Vai trò của nguồn lực con người trong thời kỳ CNH, HĐH

Một phần của tài liệu Phát huy nguồn lực con người trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Hải Dương hiện nay (Trang 25)

nông nghiệp, nông thôn ở nươc ta hiện nay

Trải qua hơn 25 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, trong đó 10 năm (2001 - 2010) thực hiện nghị quyết Tw (Khóa IX) về “Đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 - 2010” và 3 năm thực hiện nghị quyết số 26 - NQ/Tw, Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương (khóa X) “về nông nghiệp, nông dân và nông thôn”, sản xuất nông nghiệp nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn. Quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn - một bộ phận gắn liền với CNH, HĐH đất nước - diễn ra trong những điều kiện thuận lợi và khó khăn, thời cơ và nguy cơ đan xen, tác động lẫn nhau. Để tận dụng những thuận lợi và thời cơ, khắc phục những khó khăn và nguy cơ, để có thể “đi tắt, đón đầu”, thực hiện mục tiêu CNH, HĐH tùy thuộc trước hết vào chất lượng nguồn lực con người.

20

Về mặt lý luận, vai trò quyết định của nguồn lực con người đã được chủ nghĩa Mác đặc biệt chú ý và lý giải một cách khoa học. Theo các nhà kinh điển, con người không chỉ là sản phẩm của tự nhiên và xã hội. Tính quyết định của nguồn lực con người trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở nước ta ngày nguồn nay càng được thể hiện rõ. Trong đó có những tác động chủ yếu sau:

Một là: nguồn lực con người là nhân tố quyết định trình độ phát triển kinh tế - xã hội trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn

Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia đóng vai trò quyết định đến trình độ phát triển nguồn nhân lực, trong đó nông nghiệp, nông thôn là bộ phận quan trọng của nền kinh tế, bảo đảm cho sự ổn định chính trị, phát triển của đất nước trong quá trình đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH. Nông nghiệp phát triển là cơ sở đảm bảo an ninh lương thực, nông thôn thu nhập cao là thị trường lớn cho kinh tế cả nước. Kinh tế nông thôn phát triển sẽ tạo ra việc làm và thu nhập cho nông dân, đảm bảo xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội. Đó là cơ sở để nâng cao thể lực và trí lực của mọi người dân ở nông thôn. Nông thôn còn là địa bàn duy trì và phát triển những giá trị văn hóa truyền thống, tạo ra môi trường văn hóa lành mạnh thúc đẩy nông dân phát huy mọi tiềm năng của mình.

Mục tiêu của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân, thông qua phát triển kinh tế - xã hội, phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, hiệu quả và bền vững. Xây dựng nông thôn có cấu trúc xã hội văn minh, kinh tế phát triển, kết cấu hạ tầng, kinh tế - xã hội hiện đại, môi trường sinh thái hài hòa sẽ tạo điều kiện cho việc chăm sóc, bồi dưỡng, đào tạo, phát huy sức mạnh của con người Việt Nam thành lực lượng lao động xã hội, lực lượng sản xuất có đủ bản lĩnh và kỹ năng nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.

21

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định: “Phát triển nông nghiệp toàn diện, hiệu quả, bền vững theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát huy ưu thế của nền nông nghiệp nhiệt đới gắn với giải quyết tốt các vấn đề nông dân, nông thôn. Khuyến khích tập trung ruộng đất, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao. Gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ, mở rộng xuất khẩu. Xây dựng nông thôn mới theo hướng văn minh, giàu đẹp, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân” [17, tr.38].

Nguồn lực con người là nguồn lực của mọi nguồn lực. Vì vậy, phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam đặc biệt quan trọng cho sự thành công của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và hội nhập kinh tế quốc tế. Cho nên, cần tạo ra tất cả các điều kiện cần thiết để phát triển nguồn nhân lực nhanh, có chất lượng đáp ứng nhu cầu cấp bách của công cuộc đổi mới, của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và hội nhập kinh tế quốc tế.

