quyết tranh chấp kỷ luật sa thải lao động
Trong trường hợp người lao động không đồng ý với quyết định kỷ luật sa thải của người sử dụng lao động thì có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Tranh chấp giữa người lao động và người sử dụng lao động về kỷ luật lao động thuộc hình thức kỷ luật sa thải được coi là tranh chấp lao động và được giải quyết theo theo thủ tục giải quyết tranh chấp lao động. Nếu các bên có khởi kiện ra tòa án thì đây sẽ được xác định là vụ án lao động và được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.
Còn đối với kỷ luật cán bộ, công chức lại được xem là quyết định hành chính. Bởi vậy, nếu cán bộ, công chức không đồng ý với quyết định kỷ luật này có quyền khiếu nại đến cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hành chính. Đối với cán bộ, công chức buộc thôi việc có quyền khởi kiện ra tòa
48
án và vụ việc sẽ được xác định là vụ án hành chính, được giải quyết theo thủ tục tố tụng hành chính.
tỉnh Cà Mau
CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG Ở TỈNH CÀ MAU VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KỶ LUẬT SA THẢI
Sa thải là hình thức kỷ luật lao động nặng nhất mà người sử dụng lao động có thể áp dụng đối với người lao động. Sa thải đồng nghĩa với việc người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, mất việc làm và mất thu nhập, gây ra những ảnh hưởng rất nghiêm trọng đối với người lao động và gia đình họ. Để tránh tình trạng người sử dụng lao động lạm quyền, sa thải người lao động một cách bừa bãi, dẫn đến tranh chấp lao động, thậm chí là ngòi nổ cho các cuộc đình công như trên thực tế đã xảy ra, các quy định của pháp luật về hình thức kỷ luật này cần phải được tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế quan hệ lao động đang biến đổi nhanh chóng hiện nay, để vấn đề này thực sự phát huy tác dụng trong việc duy trì kỷ cương của doanh nghiệp, tạo cho người lao động tác phong công nghiệp, góp phần thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Ở chương này, người viết tập trung trình bày thực trạng của việc áp dụng quy định của pháp luật về kỷ luật sa thải ở Tỉnh Cà Mau, qua đó cũng có một số ý kiến về kỷ luật sa thải nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động là những quy định về kỷ luật sa thải nói riêng.
3.1. Thực trạng về việc áp dụng kỷ luật sa thải người lao động ở tỉnh Cà Mau.
Kỷ luật sa thải giữ vai trò quan trọng trọng việc xây dựng trật tự kỷ cương của doanh nghiệp đảm bảo mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp là điều kiện cần thiết để thúc đẩy sản xuất phát triển, giảm tranh chấp lao động, đình công không đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trên thực tế, những quy định về kỷ luật sa thải vẫn chưa được người sử dụng lao động và người lao động thực hiện nghiêm túc, trong đó có trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước về lao động và tổ chức công đoàn.
Theo số liệu thống kê của Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Cà Mau, có khoảng 3.500 DN đang hoạt động, trong đó có 4 doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, 5 doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, 251 hợp tác xã (trong đó có 2 quỹ tín dụng nhân dân) với 4.887 thành viên, tổng vốn điều lệ 244 tỷ đồng và trên 50.000 hộ kinh doanh cá thể. Từ đó, đã góp phần giải quyết việc làm cho hàng chục nghìn công nhân, lao động, đóng góp ngân sách khá lớn cho tỉnh. Tuy nhiên, do hầu hết các doanh nghiệp trong tỉnh đều có quy mô vừa và nhỏ, số doanh nghiệp thành lập được tổ chức công đoàn, nhưng cán bộ công đoàn chủ yếu là kiêm nhiệm, hoạt động vì lợi ích của doanh nghiệp là chính nên mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến nhiều bất đồng
không được giải quyết kịp thời đã xảy ra việc sa thải người lao động một cách bừa bải không có căn cứ vi phạm kỷ luật lao động không đúng quy định của pháp luật. Theo Báo cáo tổng kết thanh tra của Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh, thì năm 2012, toàn tỉnh đã xảy ra 102 vụ người lao động bị xử lý kỷ luật lao động, trong đó có 27 vụ người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải. Vì vậy, dẫn đến tình trạng người lao động mất việc làm, mất thu nhập, và ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội tại địa phương. Ngoài ra, ở một số doanh nghiệp chế biến thủy sản lâm vào cảnh khó khăn về tài chính, không ít người lao động chịu cảnh thất nghiệp, mất việc làm. Người lao động đứng trước cảnh doanh nghiệp ăn quỵt tiền lương của công nhân, lao động. Hàng trăm công nhân tự ý bỏ việc tìm việc làm nơi khác, còn những công nhân ở lại hoang mang lo sợ trước những quyết định sa thải bất chợt của người sử dụng lao động.
