Các nghiên cứu về tính chất và hoạt động của enzyme PPO đã và đang được nhận được sự quan tâm của các nhà khoa học trên thế giới. Rong Bao-hua et al. (2010) đã xác định những ảnh hưởng của nhiệt độ, pH, các chất ức chế tác động lên hoạt tính PPO ngó sen và thiết lập phương trình phản ứng động học. Nhiệt độ và pH tối ưu tương ứng là 30oC ở pH bằng 6,0. Hằng số Km và Vmax của phương trình động học tương ứng là 0,0344 mol/L, 172,41 U/mL. Cũng theo nghiên cứu này, enzyme PPO bị vô hoạt khi bị xử lý nhiệt ở 70C trong thời gian 60 phút, đồng thời ngó sen sau khi tiền xử lý 30 phút trong dung dịch 0,2% calcium chloride cho độ cứng của ngó sen duy trì không đổi so với ban đầu. Các nghiên cứu gần đây của Wang et al.
(2009), Xu et al. (2008) đã đưa ra giải pháp cải thiện chất lượng của ngó sen bằng
cách sử dụng bao gói thích hợp và tiền xử lý ngó sen bằng các tác nhân chống hóa nâu. Đồng thời, nghiên cứu của Xu et al. (2008) cũng đề nghị phương thức tiền xử
lý gồm L-cystein (0,3%) kết hợp acid citric (0,5%), acid ascorbic (0,2%) và NaCl (0,5%) kết hợp bảo quản lạnh ở nhiệt độ 4oC nhằm ức chế sự hóa nâu và kéo dài thời gian bảo quản ngó sen tươi..
Trên thế giới enzyme PPO được thu nhận, tinh chế và khảo sát đặc tính từ lá trà xanh (Camellia sinensis) được thực hiện bởi nhiều tác giả như Halder, Tamuli và Bhaduri (1998) ; Unal et al. (2011). Ngoài ra PPO còn được thu nhận và khảo sát từ
Patwardhan, 1982), quả bơ (Kahn, 1983 và Lelyveld, 1984), quả khế (Adnan et al.,
1986), táo Amasya (Oktay et al., 1995), lá đậu xanh (Shin et al., 1996), khoai môn
(Yemenicioglu et al., 1997), cây thuốc lá (Richardson và McDougall, 1997), quả
mơ Malatya (Arslan et al., 1998), củ khoai tây (Partington, 1996 và 1999), quả vải (Jiang et al., 1999), cà phê (Mazzafera và Robinson, 2000), mủ cao su
(Wititsuwannakula et al., 2002), lá dâu tằm (Sutay, 2003), quả mảng cầu xiêm
(Bora et al., 2004), cây bạc hà Metha arvensis (Neves et al., 2009), quả anh đào (Jia et al., 2011), hoa dâm bụt (Madani et al., 2011),…
Một số nghiên cứu về PPO ở vi sinh vật cũng được thực hiện ở E.coli (Kim et al.,
2001), Thermomyces Lanuginosus (Astarci, 2003), Thermophilic bacillus sp
(Guray, 2009), … Ở Việt Nam có một số nghiên cứu về PPO ở một số đối tượng khác như nghiên cứu sự biến đổi hoạt tính của PPO trong quá trình lên men cacao (Phan Thanh Bình và cộng sự, 2009).
Các kết quả nghiên cứu cho thấy, đặc điểm của PPO phụ thuộc rất lớn vào nguồn trích ly, cơ chất phản ứng và các điều kiện môi trường. Chính vì vậy, việc khảo sát tính chất của PPO phải được khảo sát một cách cụ thể trên từng đối tượng, làm cơ sở cho các nghiên cứu và ứng dụng tiếp theo.
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU