Cùng với những quy định của pháp luật về việc áp dụng các biện pháp trong quản lý kinh tế, văn hóa và giáo dục… thì nội quy lao động cũng được người sử dụng lao động dành nhiều thời gian và công sức nghiên cứu để ban hành nhằm quản lý hoạt động của doanh nghiệp. Nội quy lao động là cụ thể hóa những quy định của pháp luật lao động cho phù hợp với hoàn cảnh, đặc điểm của từng doanh nghiệp. Nội quy lao động chứa đựng những quy tắc xử sự chung bắt buộc đối với người lao động của doanh nghiệp, đồng thời là cơ sở pháp lý quan trọng để xác định hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động, trong đó có hành vi vi phạm đến mức cao nhất là kỷ luật sa thải.
Nội quy lao động có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc giữ kỷ luật, trật tự của doanh nghiệp. Vì thế, không phải chủ thể nào trong doanh nghiệp cũng có quyền ban hành mà người sử dụng lao động là chủ thể duy nhất có quyền ban hành nội quy lao động. Theo quy định của pháp luật lao động, mọi doanh nghiệp “người sử dụng lao động sử dụng từ 10 người lao động trở lên phải có nội quy lao động bằng văn bản”18. Từ quy định này nhằm thiết lập kỷ luật đưa hoạt động của doanh nghiệp đi vào khuôn khổ pháp luật, tránh khả năng doanh nghiệp có thể “sáng tạo”
18
những quy định mới khi doanh nghiệp muốn sa thải người lao động nào đó. Nội quy lao động bằng văn bản có ý nghĩa rất quan trọng đối với cả doanh nghiệp và người lao động. Vì nội quy lao động thể hiện thái độ, quan điểm của doanh nghiệp đối với người lao động thông qua những quy định có tính chất bắt buộc chung và cũng thông qua đây người lao động nắm được quyền và nghĩa vụ của mình khi làm việc cho doanh nghiệp.
Chính vì thế mà nội quy lao động còn có vai trò quan trọng trong việc xác định hành vi của người lao động và hình thức xử lý đúng với quy định của pháp luật lao động. Như vậy, nội quy lao động là văn bản pháp lý quan trọng của doanh nghiệp, do người sử dụng lao động của doanh nghiệp ban hành theo những trình tự, thủ tục nhất định. Các chủ thể khác như người lao động, công đoàn không có quyền ban hành bởi vì đây là một nội dung cực kỳ quan trọng của quyền quản lý lao động trong doanh nghiệp. Trong trường hợp doanh nghiệp có hoặc không có nội quy lao động nhưng không thể hiện bằng văn bản, thì việc xử lý kỷ luật lao động sẽ được thực hiện theo những quy định chung của pháp luật lao động.
2.1.2 Về nội dung của nội quy lao động
Nội quy lao động do người sử dụng lao động ban hành nhằm quản lý hoạt động của doanh nghiệp, hướng mọi hoạt động của tập thể lao động theo một trật tự, kỷ luật chung. Về mặt pháp lý, nội quy được ban hành phải có nội dung theo quy định của pháp luật, “nội dung nội quy lao động không được trái với pháp luật về lao động và quy định khác pháp luật có liên quan”19. Mỗi doanh nghiệp có những đặc điểm, hoàn cảnh riêng nên nội quy của từng doanh nghiệp cũng không giống nhau, tuy nhiên giữa chúng có những nội quy chung chủ yếu theo quy định của pháp luật lao động.
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 41/CP của Chính phủ ngày 06/07/1995 và theo quy định tại khoản 2, Điều 119 Bộ luật lao động năm 2012 thì nội dung nội quy lao động có những nội dung chủ yếu sau đây:
- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và trật tự trong doanh nghiệp.
- An toàn lao động, vệ sinh lao động ở nơi làm việc: Việc chấp hành những biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động, ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; tuân thủ các quy phạm, các tiêu chuẩn an toàn lao động, vệ sinh lao động; việc sử dụng và bảo quản trang bị phòng hộ cá nhân; vệ sinh công nghiệp tại nơi làm việc.
19
tỉnh Cà Mau
- Bảo vệ tài sản, bí mật công nghệ, kinh doanh của đơn vị: Các loại tài sản, tư liệu, tài liệu, số liệu của đơn vị thuộc phạm vi và trách nhiệm được giao.
- Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động, hình thức xử lý kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất: Người sử dụng lao động có trách nhiệm cụ thể hóa trong từng loại hành vi vi phạm, mức độ vi phạm; các hình thức xử lý vi phạm kỷ luật lao động; xác định các loại trách nhiệm vật chất, mức độ thiệt hại, phương thức bồi thường phù hợp với đặc điểm của đơn vị, với thỏa ước lao động tập thể (nếu có) và không trái với quy định của pháp luật về lao động.
Như vậy, hầu hết mọi hoạt động quan trọng liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp đều được quy định trong nội quy lao động. Có thể nói đây là pháp luật thu nhỏ trong phạm vi của doanh nghiệp, là một quá trình sáng tạo của người sử dụng lao động, biến những quy định chung của pháp luật thành những quy định cụ thể phù hợp với đặc điểm và hoàn cảnh của doanh nghiệp.