lượng xã hội vào việc bồi dưỡng nguồn lực con người hiện có chất lượng
ngày càng cao cho nông thôn
Trên cơ sở Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011 - 2020, các cấp, các ngành và các địa phương trên địa bàn tăng cường sự phối hợp chặt chẽ trong xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nguồn lực cho ngành, lĩnh vực, địa phương mình với các tổ chức chính trị - xã hội như: Hội cựu chiến binh, hội nông dân tập thể, hội phụ nữ, đoàn thanh niên,.. Tạo sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ, thống nhất tốt nhất cho sự phát triển nguồn lực trên địa bàn tỉnh.
Xác định rõ mối quan hệ giữa địa phương và tổ chức chính trị - xã hội trong công tác quản lý phát triển nguồn lực từ đó phân công, phân nhiệm cụ thể, rõ ràng cho từng cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội. Tăng cường phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong quá trình vận động, tổ chức các lớp chuyển giao khoa học công nghệ, kỹ thuật mới trong sản xuất, tạo sự gắn kết giữa các cơ sở đào tạo với người lao động, đặc biệt là giao nhiệm vụ cho các tổ chức chính trị - xã hội vận động hội viên của mình tham gia các lớp
74
học trên. Các tổ chức chính trị - xã hội và cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh thường xuyên báo cáo tình hình hoạt động, kết nối thông tin với cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn trong công tác hướng nghiệp, đào tạo, chuyển giao kỹ thuật cho nông dân, huy động mọi nguồn kinh phí để nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội.
Cùng với việc phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong đào tạo, phát triển nguồn lực con người trên địa bàn nông thôn của tỉnh, tỉnh cũng cần xác định vai trò của các tổ chức như đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội nông dân tự tạo và giải quyết việc làm, tham gia các hội trợ tìm việc làm, tạo thị trường tiêu thụ sản phẩm cho khu vực kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị sử dụng lao động với các cơ sở đào tạo, phát triển nguồn lực để tìm sự thống nhất giữa cung và cầu lao động, hạn chế đến mức thấp nhất sự lãng phí trong phát triển nguồn lực của cá nhân, tổ chức và xã hội. Đồng thời, tăng cường sự chủ động, sáng tạo của từng tổ chức chính trị - xã hội trong công tác phát triển nguồn lực.
Thường xuyên tổ chức sơ kết và tổng kết đánh giá kết quả hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác nâng cao chất lượng nguồn lực con người của các cấp, các ngành và các cơ sở dạy nghề. Từ đó, chỉ rõ những điểm làm được và chưa làm được, đồng thời đưa ra giải pháp để thực hiện, trong đó đặc biệt chú trọng đến giải pháp nâng cao sự phối kết hợp với các cấp, các ngành về phát triển nguồn lực.