Hai là, Nguồn nhân lực đóng vai trò là cơ sở cho sự phát triển kinh tế tri thức

Đại hội Đảng lần thứ XI khẳng định: “Phát triển tri thức là nhiệm vụ trung tâm, thực hiện CNH, HĐH đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức... phát triển khoa học và công nghệ nhằm mục tiêu đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, phát triển kinh tế tri thức vươn lên trình độ tiên tiến của thế giới” [17, tr.78].

Như vậy CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức là một yêu cầu cơ bản do điều kiện lịch sử cụ thể hiện nay đặt ra. Song là điều cơ bản nhất Việt Nam là một nước nông nghiệp lạc hậu, tiến thẳng lên CNXH bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, do đó chúng ta cần hôm nay là cơ sở vật chất kỹ thuật của nền sản xuất tiên tiến. Kinh tế tri thức của thế giới hiện nay đang ở giai đoạn phát triển cao, đó là thuận lợi để chúng ta lựa chọn các giải pháp tối ưu nhằm rút ngắn quá trình tiến hành CNH, HĐH nền kinh tế đất nước.

22

Trí tuệ, năng lực nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người có sức mạnh to lớn, là yếu tố quyết định tới việc thành bại trong quá trình phát triển kinh tế tri thức của nhiều nước trên thế giới. Nhận thức đúng vai trò quyết định của nguồn lực con người, các nước này đều đầu tư cho chiến lược con người, đặt lên hàng đầu chất lượng nguồn lao động, coi giáo dục - đào tạo là chìa khóa của sự tăng trưởng.

Giáo dục đào tạo là quá trình hình thành, phát triển, hoàn thiện về thế giới quan, năng lực tư duy, kỹ năng nghề nghiệp và nhân cách của mỗi con người đối với xã hội. Giáo dục là quá trình tích tụ để cung cấp nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạnh khoa học, kỹ thuật và công nghệ hiện đại đang dẫn các nền kinh tế của các nước công nghiệp phát triển, vận động đến nền kinh tế trí tuệ. Hàn Quốc từ một trong những nước nghèo nhất thế giới trở thành một trong những quốc gia công nghiệp mới hùng mạnh nhất về kinh tế của thế giới thứ ba. Nhật Bản cũng nhanh chóng vươn lên và trở thành cường quốc kinh tế thứ hai trên thế giới cũng do họ biết đặt con người vào trung tâm của sự phát triển, biết sử dụng nguồn nhân lực thông qua các thành tựu khoa học và công nghệ.

Trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đang đứng trước thách thức rất lớn về nguồn nhân lực chất lượng cao. Tỷ lệ nguồn nhân lực chất lượng cao còn thấp so với nhu cầu của thực tế. Đến năm 2011, lao động qua đào tạo có tăng, song đến nay mới chỉ đạt 24,8%.

Trong bối cảnh hiện nay, khi cuộc cách mạng khoa học và công nghệ phát triển mạnh mẽ việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế tri thức. Do đó, trong quá trình CNH, HĐH người lao động - lực lượng sản xuất hàng đầu - phải được nâng cao trình độ văn hóa và kỹ thuật.

Như vậy, việc xây dựng một xã hội học tập, phát triển tri thức của chính con người sẽ tạo cơ sở, tạo động lực cho quá trình thực hiện mục tiêu của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn gắn với phát triển kinh tế tri thức.

23

Chính vì vậy, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã nêu rõ: “tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành. Đẩy mạnh đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh; xây dựng xã hội học tập” [17, tr.41].

Thế mạnh của nông thôn nước ta là nhân lực, với cơ cấu dân số trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao. Đây là đội ngũ lao động trẻ, dồi dào, có khả năng nâng học vấn lên trình độ cao. Đội ngũ lao động này được đào tạo sẽ có cơ hội tham gia vào quá trình sản xuất hiện đại. Đồng thời có khả năng ứng dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế trên lĩnh vực nông nghiệp.