Tuy nhiên, với sự quan tâm chỉ đạo các sở, ban, ngành nghiên cứu từng bước cải cách thủ tục hành chính, thực hiện một số chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp đang gặp khó khăn theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tình hình sản xuất kinh doanh của các nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Cà Mau đã có bước chuyển biến theo hướng tích cực trong những tháng gần đây. Cụ thể là thị trường xuất khẩu không ngừng được mở rộng; hàng tồn kho đã cơ bản được giải phóng; tình trạng thiếu tôm nguyên liệu được khắc phục… Từ những chuyển biến tích cực trên, hàng trăm công nhân trước đây bỏ nhà máy nay đã quay trở lại làm việc và không còn tình trạng người sử dụng lao động sa thải người lao động không có căn cứ.
Từ những chính sách pháp luật của Nhà nước, trong thời gian qua, tỉnh đã chỉ đạo các ngành liên quan xây dựng cơ chế, chính sách thông thoáng, công khai, minh bạch để thu hút đầu tư phát triển kinh tế. Từ đó, thủ tục trong đầu tư, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không ngừng được cải thiện và ngày càng thuận lợi, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Chính vì thế mà người lao động an tâm làm việc, không còn tự ý bỏ việc ra sức phấn đấu sản xuất, không còn vi phạm kỷ luật lao động nói chung và kỷ luật sa thải nói riêng.
3.2. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng kỷ luật sa thải người lao động
Nguyên nhân dẫn đến kỷ luật sa thải là do người sử dụng lao động chưa hiểu biết hết những quy định của pháp luật về kỷ luật lao động nói chung và sa thải nói
tỉnh Cà Mau
riêng. Mặt khác, do người sử dụng lao động lạm quyền ỷ lại mình là chủ thì muốn sa thải người lao động một cách bừa bải, khi chưa đủ căn cứ. Vì vậy, dẫn đến tình trạng sa thải người lao động trái với pháp luật lao động. Ngoài ra, do phần lớn người lao động xuất thân từ nông thôn, tuổi đời còn trẻ, chưa có tay nghề (khoảng 75% người lao động chưa qua đào tạo). Người lao động làm việc với cường độ cao, ít có thời gian nghỉ ngơi tái tạo sức lao động nhưng thu nhập thấp, đời sống vật chất khó khăn, đời sống tinh thần thiếu thốn, am hiểu pháp luật còn hạn chế... Là lực lượng lao động chính sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội, làm lợi cho doanh nghiệp, nhưng thù lao của người lao động được hưởng và cách đối xử của doanh nghiệp chưa tương xứng với công sức lao động bỏ ra, nên khi bị mất quyền lợi họ dễ bị kích động và sẵn sàng tự ý bỏ việc, hoặc vi phạm các quy định của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tại một số doanh nghiệp, một bộ phận công nhân thiếu ý thức trách nhiệm, vi phạm kỷ luật lao động. Chính vì vậy mà người lao động bị sa thải.
Ngoài ra, một số doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ các chính sách, pháp luật lao động, vì lợi nhuận kinh doanh nên còn xem nhẹ và chưa thực sự tạo điều kiện về thời gian cho tổ chức công đoàn thực hiện việc tuyên truyền pháp luật tới người lao động và đáp ứng những đề xuất, kiến nghị chính đáng của người lao động kịp thời. Trong khi đó, vai trò điều tiết của Nhà nước đối với chính sách xã hội, nhất là chính sách đối với người lao động, như: tiền lương, phúc lợi xã hội, nhà ở và các chính sách xã hội khác còn chậm, chưa hợp lý; sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong việc tham gia giải quyết tranh chấp lao động và tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển chưa đồng bộ. Chính vì vậy, kỷ luật sa thải tại các doanh nghiệp luôn là vấn đề “nóng” được Liên đoàn lao động tỉnh Cà Mau, cơ quan chức năng quan tâm. Năm 2012, Liên đoàn lao động tỉnh đã tổ chức hội nghị đối thoại trực tiếp giữa người sử dụng lao động và người lao động nhằm xây dựng mối quan hệ hài hòa. Tại hội nghị này, đa số người lao động kiến nghị với người sử dụng lao động, các cơ quan chức năng các vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống vật chất và tinh thần như là nhà ở, khu trạm xá, khu vui chơi giải trí, điều kiện làm việc; tăng cường các buổi đối thoại giữa người sử dụng lao động và người lao động để hai bên cùng chia sẻ những hiểu biết về văn hóa, tập quán tín ngưỡng, đồng thời doanh nghiệp công khai các chế độ tiền lương, thưởng, giải quyết dứt điểm những kiến nghị, đề xuất của người lao động; các ngành chức năng kiên quyết xử lý theo pháp luật đối với người sử dụng lao động sa thải trái pháp luật và người lao động vi phạm những quy định về kỷ luật lao động của doanh nghiệp.
Rõ ràng, khi nhận thức và lợi ích của người lao động được nâng lên thì ý thức hành động của người lao động cũng có nhiều chuyển biến tích cực, đó là việc chấp
hành pháp luật, nhiệt tình và trách nhiệm cao trong sản xuất, cống hiến công sức, trí tuệ làm ra sản phẩm chất lượng đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Ngược lại, doanh nghiệp phát triển sẽ bảo đảm được việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động; đáp ứng một số đề xuất, kiến nghị chính đáng của người lao động về tăng lương, tăng hỗ trợ phụ cấp chuyên cần, nhà trọ, xăng xe...; tạo điều kiện cho tổ chức công đoàn hoạt động, thúc đẩy phong trào thi đua lao động, sản xuất làm lợi và tạo dựng uy tín, thương hiệu cho doanh nghiệp.
