Quá trình thành lập và thực trạng phát triển của các tổng công ty 90-91 Quá trình ra đời các tổng công ty 90

Một phần của tài liệu Các tập đoàn kinh tế Việt Nam và vai trò trong việc thúc đẩy nền kinh tế (Trang 44 - 48)

1.1. Quá trình ra đời các tổng công ty 90 - 91

Các tổng công ty 90 và 91 được thành lập theo quyết định số 90/TTG ngày 7/3/1994 của Thủ tướng Chính Phủ về việc tiếp tục sắp xếp doanh nghiệp nhà nước, và Quyết định số 91/TTG Ngày li- 1994 của Thủ tướng về việc thí điểm thành lập tập đoàn kinh doanh.

Ngày 7/3/1994, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 90/TTg, yêu cầu tiếp tục làm thủ tục thành lập và đăng ký lại doanh nghiệp nhà nước chưa được sắp xếp theo nghị định số 388/HĐBT. Đồng thời tiến hành sắp xếp, thành lập và đăng ký lại các liên hiệp xí nghiệp, tổng cõng ty. Các doanh nghiệp nhà nước và liên hiệp xí nghiệp, tổng công ty không đủ điều kiện thì tiến hành sắp xếp lại theo các hình thức khác nhau (bao gồm sáp nhập, hợp nhẩt, hạ cẩp) hoặc giải thể. Qui định rõ tiêu chí thành lập mới doanh nghiệp nhà nước, tổng công ty nhà nước.

Để tạo điều kiện thúc đẩy tích tụ và tập trung, nâng cao khá năng cạnh tranh đồng thời thực hiện chủ trương xoa bỏ dần chế bộ chủ quản và sự phân biệt doanh nghiệp trung ương, doanh nghiệp địa phương và tăng cường vai trò quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, nâng cao hiệu quả củanền kinh tế ngày 7/3/1994, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 91/TTg về thí điểm thành lập tập đoàn kinh doanh.

Luật Doanh nghiệp nhà nước được Quốc hội thông qua ngày 20/4/1995 quy định "tổng công ty nhà nước được thành lập và hoạt động trên cơ sờ liên kết của nhiều đơn vị thành viên có m ố i quan hệ gắn bó với nhau về lợi ích kinh tế, còng nghệ, cung ứng, tiêu thụ, dịch vụ, thõng tin. đào tạo, nghiên cứu,

êáe tập đoàn kinh tị "Diệt QUttri oà oai trồ trứnựệe thuê ită nền kỉnh tè

tiếp thị, hoạt động trong một hoặc một số chuyên nghành kinh tế - kỹ thuật chính, nhằm tăng cường khả năng kinh doanh cùa các đơn vị thành viên và thực hiện các nhiệm vụ cảu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kổ".

Cụ thể luật doanh nghiệp nhà nước ban hành ngày 27/6/1995, Chính phù có Nghị định 39/CP ban hành Điều lệ mẫu về tổ chức và hoạt động của tổng công ty nhà nước quy định rõ quyền và nghĩa vụ cùa tổng công ty; Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát; Tổng giám đốc và bộ máy giúp việc; tập the người lao động trong tổng công ty; đơn vị thành viên của tổng công ty; quàn lý phần vốn góp vua tổng công ty và doanh nghiệp thành viên ở các doanh nghiệp khác; tài chính của tống công ty; mối quan hệ của tổng công ty với các cơ quan chức năng và cơ quan địa phương.

Chính phù Việt Nam cũng đã nhận thức được tẩm quan trọng của các công ty lớn có khả năng thúc đẩy nền kinh tế phát triển, vì vậy ngày 07-03- 1994 theo quyết định của Thủ Tướng Chính phủ số 90, 91/TTg cùa Thủ tướng Chính phủ về việc sắp xếp lại các tổng công ty và thí điểm thành lập các tập đoàn kinh doanh ở nước ta. Đây cũng là biện pháp hết sức đúng đắn, nhất quán của Đảng và Nhà nước ta, nhằm đưa đất nước vào "guồng máy" cùa sự phát triển. Theo Quyết định 90ATTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước, tổng công ty được xem xét thành lập và cho đăng ký kinh doanh khi có các điều kiện sau:

• Tổng công ty là doanh nghiệp nhà nước có ít nhất 5 đơn vị thành viên quan hệ với nhau về công nghiệp, tài chính, chương trình đẩu tư phát triển, dịch vụ cung ứng, vận chuyển tiêu thị, thông tin đào tạo.

• Toàn bộ tổng công ty có vốn pháp định trên 500 tỷ đồng, đối với một số tổng công ty trong những ngành đặc thù, tổng số vốn pháp định có thể thấp hơn nhưng không thể ít hơn 100 tỷ đồng.

• Tổng công ty hạch toán kinh tế theo một trong hai hình thức sau: + Hạch toán toàn tổng công ty, các đơn vị thành viên hạch toán báo sổ. + Hạch toán tổng hợp có phân cấp cho các đơn vị thành viên.

@áe ĩậfi đoàn kình tê'(ViĩJ Qlam oà oai trê írtìnạ ữỉệe thúc /Tài/ nền kinh

• C Ó luận chứng kinh tế - kỹ thuật về thành lập tổng công ty, có đề án kinh doanh của tổng công ty và văn bản giám định của luận chứng đó.

