3.2.1. Đào tạo nguồn lực con người cho CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nông thôn
Lý luận và thực tiễn cho thấy phát triển KT - XH nói chung, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn nói riêng và phát triển nguồn lực con người luôn có mối qua hệ biện chứng với nhau, trong Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI cũng đã khẳng định nguồn lực con người là một trong ba
66
khâu đột phá cho quá trình phát triển KT - XH của đất nước, trong tiến trình phát triển Hải Dương cũng không ngoài chiến lược đó.
Như đã khẳng định phát triển nguồn lực con người thể hiện qua phát triển giáo dục, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo, qua thực tế phát triển KT - XH của Hải Dương cho thấy trong những năm qua tỷ lệ lao động đã qua đào tạo trong lực lượng lao động còn thấp, cơ cấu, phân bổ không hợp lý giữa các ngành, các khu vực kinh tế đặc biệt là khu vực nông nghiệp, nông thôn. Trong khi Hải Dương có nhiều tiềm năng cho phát triển nguồn lực con người như dân số, tỷ lệ dân cư trong độ tuổi lao động cao, hệ thống giáo dục ngày càng được hoàn thiện, được sự quan tâm ngày càng lớn của các cấp uỷ Đảng, chính quyền. Bên cạnh đó trong những năm tới nhu cầu đối với nguồn lực con người cho phát triển KT - XH, nhất là CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn không ngừng được mở rộng.
Đào tạo nguồn lực con người cho CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn 2011 - 2020 phụ thuộc nhiều nhóm giải pháp trong đó nhóm giải pháp về giáo dục đào tạo chiếm vị trí hàng đầu. Khi nói đến nguồn lực con người là nói đến trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng, sức khỏe của người lao động. Các chỉ số đánh giá phát triển nguồn lực con người như trên chỉ có thể có được thông qua quá trình giáo dục, đào tạo. Chính vì vậy, giáo dục và đào tạo là nhân tố đóng vai trò cơ bản trực tiếp quyết định bao gồm những nội dung như:
Phát triển giáo dục mầm non: Trong thời gian tới cần tiếp tục thực hiện đầu tư xây dựng trường mầm non đạt tiêu chuẩn cho khu vực nông thôn ở các làng, xã, phường, giảm tỷ lệ bình quân các cháu trên lớp tiến tới nâng cao chất lượng giáo dục ở cấp học mầm non. Bên cạnh đó cần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ, vệ sinh phòng bệnh, nuôi dưỡng, giáo dục mầm non tiếp tục được nâng cao, nâng cao chất lượng giáo dục các trường đạt tỷ lệ trẻ ăn bán trú đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Tiếp tục giảm tỷ lệ trẻ em
67
suy dinh dưỡng, trẻ mắc bệnh truyền nhiễm, thực hiện có hiệu quả các chương trình tiêm chủng, phòng dịch, nâng cao tỷ lệ trẻ em được huy động vào nhà trẻ và trẻ em 6 tuổi vào lớp 1 bằng khu vực thành phố, thị xã.
Phát triển giáo dục tiểu học: Cũng như giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học trong những năm qua cũng đã có những thành tựu nhất định. Tuy vậy ở khu vực nông thôn giáo dục tiểu học vẫn còn những hạn chế về cơ sở vật chất, chất lượng đào tạo, đội ngũ giáo viên,... Vì vậy, trong thời gian tới tỉnh cần tiếp tục huy động mọi nguồn lực xã hội và nhà nước đầu cho tư hơn nữa cơ sở vật chất, đổi mới chương trình và phương pháp giảng dạy. Đảm bảo chất lượng đội ngũ giáo viên đạt chuẩn, giữ vững và nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục phổ cập ở tiểu học.
Đối với giáo dục phổ thông: Tiếp tục triển khai thực hiện kế hoạch giáo dục và đào tạo theo chuẩn kiến thức, kỹ năng, phù hợp với từng đối tượng học sinh. Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, chất lượng phổ cập THCS cần tiếp tục được củng cố tiến tới phổ cập THPT. Đối với giáo dục phổ thông cần chủ động hơn nữa triển khai và hoàn tất chương trình, thay sách các lớp, đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường khoa học công nghệ đặc biệt là hệ thống tin học trong giảng dạy. Huy động mọi nguồn lực cho phát triển giáo dục đặc biệt là khu vực ngoài công lập. Nâng cao tỷ lệ khá giỏi và tỷ lệ tốt nghiệp THPT, tỷ lệ học sinh đỗ đầu vào cao đẳng, đại học hàng năm tăng. Tiếp tục phát triển giáo dục thường xuyên trình độ THPT, giáo dục bổ túc THPT đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội, tiếp tục đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá tạo bước chuyển trong nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
Đối với đội ngũ giáo viên: Mặc dù đội ngũ giáo viên của tỉnh cũng như khu vực nông thôn đã được đầu tư, nâng cao chất lượng tuy vậy để nâng cao chất lượng giáo dục phục vụ nhu cầu phát triển nguồn lực con người trong thời gian tới tỉnh cần tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên
68
đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo, tăng cường đội ngũ cán bộ giáo viên cả về số lượng và chất lượng, giảm dần tỷ lệ học sinh bình quân/1 giáo viên theo chuẩn thuận lợi cho nâng cao chất lượng giáo dục, bổ sung những môn học mới như ngoại ngữ, tin học, nhạc hoạ,... vào các cấp học.