3.3. Phương hướng hoàn thiện
3.3.1. Hoàn thiện pháp luật về kỷ luật sa thải trong mối tương quan với việc hoàn thiện pháp luật về kỷ luật lao động nói riêng và pháp luật lao động nói việc hoàn thiện pháp luật về kỷ luật lao động nói riêng và pháp luật lao động nói chung.
Từ khi Bộ luật lao động năm 2012 ra đời cho đến nay, các quy định về kỷ luật sa thải nói riêng và kỷ luật lao động nói chung luôn dành được nhiều sự quan tâm của Nhà nước đặc biệt là các nhà lập pháp. Vì thế, những quy định này đã phát huy hiệu quả to lớn trong đời sống, hoạt động sản xuất và xã hội. Tuy vậy, cùng với thời gian và sự biến đổi của các quan hệ lao động trong hoạt động sản xuất và xã hội, nhất là khi nước ta đã là thành viên của Tổ chức thương mại quốc tế thì yêu cầu hoàn thiện các quy định của pháp luật thì lại trở nên cấp thiết. Tuy nhiên, làm thế nào để cho các quy định về kỷ luật sa thải nói riêng và kỷ luật lao động nói chung vẫn đảm bảo được chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, ổn định được việc làm và đời sống cho người lao động lại là một vấn đề không dễ gì thực hiện.
Pháp luật về kỷ luật sa thải là một nội dung cực kỳ quan trọng của pháp luật về kỷ luật lao động nói riêng và pháp luật lao động nói chung. Vì thế, mọi phương hướng bổ sung, hoàn thiện các quy định về kỷ luật sa thải phải phù hợp với tổng thể các quy định về kỷ luật lao động nói riêng và pháp luật lao động nói chung. Cùng với các quy định của pháp luật về các hình thức xử lý kỷ luật như khiển trách, kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng hoặc cách chức, các quy định về kỷ luật sa thải tạo nên một tổng thể pháp luật về kỷ luật lao động thống nhất.
Với những đặc điểm và bản chất riêng biệt của kỷ luật sa thải nên việc xây dựng các quy định về kỷ luật sa thải được tiến hành hết sức chặt chẽ. Trong cơ cấu hình thức xử lý kỷ luật lao động, kỷ luật sa thải được coi là hình thức xử lý kỷ luật ở mức cao nhất, nghiêm khắc nhất, trực tiếp phá vỡ quan hệ lao động, thường được người sử dụng lao động lựa chọn như là biện pháp cuối cùng để xử lý hành vi vi phạm của người lao động nhằm để giữ vững trật tự trong doanh nghiệp. Vì thế, pháp luật luôn có quy định nhằm bảo vệ quyền lợi của người sử dụng lao động trong thực tế. Là một nội dung của pháp luật về kỷ luật lao động nên khi xây dựng
tỉnh Cà Mau
các quy định về kỷ luật sa thải, các quy định áp dụng chung với các hình thức xử lý kỷ luật lao động về nguyên tắc xử lý kỷ luật, thẩm quyền và thời hiệu xử lý, trình tự và thủ tục xử lý phải được tôn trọng. Pháp luật là một thể thống nhất nên không thể tồn tại một chế định pháp luật về kỷ luật sa thải nằm riêng rẽ với chế định pháp luật về kỷ luật lao động nói riêng và pháp luật lao động nói chung.
3.3.2. Đảm bảo mối tương quan hợp lý giữa quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động và quyền lợi của người lao động. người sử dụng lao động và quyền lợi của người lao động.
Trong mối quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động, người sử dụng lao động vẫn là người chiếm ưu thế và giữ vai trò chi phối hầu hết mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của người lao động. Người sử dụng lao động có quyền quản lý, tổ chức, kiểm tra và giám sát quá trình lao động của người lao động. Trong quan hệ đó, người lao động chịu quá nhiều phụ thuộc vào người sử dụng lao động cả về mặt pháp lý và mặt kinh tế. Về mặt pháp lý, người lao động chịu sự quản lý, giám sát và điều hành của người sử lao động, đồng thời phải tuân theo những quy định do người sử dụng lao động ban hành trong nội quy lao động của doanh nghiệp. Còn về mặt kinh tế, đời sống của người lao động được đảm bảo bằng tiền lương và thu nhập do người sử dụng lao động chi trả. Vì thế, trong quan hệ với người sử dụng lao động, người lao động chịu rất nhiều áp lực và thường nhận phần thiệt hơn về mình.
Tuy vậy, trong quan hệ lao động, người lao động là chủ thể chiếm số đông, có vai trò quan trọng trực tiếp sản xuất ra của cải, vật chất, vận hành bộ máy, dây truyền sản xuất của doanh nghiệp, đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động bình