• Có phương án bố trí cán bộ lãnh đạo và quản lý chung đúng tiêu chuẩn, đủ năng lực điều hành toàn bộ hoạt động của tổng công ty.

• Có điều lệ tổ chức hoạt động đã được cơ quan chủ quản phê duyệt và tuân thủ thực tế.

V à quyết định 91/TTg của Thủ tướng Chính phủ xác định tập đoàn kinh tế dự định thành lập là các tổng công ty có quy m ô lớn nhất gặm ít nhất 7 đơn vị thành viên với tổng số vốn pháp định tối thiểu là Ì .000 tỷ đặng. Tập đoàn có thể thành lập trên phạm vi quốc gia, khu vực hoặc vùng. Các đơn vị thành viên của tập đoàn không phân biệt do Trung ương hay địa phương quản lý. Các đơn vị thành viên thực hiện các nhiệm vụ và có quyền hạn theo điều lệ cùa tập đàn, đặng thời phải chấp hành đúng pháp luật chung của nhà nước. Đây là điểm khác với các quy đinh pháp lý trước. Và tiếp theo quyết định 90,91/TTg là nghị định số 39/CP ngày 27-6-1995 của Chính phù ban hành điều lệ mẫu về tố chức và hoạt động của tổng công ty, Nhà nước quy định về địa vị pháp lý của tổng cõng ty, cơ cấu tổ chức quản lý, quyền hạn, trách nhiệm và cách thức hoạt động của các đơn vị quản lý tổng công ty, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức quản lý các đơn vị thành viên.

1.2. Thực trạng hoạt động trong các tổng công ty 90-91

Thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ đến tháng 2-2000 cả nước đã có 17 tổng công ty 91 do Chính phủ quản lý (do một tổng công ty đã bị hạ cấp xuống tổng công ty 90, đó là Tổng công ty Vàng bạc đá quý Việt nam) và 76 tổng công ty do các bộ quản lý với 1.392 đơn vị thành viên hoạch toán độc lập, chiếm 2 4 % tổng số doanh nghiệp nhà nước, nắm giữ 6 6 % về vốn, 6 1 % về lao động (riêng 17 tổng công ty 91 có 532 doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập, chiếm 9 % số lượng doanh nghiệp nhà nước, 5 6 % tổng vốn kinh doanh, 3 5 % lao động). Đa số các tổng công ty được tổ chức lại từ các liên hiệp xí nghiệp và tổng công ty kiểu cũ, thay thế cho khoảng 250 xí nghiệp đã được thành lập theo m ô hình cũ.

ẾỈỚỂ lập đoàn kinh tế (Việt Qlam oà oai trồ trong, tìỉệe thúc đãụ tiễn kình

Các tổng công ty cũng đã thu được một số những thành công nhất định, thể hiện ở một số chỉ tiêu kinnh tế được tăng lên qua các năm như sau:

Doanh thu năm 1996 của toàn bộ các tổng công ty đạt 140.719 tỷ đồng, chiếm 5 0 , 5 % tổng doanh thu của các doanh nghiệp nhà nước. N ă m 1997 đạt 154.311 tỷ đồng, chiếm 4 9 , 8 % tổng doanh thu của các doanh nghiệp nhà

nước. N ă m 1996 các tổng công ty đã nộp ngân sách 25.132 tỷ đồng bảng 76,9% tổng số nộp ngân sách của các doanh nghiệp nhà nước, như vậy năm

1997 nộp 27.609 tỷ đồng, bảng 8 0 % tổng số nộp ngân sách cùa các doanh nghiệp nhà nước, như vậy năm 1997 tăng 10,98% so với năm 1996. N ă m 1998, các tổng công ty 91 đã đạt được: vốn nhà nước 58.557 tỷ đồng; lao động có 603.645 người; đạt doanh thu 90.487 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế là 11.398 tỷ đổng; nộp ngân sách là 19.280 tỷ đồng. N ă m 1999, các tổng công ty 91 đã đạt được doanh thu là 122.460.373 triệu đổng; lại trước thuế là 12.189.117 triệu đổng. Nhìn chung hoạt động của các tổng công ty được thể hiện qua một số chỉ tiêu cơ bản sau:

Bảng 5. Một số chỉ tiêu cơ bản về các tống công ty 90 và 91

Tổng sô So sánh (a) Tổng công ty 91 So sánh (a) Tổng cõng ty 90 So sánh (a) Số tổng công ty 93 - 17 - 76 - Số doanh nghiệp thành viên 1.392 24% 542 10% 860 14% Số lao động (nghìn người) 1.037 6 1 % 603 35,7% 434 25,3% Lượng vốn từ ngân sách(tỹ đồng) 76.812 6 6 % 51.208 4 4 % 25.604 22% Vốn bình quăn mội tổng công ty 3.882 280

Nguồn: Ban đổi mới quản lý các doanh nghiệp Trung ương- nay là Ban chí đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp.

(a) so sánh với chi tiêu tương ứng trong toàn bộ khu vực doanh nghiệp nhà

nước đến cuối tháng 2-2000

@áe. tập đoàn kinh'(Ị)iỉỉ Qlatn oà oai trồ irtìnự ữiệe thúc itẩụ nền kinh tè

Bảng 6: Thực trạng các tổng công ty 9ỉ

Một phần của tài liệu Các tập đoàn kinh tế Việt Nam và vai trò trong việc thúc đẩy nền kinh tế (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)