MỘT SỐ NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của vô hoạt enzyme protease đến quá trình sấy và bảo quản bột thịt đầu tôm (Trang 32 - 34)

Hiện nay, có nhiều nghiên cứu liên quan đến tách chiết và tinh sạch protease có trong đầu tôm. Năm 1857 Corvisat đã chiết tách trypsin từ dịch tụy, đây là protease đầu tiên đƣợc thu nhận chƣa tinh sạch. Đến năm 1862 Danivevski chiết tách trypsin, amylase tụy tạng bằng phƣơng pháp hấp phụ. Nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng

trong chiết tách và nghiên cứu các tính chất của enzyme cũng nhƣ protein. Và vào năm 1872 Hommarsten chiết tách đƣợc chymosin.

Ngoài ra cũng có nhiều nghiên cứu sử dụng đầu tôm làm thức ăn gia súc. Phan Thị Bích Châm (2004) đã xác nhận thành công của việc xử lý vỏ đầu tôm với rỉ đƣờng và enzyme dùng làm thức ăn cho gia súc, gia cầm.Trịnh Ngọc Vinh (2006) đã tiến hành ủ chua vỏ đầu tôm có thêm vi khuẩn Lactobacillus spp giúp cho quá trình lên men đƣợc nhanh hơn. Sau đó khảo sát nồng độ đƣờng, nồng độ muối, nồng độ

Lactobacillus spp thích hợp trong việc bảo quản vỏ đầu tôm bằng phƣơng pháp lên men ủ chua. Qua đó, góp phần tạo ra sản phẩm thức ăn gia súc có chất lƣợng cao hơn, tính phổ biến rộng rãi, giá trị kinh tế cao và giảm thiểu việc gây ô nhiễm môi trƣờng. Phạm Thị Đan Phƣợng và các cộng sự (2008) đã nghiên cứu bột đạm giàu carotenprotein thu hồi từ quá trình sản xuất chitin bằng đầu tôm và bƣớc đầu thử nghiệm phối trộn thức ăn cá. D. Septinova và cộng sự đã nghiên cứu bổ sung phế phẩm tôm trong thức ăn cho gà với liều lƣợng khác nhau năm 2010. Các kết quả đều chỉ ra rằng đầu tôm có tiềm năng để sử dụng nhƣ nguồn protein trong chế độ ăn cho vật nuôi

Sản xuất chitin và chitosan cũng là phƣơng pháp xử lý đƣợc nhiều nhà khoa học lựa chọn. Ngô Thị Hoài Dƣơng và cộng sự (2008) đã nghiên cứu đƣa ra giải pháp tiền xử lý bằng acid formic trong quy trình sản xuất chitosan từ đầu tôm nhằm giảm thiểu lƣợng hóa chất và chất thải gây ô nhiễm môi trƣờng. Cũng trong năm đó Nguyễn Văn Thiết và Đỗ Ngọc Tú (2008) đã nghiên cứu tách, chiết chitin từ đầu – vỏ tôm bằng phƣơng pháp sinh học là sử dụng Bromelin trong dịch ép vỏ dứa. Huỳnh Văn Nguyên (2012) đã nghiên cứu bổ sung thịt đầu tôm trong chế biến xúc xích từ tôm thịt vụn, nhằm tận dụng thịt đầu tôm để chế biến xúc xích từ tôm thứ phẩm có cấu trúc tốt, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và thời gian bảo quản dài.

Ngành Công nghệ Thực phẩm, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng -24-

CHƢƠNG 3 PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của vô hoạt enzyme protease đến quá trình sấy và bảo quản bột thịt đầu tôm (Trang 32 - 34)