Đối với cơ sở vật chất: Cần tiếp tục được đầu tư hơn nữa theo hướng đồng bộ, chuẩn hoá và hiện đại. Mục tiêu đến 2015 các phòng học khu vực nông thôn đều được xây dựng kiên cố hoá ở các cấp, các trường ở các cấp đều có thư viện. Mở rộng đầu tư cơ sở phòng học tiến tới giảm số học sinh trên từng lớp học góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ở từng cấp. Hỗ trợ cho các trung tâm giáo dục thường xuyên, bổ túc văn hoá ở các huyện và trường dạy nghề công lập đủ tiêu chuẩn về mặt bằng, thoáng mát, đủ ánh sáng và phương tiện giảng dạy. Để phát triển cơ sở hạ tầng giáo dục nâng cao hiệu quả đào tạo phát triển nguồn lực con người cần có cơ chế chính sách để thu hút từ các nguồn đóng góp mọi tầng lớp nhân dân, từ các đơn vị và khu vực tư thục cho đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các cấp giáo dục.
Đối với đào tạo chuyên nghiệp: Đào tạo chuyên nghiệp luôn đóng vai trò quan trọng trong quá trình nâng cao chất lượng nguồn lực con người. Trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH để đạt được mục tiêu phát triển KT - XH đến 2015 tầm nhìn 2020 xây dựng tỉnh Hải Dương trở thành một tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, thì công tác đào tạo chuyên nghiệp cần thực hiện đồng bộ các giải pháp như:
Thứ nhất: Cần đẩy mạnh đổi mới chương trình, nội dung đào tạo, phương pháp dạy học ở các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh theo hướng tích cực, bám sát nhiệm vụ đào tạo nguồn lực con người của tỉnh và nhu cầu của xã hội. Thực hiện đa dạng các hình thức đào tạo liên thông, đa dạng hoá nhiều ngành nghề, loại hình đào tạo, mở rộng giáo dục hướng nghiệp và đào tạo nghề trong toàn tỉnh.
69
Thứ hai: Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho các cơ sở dạy nghề, các trường chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh. Với hệ thống các cơ sở đào tạo nghề, cần đầu tư nâng cấp hệ thống các phòng lý thuyết, hệ thống các phòng thực hành hiện đại nhằm nâng cao tay nghề người lao động có kỹ năng thực hành, có trình độ tay nghề đáp ứng nhu cầu xã hội, nhất là nguồn lực con người cho phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa. Các cơ sở đào tạo nghề cần được đầu tư vào các ngành công nghệ mới trong sản xuất, bảo quản,... các ngành nghề mà xã hội cần trong hiện tại và thời gian sắp tới về cả quy mô và chất lượng.
Thứ ba: Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục đào tạo, thu hút mọi nguồn lực cho phát triển giáo dục nhằm nâng cao chất lượng nguồn lực con người. Trong điều kiện kinh tế hiện nay ngân sách của tỉnh đầu tư cho giáo dục còn eo hẹp, ngân sách nhà nước phân bổ còn hạn chế thì việc đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đào tạo là vấn đề rất cấp thiết nhằm thu hút mọi nguồn lực để đầu tư phát triển giáo dục đào tạo nhằm tạo sức mạnh tổng hợp phát triển nguồn lực con người nói chung và đặc biệt là nguồn lực con người cho phát triển nông nghiệp, nông thôn nói riêng.
Thứ tư: Đổi mới và nâng cao năng lực quản lý nhà nước, thực hiện đồng bộ về giáo dục và đào tạo. Thực hiện mạnh mẽ phân cấp quản lý Nhà nước về giáo dục đào tạo, thực hiện đổi mới cơ chế quản lý giáo dục theo hướng giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hệ thống giáo dục, tăng cường công tác thanh tra và kiểm tra hoạt động giáo dục đào tạo. Hoàn chỉnh chính sách thu hút nhân tài, trong đó đặc biệt lưu ý tạo môi trường, điều kiện làm việc và chính sách đãi ngộ, gắn kết lực lượng tại chỗ và bên ngoài chống chảy máu chất xám, hoàn thiện chính sách bồi dưỡng nâng cao trình độ đối với đội ngũ giáo viên các cấp, đặc biệt là giáo viên dạy nghề, các lao động có trình độ tay nghề cao.
70