cũng có những bước phát triển toàn diện từ dân số, lao động, việc làm, đời sống dân cư, văn hoá, giáo dục, y tế,...

Tóm lại, tình hình kinh tế - xã hội, văn hóa của Hải Dương tiếp tục có bước phát triển, kinh tế duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực. Sản xuất nông, lâm, thuỷ sản phát triển theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng. Ngành công nghiệp, xây dựng có nhiều thành tựu và tốc độ phát triển cao. Ngành dịch vụ ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong tổng GDP của tỉnh. Thu nhập và đời sống nhân dân không ngừng được củng cố và tăng cường, các chính sách dân số, lao động, việc làm, y tế,... đều đạt được những thành tựu quan trọng. Những thành tựu về kinh tế - xã hội đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển NNL chất lượng. Tuy vậy bên cạnh những thành công đó thì kinh tế - xã hội Hải Dương còn một số hạn chế, yếu kém như tăng trưởng kinh tế - xã hội còn

31

chưa vững chắc, kết cấu hạ tầng còn chưa đáp ứng được nhu cầu, việc quy hoạch và giải quyết các vấn đề ở các khu công nghiệp còn hạn chế,... Do đó cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển NNL chất lượng của tỉnh.

2.2. Thực trạng việc phát huy nguồn lực con ngƣời ở Hải Dƣơng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn

2.2.1. Những thành tựu, hạn chế của việc phát huy nguồn lực con người ở Hải Dương trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông người ở Hải Dương trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn

2.2.1.1. Những thành tựu của việc phát huy nguồn lực con người ở Hải Dương trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn

Cùng với quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH phát triển KT - XH của tỉnh trong những năm qua với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, các ngành, nguồn lực con người đặc biệt là nguồn lực lao động nông nghiệp của tỉnh trong những năm qua có nhiều bước phát triển khả quan. Có thể thấy được những thành tựu này qua một số khía cạnh như:

Thứ nhất: Về trình độ văn hoá của nguồn lực con người trong thời kỳ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn

Trình độ văn hóa được thể hiện ở trình độ học vấn của người lao động, là cơ sở quan trọng để nâng cao năng lực làm việc của người lao động. Trình độ học vấn của người lao động được biểu hiện ở một số mặt như tỷ lệ biết chữ, trình độ đào tạo qua các cấp.

Trong những năm qua giáo dục và đào tạo của tỉnh có những thành tựu to lớn, chất lượng giáo dục phổ cập toàn diện được củng cố và nâng cao. Đa số người lao động khu vực nông thôn Hải Dương đều biết chữ, ngoài tỷ lệ người lao động được đào tạo qua các cấp học phổ thông thì các trung tâm giáo dục thường xuyên của các huyện có nhiều cố gắng nâng cao chất lượng các lớp bổ túc văn hóa. Vì vậy năm 2009 tỷ lệ người lao động từ 15 - 35 tuổi biết chữ chiếm hơn 99.95%. Cụ thể:

32

Đối với trường mầm non nhìn chung số lớp đều tăng cả quy mô và loại hình công lập và ngoài công lập, tỷ lệ huy động nhà trẻ năm 2009 đạt 41%, cơ sở vật chất được đầu tư thường xuyên đảm bảo cho việc chăm sóc, nuôi dạy thu hút ngày càng nhiều trẻ em đến trường, năm 2009 tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi đến trường đạt 100%. Những thành tựu của cấp mầm non tiếp tục đạt nhiều kết quả toàn diện như vậy có đóng góp không nhỏ cho quá trình nâng cao chất lượng nguồn lực con người của tỉnh.

Đối với cấp học phổ thông và giáo dục thường xuyên quy mô học sinh ở thay đổi theo hướng xã hội hoá giáo dục, năm 2005 tỷ lệ học sinh chia theo hình thức đào tạo công lập chiếm 91,2%, bán công, tư thục và dân lập chiếm 8,8%, đến năm 2009 là công lập chiếm 89,7% bán công, tư thục và dân lập chiếm 10,3%. Năm 2005 số học sinh các cấp phổ thông có 318.912 học sinh, thì đến 2010 có tổng số 275.667 học sinh. Số học sinh phổ thông tuy giảm nhưng tỷ lệ người đi học/dân số và trong độ tuổi tăng điều này có thể lý giải do trong thời trước đây tốc độ tăng dân số của tỉnh luôn ở mức thấp hơn trung bình cả nước.

