Hải Dương là một tỉnh nông nghiệp nằm ở trong vùng kinh tế trọng điểm của Đồng bằng Bắc Bộ thuộc trung tâm châu thổ sông Hồng, là một tỉnh trong có nền văn hoá lâu đời của dân tộc. Lịch sử hình thành và phát triển đã để lại cho Hải Dương một tài sản vô giá với nhiều di tích lịch sử văn hoá có giá trị. Diện tích của tỉnh là 1648,2 km2, dân số năm 2010 là 1.712.841, dân số trong độ tuổi từ 15 tuổi trở lên là 1.326.068. Phía Đông giáp Thành phố Hải Phòng, phía Tây giáp tỉnh Hưng Yên, phía Nam giáp tỉnh Thái Bình, phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang và Quảng Ninh với một số đặc điểm tự nhiên như:
Thứ nhất, Hải Dương cũng như các tỉnh thuộc Đồng bằng Bắc Bộ nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có nền nhiệt trung bình hàng năm là 23,30C, nhiệt độ cao nhất mùa hè trung bình không quá 340C, giờ nắng trung bình hàng năm 1542 giờ, lượng mưa trung bình hàng năm từ khoảng 1300 - 1700 mm, độ ẩm trung bình là 85 - 87%.
Thứ hai, Địa hình của tỉnh được chia thành hai vùng rõ rệt: vùng đồng bằng và vùng trung du, miền núi. Vùng đồi núi nằm ở phía bắc tỉnh, chiếm 11% diện tích tự nhiên của tỉnh bao gồm 13 xã thuộc thị xã Chí Linh và 18 xã thuộc huyện Kinh Môn. Đây là vùng đồi núi thấp, độ dốc vừa phải phù hợp với việc trồng cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả và cây lấy gỗ có giá trị kinh tế. Vùng đồng bằng chiếm 89% diện tích tự nhiên của tỉnh. Do phù sa
26
sông hệ thống Thái Bình bồi đắp, đất màu mỡ thích hợp với nhiều loại cây hoa mầu và lúa cao sản, sản xuất được nhiều vụ trong năm.
Thứ ba, Đơn vị quản lý hành chính của tỉnh bao gồm: Thành phố Hải Dương, thị xã Chí Linh và 10 huyện từ bắc tỉnh gồm: Kinh Môn, Nam Sách, Kim Thành, Thanh Hà, Cẩm Giàng, Gia Lộc, Tứ Kỳ, Thanh Miện, Ninh Giang và Bình Giang.