Theo quy định của pháp luật, “ người có quyền xử lý vi phạm kỷ luật, kể cả tạm đình chỉ công việc của Bộ luật lao động là người sử dụng lao động; người được người sử dụng lao động ủy quyền chỉ được xử lý kỷ luật lao động theo hình thức khiển trách. Các hình thức kỷ luật khác chỉ được chỉ được ủy quyền khi người sử dụng lao động đi vắng và phải bằng văn bản”40. Như vậy, người sử dụng lao động là chủ thể duy nhất có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải. Các chủ thể khác chỉ được phép ra quyết định xử lý kỷ luật ttheo hình thức sa thải khi người sử dụng lao động đi vắng và có văn bản ủy quyền. Ngoài trường hợp này, mọi quyết định sa thải đều bị coi là bất hợp pháp.
40
Mục 4, Điều 1 Nghị định số 33/2003/NĐ-CP ngày 02/04/2003 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 41/CP ngày 06/07/1995 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất.
tỉnh Cà Mau
Thông thường, trong quan hệ lao động, doanh nghiệp chính là người sử dụng lao động. Khi tiến hành xử lý kỷ luật lao động, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đương nhiên là chủ thể có thẩm quyền ra quyết định. Trong trường hợp, người này đi vắng, họ có thể ủy quyền bằng văn bản cho cấp phó hoặc người có quyền khác tiến hành xử lý kỷ luật và ra quyết định sa thải( vấn đề này được quy định trong điều lệ của doanh nghiệp). Quy định này một mặt đảm bảo cho sự chặt chẽ của pháp luật trong quá trình tiền hành kỷ luật, mặc khác đảm bảo sự hoạt động bình thường của doanh nghiệp khi người sử dụng lao động di vắng, bởi kỷ luật lao động nói chung và kỷ luật sa thải nói riêng là một hoạt động bình thường của doanh nghiệp.