Giáo dục trung học, trung học cơ sở triển khai thực hiện đầy đủ kế hoạch giáo dục và giảng dạy theo chuẩn kiến thức và kỹ năng phù hợp với từng học sinh. THCS năm 2010 có 273 trường, với 3.069 lớp và 99.745 học sinh giảm so với 2005 là 21,8%. Đối với trung học phổ thông 2010 có 53 trường với 1.375 lớp và có 62.861 học sinh, năm 2010 Hải Dương xếp hạng 3 toàn quốc về điểm thi trung bình đại học.

Hệ thống giáo dục cũng như mạng lưới trường lớp trên điạ bàn tỉnh khá hoàn thiện đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Trên địa bàn tỉnh có gần 288 trường mầm non, trường tiểu học toàn tỉnh có 279, trường trung học cơ sở có 273 trường, trường PTTH toàn tỉnh có 52 trường, có 12 trung tâm giáo dục thường xuyên và 1 trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh, có 8 trung tâm kỹ thuật tổng hợp, 11 trường chuyên nghiệp, 263 trung tâm giáo dục cộng

33 đồng [6, tr.77].

Đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất, toàn tỉnh đảm bảo đội ngũ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn, đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên có sự phát triển cả về số lượng và chất lượng. Đối với cơ sở vật chất kỹ thuật, tiếp tục được củng cố, tăng cường theo hướng đồng bộ, chuẩn hoá, hiện đại. Năm 2009 tỷ lệ phòng học kiên cố bình quân các cấp học đạt 81,3%, đảm bảo chỉ tiêu THCS và THPT đạt đều có thư viện. Trung bình mỗi huyện đạt 1/2 số trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia, 5 trường THPT được công nhận đạt chuẩn, 2 trường được công nhận chuẩn về cơ sở vật chất, và 12 trường sắp hoàn thiện đầu tư xây dựng [6, tr.82-83].

Thứ hai: Về trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động

Trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động thể hiện ở trình độ văn hóa, tỷ lệ người lao động đã qua đào tạo,... Việc nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động ở khu vực nông nghiệp, nông thôn ở Hải Dương trong những năm qua đã đạt được một số thành tựu như:

Đối với đào tạo chuyên nghiệp, bao gồm giáo dục đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề tiếp tục được mở rộng cả về quy mô và chất lượng dạy học theo hướng tích cực, bám sát nhiệm vụ đào tạo nguồn lực con người của địa phương và nhu cầu của xã hội. Đổi mới phương thức đào tạo liên thông dưới nhiều hình thức. Thực hiện đa phương hoá cơ cấu ngành nghề, loại hình đào tạo, mở rộng giáo dục hướng nghiệp và đào tạo nghề tại 8 huyện, thành phố.

Cơ cấu ngành nghề đào tạo được mở rộng, cùng với sự phát triển của giáo dục phổ thông, tiểu học và giáo dục mầm non thì giáo dục chuyên nghiệp đã có bước đột phá. Hiện nay toàn tỉnh có 5 trường đại học công lập và ngoài công lập (ĐH Sao đỏ, ĐH Kỹ thuật y tế, cơ sở 3 ĐHSP Kỹ thuật Hưng Yên, ĐH kinh tế - kỹ thuật Hải Dương và ĐH Thành Đông), bên cạnh đó có 7 cơ sở đào tạo chuyên nghiệp khác. Về quy mô đào tạo cũng có sự thay đổi giai đoạn