Ba là, Nguồn nhân lực là nhân tố cơ bản để phát huy mọi nguồn lực khác trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn

Để thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nước ta có rất nhiều nguồn lực. Trong đó có các nguồn nội lực và ngoại lực. Các nguồn nội lực gồm: nguồn lực con người - nguồn nội lực quan trọng nhất, cơ chế xã hội, cơ sở hạ tầng, giao thông, nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường,… các nguồn ngoại lực gồm vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (HDI), vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA),…

Việc khai thác các nguồn lực nói trên hoàn toàn phụ thuộc vào con người. Chính con người với sức lực và trí tuệ của mình mới là nhân tố quyết định hiệu quả khai thác, sử dụng nguồn lực tự nhiên và các nguồn lực khác, đồng thời còn tạo ra các nguồn lực mới.

Với tư cách là người lao động, việc khai thác các nguồn lực nói trên phụ thuộc trình độ khoa học, vào ý thức bảo vệ môi trường, tinh thần lao động,… Với tư cách là người quản lý, việc khai thác các nguồn lực nói trên phụ thuộc vào việc xây dựng các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, các chính sách kinh tế - xã hội về phúc lợi xã hội, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, phát triển giáo dục, văn hóa, chăm sóc sức khỏe nhân dân,…

24

Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định: Chính sách xã hội đúng đắn, công bằng vì con người là động lực mạnh mẽ phát huy mọi năng lực sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Bằng hệ thống các chính sách - xã hội, nhà nước ta đã thiết lập được môi trường pháp lý cho sự hoạt động và tạo điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Trong bối cảnh hiện nay, Đảng và Nhà nước cần thấy rõ trách nhiệm của mình trong việc phát huy nguồn nhân lực. Cần phải tạo môi trường và điều kiện để mọi người có lao động việc làm và thu nhập tốt hơn. Có chính sách tiền lương và chế độ đãi ngộ tạo động lực để phát triển; điều tiết hợp lý những thu nhập trong xã hội.

CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trong điều kiện sản xuất nông nghiệp, đời sống của nông dân còn gặp nhiều khó khăn, sản xuất manh mún, phân tán, thu nhập và đời sống của người nông dân chưa cao, tỷ lệ thất nghiệp và lao động chưa qua đào tạo còn cao. Vì vậy, để nâng cao chất lượng nguồn lực con người cần phải xây dựng và hoàn thiện chính sách vĩ mô, xây dựng môi trường sống lành mạnh; song song phải biết phát huy tính tích cực, tự giác, năng động, sáng tạo của con người nhằm khai thác một cách có hiệu quả nhất nguồn tài nguyên sẵn có của nước ta.

Trong bối cảnh đời sống quốc tế hóa, khu vực hóa ngày càng phát triển, sự phát huy nguồn lực con người của mỗi nước luôn chịu sự tác động của hội nhập nguồn lực con người khu vực và thế giới. Nhà nước có vai trò tạo môi trường thuận lợi để phát triển nhanh nguồn lực con người, nhằm hội nhập vào nguồn lực con người thế giới, đồng thời ngăn cản sự tác động tiêu cực của kinh tế thị trường đến việc phát triển nguồn nhân lực.

Từ những sự phân tích trên cho thấy con người là “nguồn lực của mọi nguồn lực”, là trung tâm và đóng vai trò quyết định trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

25

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG NGUỒN LỰC CON NGƢỜI Ở HẢI DƢƠNG TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA

NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN

2.1. Những nhân tố ảnh hƣởng đến việc phát huy nguồn lực con ngƣời ở Hải Dƣơng trong thời kỳ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Hải Dương là một tỉnh nông nghiệp nằm ở trong vùng kinh tế trọng điểm của Đồng bằng Bắc Bộ thuộc trung tâm châu thổ sông Hồng, là một tỉnh trong có nền văn hoá lâu đời của dân tộc. Lịch sử hình thành và phát triển đã để lại cho Hải Dương một tài sản vô giá với nhiều di tích lịch sử văn hoá có giá trị. Diện tích của tỉnh là 1648,2 km2, dân số năm 2010 là 1.712.841, dân số trong độ tuổi từ 15 tuổi trở lên là 1.326.068. Phía Đông giáp Thành phố Hải Phòng, phía Tây giáp tỉnh Hưng Yên, phía Nam giáp tỉnh Thái Bình, phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang và Quảng Ninh với một số đặc điểm tự nhiên như:

Thứ nhất, Hải Dương cũng như các tỉnh thuộc Đồng bằng Bắc Bộ nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có nền nhiệt trung bình hàng năm là 23,30C, nhiệt độ cao nhất mùa hè trung bình không quá 340C, giờ nắng trung bình hàng năm 1542 giờ, lượng mưa trung bình hàng năm từ khoảng 1300 - 1700 mm, độ ẩm trung bình là 85 - 87%.

Thứ hai, Địa hình của tỉnh được chia thành hai vùng rõ rệt: vùng đồng bằng và vùng trung du, miền núi. Vùng đồi núi nằm ở phía bắc tỉnh, chiếm 11% diện tích tự nhiên của tỉnh bao gồm 13 xã thuộc thị xã Chí Linh và 18 xã thuộc huyện Kinh Môn. Đây là vùng đồi núi thấp, độ dốc vừa phải phù hợp với việc trồng cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả và cây lấy gỗ có giá trị kinh tế. Vùng đồng bằng chiếm 89% diện tích tự nhiên của tỉnh. Do phù sa

26

sông hệ thống Thái Bình bồi đắp, đất màu mỡ thích hợp với nhiều loại cây hoa mầu và lúa cao sản, sản xuất được nhiều vụ trong năm.

Thứ ba, Đơn vị quản lý hành chính của tỉnh bao gồm: Thành phố Hải Dương, thị xã Chí Linh và 10 huyện từ bắc tỉnh gồm: Kinh Môn, Nam Sách, Kim Thành, Thanh Hà, Cẩm Giàng, Gia Lộc, Tứ Kỳ, Thanh Miện, Ninh Giang và Bình Giang.

2.1.2. Trình độ kinh tế

Hải Dương có hệ thống hạ tầng giao thông khá hoàn chỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội nhất là nông nghiệp, nông thôn của tỉnh. Giao thông bao gồm: Đường bộ có 4 tuyến quốc lộ qua tỉnh dài 99km, đều là đường cấp I có 4 làn xe đi lại; đường sắt tuyến Hà Nội - Hải Phòng song song với quốc lộ 5 đáp ứng nhu cầu vận chuyển và đang thi công xây dựng tuyến đường sắt Hà Nội - Quảng Ninh là cơ hội thuận lợi cho sự phát triển các huyện phía bắc tỉnh; đường thuỷ với hơn 400km đường sông cho tàu, thuyền 500 tấn qua lại dễ dàng, hệ thống bến bãi đủ đáp ứng cho vận chuyển theo đường thuỷ. Các tuyến đường bộ, đường thuỷ, đường sắt phân bố hợp lý rất thuận lợi cho giao thương với các tỉnh lân cận và hoạt động xuất khẩu phục vụ công nghiệp chế biến nông sản thúc đẩy quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Sau 15 năm tái lập tỉnh, kinh tế - Xã hội Hải Dương có nhiều chuyển biến tích cực, đặc biệt trong giai đoạn 2006 - 2010 kinh tế đạt được nhiều tiến độ, tuy vậy trong giai đoạn này kinh tế của tỉnh cũng có nhiều biến động, cuộc khủng hoảng kinh tế bắt đầu từ cuối 2008 đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình phát triển kinh tế của cả nước nói chung và của Hải Dương nói riêng. Vì vậy, trong giai đoạn này tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả giai đoạn 2006 -

Một phần của tài liệu Phát huy nguồn lực con người trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Hải Dương hiện nay (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)