34

từ năm 2006 - 2010 đào tạo trung cấp chuyên nghiệp đạt bình quân 5.200 học sinh/năm tăng 400 học sinh/năm so với giai đoạn 2001 - 2005, trong khi hệ cao đẳng và đại học đạt bình quân 31.100 sinh viên/năm. Cùng với đó là tỷ lệ lao động đã qua đào tạo cũng không ngừng tăng lên, năm 2010 số lao động đã qua đào tạo đạt 41%, tăng 15% so với 2005. Số lao động tốt nghiệp cao đẳng trở lên là 9,1% (năm 2005 chỉ đạt 2%), đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn thời gian vừa qua đã dạy nghề cho 66.026 lao động nông thôn, đạt 155,36% so với mục tiêu Đề án “Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn giai đoạn 2006 - 2010”; có 42.920 lao động vào làm việc trong các doanh nghiệp, đạt 110,1% so với mục tiêu Đề án “Phát triển và nâng cao chất lượng các các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh gắn với giải quyết việc làm ở các khu, cụm công nghiệp”. Với đội ngũ lao động qua đào tạo như vậy đã đáp ứng một phần không nhỏ nguồn lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cho các ngành kinh tế chủ yếu là khu vực công nghiệp và dịch vụ, tuy nhiên cũng giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động khu vực nông nghiệp, nông thôn, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống và chăm sóc sức khoẻ, phát triển trở lại cho giáo dục của khu vực nông nghiệp, nông thôn nói riêng và tỉnh nói chung trong những năm tiếp theo.

Thứ ba: Về tâm lý, thể lực, của người lao động

Đa số lao động tại Hải Dương đang làm việc tại khu vực kinh tế ngoài Nhà nước, trong đó phần lớn người lao động xuất thân từ nông nghiệp, nông thôn, đã quen với tư duy sản xuất theo lối sản xuất nông nghiệp nên khi bước vào nền sản xuất công nghiệp, người lao động chưa thích nghi được với môi trường làm việc đòi hỏi kỷ luật, cường độ lao động cao. Do đó, trong giai đoạn đầu, việc chấp hành ý thức tổ chức, kỷ luật, pháp luật lao động còn hạn chế, cần thời gian để thích nghi. Trong những năm gần đây, công tác tuyên truyền, quản lý được tăng cường, hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật của người dân nói chung và người lao động nói riêng được nâng lên. Tinh thần

35

hợp tác, năng suất lao động, chất lượng công việc, sản phẩm được nâng lên đáng kể.

Về mức sống và chi tiêu thường xuyên:

Trong những năm gần đây mức sống chung của người dân được nâng cao, về cơ bản những chỉ tiêu như thu nhập, chi tiêu, nhà ở và các phương tiện phục vụ sinh hoạt đều có những chuyển biến theo hướng tích cực. Kết quả điều tra về nhà ở những năm gần đây cho thấy đời sống của nhân dân trong số lượng và lĩnh vực hoạt động. Tuy vậy, hiện nay sự chênh lệch cả tỉnh tăng nhanh loại nhà ở tạm, nhà tranh bị thu hẹp trong khi loại nhà kiên cố được nâng lên rõ rệt, cơ cấu thu nhập thay đổi theo chiều hướng tăng cả về cách thu nhập giữa các nhóm dân cư cũng ngày càng có xu hướng doãng rộng hơn. Thu nhập bình quân năm 2006 là 614.000 đồng/tháng đến 2010 là 1.274000 đồng/tháng tăng 20,3%/năm, trong đó thành thị tăng 23,7%, nông thôn tăng 18,3%. Chi tiêu bình quân theo đầu người giai đoạn 2006 - 2010 tăng 18,4%, tính chung trong 10 năm từ 2001 - 2010 tăng 14,8%/năm, cụ thể năm 2010 chi tiêu đạt 886.000 đồng/tháng/người. So với thu nhập thì chi tiêu ít hơn thể hiện mức thu nhập cho tích luỹ phục vụ mở rộng sản xuất phát triển kinh tế. Theo kết quả điều tra cuối 2005 tỉnh có 76.382 hộ nghèo chiếm 17,9% thì 2010 chỉ còn 4,9% hộ nghèo [17, tr.26]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với vấn đề y tế và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Trong thời gian vừa qua tỉnh đã thực hiện củng cố mạng lưới cơ sở y tế từ tuyến tỉnh đến các cơ sở. Hoạt động chăm sóc sức khỏe của nhân dân nói chung và của lực lượng lao động nói riêng có nhiều chuyển biến theo chiều hướng tích cực, hoạt động chăm sóc sức khỏe nhân dân trong giai đoạn 2005 - 2009 tiếp tục được đẩy mạnh so với giai đoạn 2000 - 2004 để góp phần nâng cao hơn nữa sức khỏe nhân dân. Thực hiện chủ trương phát triển nâng cao thể lực, trí lực của con người Việt Nam nói chung, con người và lao động của tỉnh Hải Dương nói riêng trong giai đoạn 2006 - 2010 có bước phát triển mạnh

36

mẽ. Hiện nay tính trung bình thanh niên trưởng thành cao 164,5 cm và nặng 49,5kg. Tình trạng khám sức khoẻ nhân dân đã phát triển cả về quy mô, chất lượng khám chữa bệnh. Tỉnh đã thực hiện tốt công tác xã hội hoá cơ sở y tế. Bên cạnh hệ thống các cơ sở y tế công lập với 2 chi cục là Chi cục Dân số - Kế hoạch hoá gia đình và Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm; 51 đơn vị sự nghiệp, bao gồm: 1 bệnh viện đa khoa, 6 bệnh viện chuyên khoa, 6 trung tâm chuyên khoa tuyến tỉnh, 13 bệnh viện đa khoa tuyến huyện, 12 trung tâm y tế và 12 dân số - kế hoạch hoá cấp huyện và toàn tỉnh 263 trạm y tế cấp xã, phường, thị trấn. Bên cạnh đó hệ thống y tế ngoài công lập cũng có những phát triển mạnh mẽ, góp phần giảm bớt khó khăn về kinh phí đầu tư, giảm tải gánh nặng khám chữa bệnh cho nhân dân, hiện nay toàn tỉnh có 1.333 cơ sở y tế ngoài công lập trong đó có 1 bệnh viện đa khoa, 24 phòng khám đa khoa, 234 phòng khám chuyên khoa, 209 cơ sở dịch vụ y tế, 245 phòng chuẩn trị y học cổ truyền, 19 cơ sở kinh doanh thuốc, 1 trung tâm kế thừa ứng dụng y học cổ truyền và 580 cơ sở sản xuất, kinh doanh dược [6, tr.84]. Chất lượng chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân đều có những chuyển biến tích cực, các chương trình y tế quốc gia đều thực hiện có hiệu quả cả về cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ y tế và chất lượng phục vụ. Năm 2010 số cán bộ ngành y tế đạt 27,3 người/1 vạn dân tăng 5,3 người/1 vạn dân, số bác sỹ là 6 bác sỹ/1 vạn dân, số giường bệnh năm 2010 đạt 27,0 giường bệnh/1 vạn dân so với 2005 tăng 4,4 giường/1 vạn dân [6, tr.85-86] Chất lượng dân số luôn được nâng cao, tuổi thọ bình quân được tăng đáng kể, (hiện nay tuổi thọ trung bình của tỉnh đạt gần 72 tuổi), tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2010 là 9,58‰ giảm 0,28‰ so với 2005, việc khám chữa bệnh định kỳ cho người lao động trong khu vực nông nghiệp, nông thôn được duy trì góp phần nâng cao chất lượng nguồn lao động.

Các hoạt động y tế khác, Toàn tỉnh có số trẻ em trong độ tuổi được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng quốc gia luôn ở

37

mức trung bình cao nhất cả nước. Loại trừ được các bệnh uốn ván sơ sinh, hạn chế tới mức tối thiểu trẻ mắc bệnh sởi. Loại trừ được các loại bệnh như: bại liệt, ho gà, hạn chế được tỷ lệ người nhiễm viêm gan B, viêm não Nhật Bản, duy trì thanh toán bệnh phong, bệnh sốt rét, giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, tỷ lệ trẻ em từ 8 - 10 tuổi bị bệnh bướu cổ. Như vậy, trong 5 năm qua, công tác y tế của Hải Dương luôn duy trì ổn định và phát triển vững chắc trên

Một phần của tài liệu Phát huy nguồn lực con người trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Hải Dương hiện nay (Trang 36)